Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rời khỏi Việt Nam cùng tâm trạng rối bời. Đối nội ngổn ngang với cắt giảm, sát nhập các bộ ngành từ trung ương đến địa phương. Đối ngoại chịu sức ép ngày càng lớn với các tình huống khó lường trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Khi chiếc máy bay chở khách màu xanh của hãng hàng không Vietnam Airlines được trưng dụng ít ngày làm chuyên cơ chở đoàn công tác Chính phủ hạ cánh chiều 14.10 xuống sân bay Vienne của Cộng hòa Áo thuộc châu Âu, thì cũng là lúc Thủ tướng Phúc phải đối mặt thêm với nhiều mối lo, đối phó với những ánh mắt đầy nghi ngờ của các lãnh đạo những nước châu Âu, khi cuộc điều tra về vụ bắt cóc một công dân Việt Nam tại Berlin do Bộ Công an Việt Nam gây ra vẫn đang được 4 nước Đức, Pháp, Séc , Slovakia tích cực tiến hành và đưa ra các biện pháp phòng vệ, bảo đảm an ninh cho công dân những nước này tránh gặp phải các hành động vô pháp từ mật vụ nước ngoài.
Bị cáo Nguyễn Hải Long là công dân Việt Nam, trước Tòa thượng thẩm Berlin đã nhận tội tiếp tay cho trung tướng Đường Minh Hưng cùng nhiều cán bộ ĐSQ VN ở Berlin tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thủ đô Berlin vào buổi sáng 23.7.2017. Tại thời điểm này Tòa án liên bang Đức vẫn đang xem xét đơn kháng nghị phúc thẩm của bị cáo Long và sẽ ra phán quyết cuối cùng vào cuối năm nay.
Từ Slovakia, hôm 25/09/2018 Ngoại trưởng Miroslav Lajčak của Slovakia đã chất vấn Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bên lề Hội nghị Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York. Ngay sau đó Slovakia đã quyết định khởi tố vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Có lẽ vì vậy, đội mật vụ đi theo đoàn công tác của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần này được thay thế bằng đội hình hoàn toàn mới mà tháp tùng là Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam. Điều khác với chuyến đi dự G20 tới Đức vào tháng 7.2017, họ cũng không xin phép mang theo súng ngắn.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel sẽ là người mà Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc phải gặp vào 2 ngày 18 và 19.10 ngay tại Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12 ở Brüssel. Không biết bà Merkel sẽ có cảm giác như thế nào, khi gặp lại người đã đưa ra lời thỉnh cầu trực tiếp với bà về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, bên lề Hội nghị G20 tại Hamburg hồi tháng 7 năm ngoái, nhưng sau đó 2 tuần đã thực hiện hành vi cướp người khi thỉnh cầu không được.
Bên cạnh đó Thủ tướng Pháp, Séc, Slovakia và Ba Lan cũng sẽ là những người ông Phúc sẽ phải giáp mặt, đây là sức ép tâm lý rất lớn với vị Thủ tướng của Việt Nam, người vốn chưa có cách đôi xử chuyên nghiệp trong quan hệ quốc tế cùng khả năng ngoại ngữ yếu kém của mình sẽ càng bất lợi trong giao tiếp với các nguyên thủ của những quốc gia văn minh.
Trong chuyến đi châu Âu từ ngày 14 đến 21-10, ngoài Hội nghị ASEM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Ðan Mạch, nhưng các nước như Đức, CH Séc, Slovakia mà Trịnh Xuân Thanh đã quá cảnh khi „tự nguyện về nước đầu thú“ hồi cuối tháng 7 năm ngoái, thì ông Phúc nay không dám đặt chân tới.
Lê Anh – Thoibao.de
>> Fitch hạ xếp hạng Vingroup từ ổn định xuống tiêu cực ngay sau khi Phạm Nhật Vượng làm ô tô
>> Việt Nam trong đàm phán sắp tới có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?
>> Nhất thể hóa: Ván cờ lấp lửng nước đi của TBT Nguyễn Phú Trọng
>> Chế độ Cộng sản sụp đổ, Quân đội và An ninh bắn nhau, Tổng bí thư bị xử tử
>> Chính phủ Đức mạnh mẽ lên án Nga đứng sau các vụ tấn công mạng vào nước này
>> Pháp điều tra vụ mất tích của Chủ tịch tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol sau khi về Trung Quốc
>> Nữ chủ quán người Việt bị cướp sạch tiền bán hàng ngay trước cửa nhà tại Berlin
>> VinFast sản xuất xe ô tô Việt Nam với công nghệ Đức – Đó là xe BMW made in Vietnam
>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Thủ tướng Slovakia đe dọa Việt Nam sẽ bị các hậu quả về ngoại giao
>> Phim phóng sự của Đài RTV Slovakia về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
>> Tham tán ngủ ở Liên Hiệp Quốc: Người chụp hình nói gì
>> Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tất cả các nước trên thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa xã hội
>> Từ thợ làm móng tay chuyển sang trồng cần sa tại Đức và xây chùa ở Việt Nam
>> Bức ảnh hay nhất năm 2018 về mối quan hệ giữa hai nước Đức – Việt