Cảnh sát Slovakia tiếp tục điều tra Tô Lâm và đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam

Ông Petar Lazarov -Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Slovakia phát biểu về việc tiếp tục điều tra Thượng tướng Tô Lâm và đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam có thể đã mượn máy bay, lợi dụng vào việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh 
Tô Lâm và cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kaliňák trong một buổi diễn tập chống biểu tình, bạo động tại Slovakia vào tháng 3.2017

Về việc cảnh sát Slovakia vẫn tiếp tục điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tờ nhật báo Dennik N của Slovakia cũng trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các thanh tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra “những người châu Á – mà có nhiều khả năng nhất là các công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin.

Cuộc điều tra của cảnh sát Đức về vụ bắt cóc vẫn chưa kết thúc, một tòng phạm (Nguyễn Hải Long) đã bị kết án.

Cảnh sát Slovakia chưa thẩm vấn ông Lê Hồng Quang, vì ông ta không còn sống ở Slovakia. Nhưng ông vẫn là công dân Slovakia (mang quốc tịch Slovakia) và cảnh sát ít nhất cũng có thể thẩm vấn ông ta thông qua trợ giúp pháp lý từ nhà nước Việt Nam.

Vào ngày 12.10.2018, điều tra viên của thanh tra Bộ Nội vụ đã bác bỏ đơn tố cáo hình sự về việc các viên chức chính phủ Slovakia lạm dụng chức vụ trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra khỏi EU bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia.

Điều tra viên đã đi đến quyết định này vì không có bằng chứng để khởi tố hình sự hoặc các truy tố khác“, bộ phận báo chí của Bộ Nội vụ nói với hãng thông tấn SITA của Slovakia. Quyết định này sau đó đã bị khiếu nại, đơn khiếu nại được chuyển lên cấp cao hơn xem xét, cuối cùng “công tố viên thượng thẩm đã bác bỏ đơn khiếu nại này“ hồi thứ 6 cuối tuần qua (30.11.2018).

Ngoài người cung cấp thông tin (cũng là người đưa đơn tố cáo nêu trên), các nhà điều tra Slovakia đã thẩm vấn 23 cảnh sát và viên chức chính phủ Slovakia, ngoài ra còn yêu cầu báo cáo từ 15 cơ quan như bộ phận kiểm soát biên giới ở Ružinov, sân bay Bratislava, cơ quan tình báo SIS, cơ quan tình tình báo quân sự.

Theo bản kết luận điều tra (ra ngày 12.10.2018) thì cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kaliňák hoặc một trong những cảnh sát viên hoặc những viên chức khác đã không tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Như vậy sau gần 3 tháng điều tra, Slovakia đã đình chỉ điều tra các nghi can người Slovakia (cảnh sát và viên chức chính phủ) về việc lạm dụng chức quyền. Tuy nhiên, các nhà điều tra Slovakia không loại trừ sự nghi ngờ rằng phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu đã thực sự lạm dụng chuyên cơ của chính phủ Slovakia để đưa nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen. Do đó, cảnh sát Slovakia tiếp tục điều tra vụ bắt cóc này. “Bất kỳ hạn chế nào về quyền tự do cá nhân của một công dân Việt Nam do người của nước ông ta thực hiện thì vẫn đang được điều tra, và sẽ bị truy tố hình sự về vụ việc này“, ông Petar Lazarov -Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Slovakia- cho biết.

Ông Lê Hồng Quang, cựu Đại biện lâm thời Đại Sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam đang trốn tại Hà Nội.
Bài tường thuật của tờ Pravda ra ngày 30.11.2018 về việc đình chỉ điều tra các viên chức chính phủ Slovakia, nhưng vẫn tiếp tục điều tra những nghi can người Việt Nam

Về việc cảnh sát Slovakia vẫn tiếp tục điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tờ nhật báo Dennik N của Slovakia cũng trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các thanh tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra “những người châu Á – mà có nhiều khả năng nhất là các công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam“, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin.

Theo lời khai của ông Radovan Čulák – Vụ trưởng Lễ tân của Bộ Nội vụ và cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Kaliňák trong các cuộc thẩm vấn, thì Lê Hồng Quang đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức cuộc họp giữa 2 phái đoàn Việt Nam và Slovakia tại khách sạn Bôrik để ngụy trang cho việc đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Cảnh sát chưa thẩm vấn ông Quang, vì ông ta không còn sống ở Slovakia. Nhưng ông vẫn là công dân Slovakia (mang quốc tịch Slovakia) và cảnh sát ít nhất cũng có thể thẩm vấn ông ta thông qua trợ giúp pháp lý từ nhà nước Việt Nam.

Cuộc điều tra của Đức về vụ bắt cóc vẫn chưa kết thúc, một tòng phạm (Nguyễn Hải Long) đã bị kết án. Slovakia vẫn chưa đóng băng quan hệ với Việt Nam, mặc dù hiện nay Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội không có đại sứ mà chỉ có người đại diện. Bộ trưởng Ngoại giao Miroslav Lajcak cũng yêu cầu Bộ trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh giải thích, nếu không đi bằng chuyên cơ của Slovakia thì Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đã về nước bằng cách thức như thế nào, bằng con đường nào?

Cho đến nay vẫn chưa nhận được trả lời. Ông Lajčák nói rằng ông đang chờ sự trả lời chính thức của phía Việt Nam và sau đó sẽ hành động.

Bà Denisa Sakova, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia và ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức trước cuôc hội đàm tại Berlin về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)



>> Đức: Nhiều năm tù dành cho người Việt Nam buôn lậu thuốc lá 

>> Đình chiến thương mại Mỹ Trung 90 ngày để chờ ông Tập chuyển tâm hồi hướng?

>> Sau vu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, An ninh Đức phát hiện mật vụ nước ngoài tăng cường các hoạt động gián điệp tại Đức

>> Đức: Ba người Việt Nam bị bắt vì làm chui trong tiệm Nails ở Fulda

>> Từ Phất Lộc đến Weimar- ngoại truyện

>> Sau cuộc gặp tại G20, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có khả năng bùng phát dữ dội hơn

>> Bắc Kinh đang trong tiến trình đầu hàng Washington, và các hành động cứng rắn chỉ là giả tạo 

>> Vinh danh 12 Trưởng Phó phòng báo Thanh Niên chấp nhận mất chức chứ nhất quyết không chịu vào Đảng Cộng sản Việt Nam

>> Đông nam Á sẽ phải hối tiếc vì từ bỏ các quyền chính trị để đổi lấy tăng trưởng kinh tế

>> Cảnh sát liên bang Đức tiến hành chiến dịch lớn chống kết hôn giả của người Việt

>> Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý 

>> Báo chí quốc tế đưa tin về vụ Lê Thu Hà bị trục xuất khỏi Việt Nam về lại Đức

>> Tin mới nhất: Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và bị trục xuất về lại Đức 

>> Lê Thu Hà, người cộng sự của LS Nguyễn Văn Đài, đã tự ý trở về Việt Nam, sau hơn 5 tháng được chính phủ Đức nhận sang Đức

>> Vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam không hề giống Tập Cận Bình 

>> Hải quan, thuế vụ tăng cường kiểm tra các tiệm Nails của người Việt tại Đức

>> Hợp đồng 5,7 tỷ Euro từ Viêt Nam: Hãng hàng không giá rẻ VietJet mua 50 máy bay Airbus A321 neo

>> Đức: Một người Việt Nam bị đâm bằng dao ngay trước cửa siêu thị 

>> Chiến dịch chống lại những người phê phán Facebookquyền

>> Bất chấp những đe dọa, Ngoại trưởng Đức vẫn đề cập đến vấn đề nhân