Ông Trọng lên ngôi và cơ hội nào cho cải cách ở Việt Nam?

Tổng bí thư Đảng CS, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ trước Quốc hội Việt Nam hôm 23.10.2018

Hà Nội, Việt Nam – Ngày 23.10.2018, như dự liệu, những lá phiếu tại hội trường Diên Hồng đã đưa Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước, củng cố quyền lực của người nắm giữ nhiều chức danh chính trị cấp cao nhất ở Việt Nam.

Trọng, 74 tuổi, là người đầu tiên cùng lúc nắm giữ hai vị trí trong tứ trụ kể từ sau thời ông Hồ Chí Minh nắm quyền trong các thập niên 1950, 1960. Người tự nhận là “phận mỏng, cánh chuồn” này kế thừa Trần Đại Quang đã chết trong tháng trước với nguyên nhân được cho là “dính vi rút lạ”.

Đặt tay lên bản Hiến pháp, Trọng tuyên bố trong lễ nhậm chức sẽ “tuyệt đối trung thành với đất nước, nhân dân và hiến pháp.” Ông nói trong bài phát biểu rằng mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Sau đó, ông lại thú nhận trình độ, năng lực, sự hạn chế của mình là rất rõ, hiểu biết không đáp ứng được yêu cầu nên rất lo.”

Nhiều nhà bình luận đặt câu hỏi tại sao Trọng biết mình trình độ, năng lực kém, sức khoẻ yếu, không đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn cơ cấu cho Quốc hội tổ chức cuộc bầu cử Chủ tịch nước với một ứng viên là ông và với kết quả gần như tuyệt đối 97,79% số phiếu bầu?!

Đầu tháng 10, Ban chấp hành Trung ương đề cử Trọng là ứng viên duy nhất cho chức vụ Chủ tịch nước. Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu tại Hà Nội cho rằng Trọng nắm giữ cả chức vụ Tổng bí thư lẫn Chủ tịch nước có thể làm suy yếu truyền thống “lãnh đạo tập thể”, vốn được xem là dân chủ hơn chế độ độc đảng của Trung Quốc.

Khi quyền lực tập trung trong tay một cá nhân, có thể có xu hướng tiêu cực theo cách làm giảm lãnh đạo tập thể bên trong Đảng,” Giang nói.

Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quang A bình luận: “Ông Tổng Bí thư ông ấy lấn quyền sang, thật sự ông ấy là 1 người Đảng trưởng, chỉ có vai trò trong Đảng của ông ấy mà thôi nhưng thật sự ông ấy hành xử như 1 nguyên thủ quốc gia, chỉ đạo đủ mọi thứ, lấn sang cả chức năng ngoại giao của ông Chủ tịch nước.”

Trong suốt thời gian dài, Việt Nam không có một nhà lãnh đạo tối cao duy nhất. Đất nước được điều hành dưới sự lãnh đạo tập thể của Đảng Cộng sản. Bốn chức danh cao nhất của Việt Nam, thường được gọi là tứ trụ (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tưởng và Chủ tịch quốc hội) phân chia quyền lực và sức ảnh hưởng. Mỗi gian đoạn cụ thể lại có những người chiếm ưu thế hơn, ví dụ như ông Lê Duẩn hay Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Tuy nhiên, bằng một loạt các bước đi có toan tính cẩn trọng, nhất là dưới ngọn cờ chống tham nhũng, Trọng đã dần dần thâu tóm quyền lực về phía mình.

Theo Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, nhận định rằng việc chống tham nhũng sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. “Với sức mạnh tổng hợp của mình, có khả năng Trọng sẽ tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng đã đề ra – yếu tố then chốt đã giúp ông thâu tóm quyền lực và đắc cử chức vụ Chủ tịch nước.”

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc trong một hội nghị về Biển Đông

Đánh giá về tác động trước mắt của việc nhất thể hoá đến Việt Nam, Carlyle A. Thayer cho rằng tác động trực tiếp sẽ được cảm nhận trong các mối quan hệ đối ngoại. Ông Trọng giờ đây có thể gặp gỡ những nguyên thủ quốc gia khác trên cơ sở bình đẳng về nghi thức ngoại giao. Trọng giờ có khả năng tham gia các cam kết quốc tế với các lãnh đạo nước ngoài trong một tuyên bố chung chính thức.

Điều quan trọng là việc nhất thể hoá này có tạo ra tiền lệ chính trị ở Việt Nam trong tương lai hay không. Tình huống chuyển từ tứ trụ thành tam trụ càng củng cố ưu thế của những người vốn trung thành và lợi ích gắn với hệ tư tưởng độc đảng trong khi thiếu năng lực điều hành, quản lý đất nước. Trái lại, một số nhà kỹ trị có xu hướng cởi mở sẽ dè dặt hơn với các ý tưởng cải cách. Đời sống chính trị Việt Nam sắp tới sẽ chủ yếu vật lộn với cái lò đốt tham nhũng của ông Trọng, mà thực chất là đấu đá, thương lượng giữa các phe phái, thay vì tìm hướng đi cho đất nước trong bối cảnh của một thế giới đang có nhiều biến động lớn.

Hồng Việt – Thoibao.de



>> Có phải Việt Nam đang di chuyển về chế độ tập quyền?

>> Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Nhà báo Khashoggi bị mật vụ phân xác thành 15 mảnh bằng cưa xương khi vào làm thủ tục trong lãnh sự quán

>> Slovakia đe dọa sẽ tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Bộ trưởng Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng một hộ chiếu giả

>> Sách lược của nhà cầm quyền Việt Nam: Cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào tranh đấu trong nước

>> Chính phủ Việt Nam đã phải trả lại tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( Blogger Mẹ Nấm )

>> Thủ tướng Áo nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

>> Thủ tướng Đức sẽ gặp ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12

>> Fitch hạ xếp hạng Vingroup từ ổn định xuống tiêu cực ngay sau khi Phạm Nhật Vượng làm ô tô

>> Việt Nam trong đàm phán sắp tới có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

>> Nhất thể hóa: Ván cờ lấp lửng nước đi của TBT Nguyễn Phú Trọng  

>> Chế độ Cộng sản sụp đổ, Quân đội và An ninh bắn nhau, Tổng bí thư bị xử tử 

>> Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội CHXHCN Việt Nam Thân Đức Nam song ca “Thành phố buồn” cùng Ca sĩ Chế Linh vừa từ hải ngoại trở về

>> Chính phủ Đức mạnh mẽ lên án Nga đứng sau các vụ tấn công mạng vào nước này

>> Pháp điều tra vụ mất tích của Chủ tịch tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol sau khi về Trung Quốc

>> Nữ chủ quán người Việt bị cướp sạch tiền bán hàng ngay trước cửa nhà tại Berlin

>> VinFast sản xuất xe ô tô Việt Nam với công nghệ Đức – Đó là xe BMW made in Vietnam 

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Thủ tướng Slovakia đe dọa Việt Nam sẽ bị các hậu quả về ngoại giao