Theo các chuyên gia cho biết, trẻ em từ các nước như Việt Nam đã bị đưa tới Anh, bắt làm việc nặng nhọc ở hàng trăm trang trại trồng cần sa xung quanh Luân Đôn.
Từ năm 2016 cho tới nay, bình quân cứ hai ngày lực lượng cảnh sát Scotland Yard lại phát hiện ở đó những trang trại trồng cần sa bất hợp pháp.
Với việc phát hiện trồng cần sa bất hợp pháp, các nhà điều tra nhiều lần đã gặp những đứa trẻ bị giữ ở đó như nô lệ. Chúng thường phải sống trong những điều kiện nguy hiểm. Đặc biệt là có rất nhiều trẻ em Việt Nam bị giữ làm nô lệ. Những đứa trẻ này được giao nhiệm vụ trông coi các trang trại này, nếu các băng đảng thù địch xáp lại gần. Nếu như trước đây, người ta thường phát hiện trang trại trồng cần sa ở các khu công nghiệp, thì giờ đây thường tìm thấy ở những gian áp mái của nhà ở.
Trong năm qua, người ta đã chuyển giao hơn 2.000 nạn nhân của hành động được cho là buôn bán trẻ em cho các nhà chức trách, tăng 66% so với năm trước đó. Đa số những người liên quan là nạn nhân của việc bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức hoặc một hình thức khác của việc buộc làm nô lệ trong nhà.
Phát biểu với báo „Evening Standard“, thanh tra hình sự Lee Hill cho biết: „Tôi đã tìm thấy những đứa trẻ bị bóc lột. Chúng ở đó để canh gác tài sản cho chủ“.
Đặc biệt ở miền nam Luân Đôn, ở Croydon đã phát hiện được rất nhiều trang trại trồng cần sa. Ông Hill lưu ý rằng tỉ lệ tội phạm ở đó rất cao và có nhiều tội phạm băng đảng.
„Tôi nghĩ rằng, chúng ta có thể rút ra mối liên hệ với tội phạm băng đảng. Một số vụ được phát hiện nằm trong khu vực của những tên tội phạm băng đảng. Nhiều vụ có thể thấy đây là tội phạm có tổ chức“.
Jakub Sobik là phát ngôn viên của tổ chức chống nô lệ quốc tế (Anti-Slavery International), khi phát biểu với hãng tin Reuters, ông đánh giá tình trạng này là „cực kỳ đáng lo ngại“. Nhiều chỉ dấu cho thấy là có thể „có hàng nghìn trẻ em và những người trẻ bị bắt cóc từ Việt Nam và bị những băng đảng tội phạm vô lương tâm lợi dụng“. Tổ chức ECPAT UK là tổ chức chống việc bắt cóc trẻ em.
Bà Chloe Setter, lãnh đạo tổ chức này chỉ trích rằng trẻ em đã bị biến thành nạn nhân kép. Thay vì coi chúng là „nạn nhân của tình trạng nô lệ hiện đại“, người ta lại đối xử với chúng như những tên tội phạm. Bà Setter lấy ví dụ trường hợp một thiếu niên Việt Nam, người đã bị bắt cóc từ một trại trẻ mồ côi ở Việt Nam. Nhưng Chính phủ Anh đã từ chối không cho cậu bé được quyền lưu trú.
Nguồn theo báo Deutsch: https://deutsch.rt.com/europa/74836-minderjaehrige-sklaven/
Thu Phương – Thoibao.de
>> Cảnh sát liên bang Đức phát hiện 26 người Việt được giấu trong xe bus
>> Tuyên bố của Will Nguyen sau khi rời khám Chí hòa tại TP.Hồ Chí Minh
>> Tuyên bố của EU tại Việt Nam về việc kết án gần đây đối với ông Lê Đình Lượng
>> Cách mạng tháng 8 năm 1945 „Cướp chính quyền tại Việt Nam“ và ngày nay „Cướp người tại Đức“
>> Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?
>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón một cách lạnh nhạt tại Pháp