Đại diện CHLB Đức tại Liên Hiệp Quốc hôm 22.1.2019 đã nêu các quan ngại về quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp, đối với những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Đây là buổi họp kiểm điểm về nhân quyền lần thứ ba trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại Genève – Thuỵ Sĩ, theo cơ chế Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về Nhân Quyền (gọi tắt là Universal Periodic Review – UPR). Cứ khoảng bốn năm một lần, các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc tới Hội Đồng Nhân Quyền LHQ tại Genève để đối thoại về tình hình nhân quyền tại nước mình.
Cơ chế Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về Nhân Quyền tạo cơ hội cho mỗi thành viên báo cáo về các hoạt động đã làm để cải thiện tình trạng nhân quyền tại nước mình và mức độ hoàn thành các cam kết pháp lý trong lĩnh vực nhân quyền.
Sau phần Việt Nam báo cáo, là phần góp ý của các nước và đưa ra những khuyến nghị. Đại diện nước CHLB Đức đã phát biểu ý kiến (xem Clip từ phút thứ -24:12) với các khuyến nghị như sau:
„Rất hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về giáo dục, về xóa đói giảm nghèo, về bình đẳng giới, về giảm các tội danh chịu án tử hình, và hội nhập khác.
Chúng tôi quan ngại về quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp, đối với những người bảo vệ nhân quyền, và khuyến nghị:
- thứ nhất là rà soát lại tất cả các điều khoản ảnh hưởng tới quyền tự do biểu đạt là điều 79, 88 trong luật hình sự. (Chú thích – Điều 79 Luật Hình sự cũ: “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, Điều 88 luật hình sự cũ: “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”)
- thứ hai là giảm các tội chịu án tử hình, loại bỏ các án tử hình áp dụng đối với các tội như gián điệp hoặc chống chính phủ.
- thứ ba là hợp tác với UN các thủ tục đặc biệt
- và thứ tư là tăng cường tiếp cận đối với giáo dục nghề, đặc biệt đối với các nhóm dễ tổn thương“.
Trong một diễn biến khác trước đó, hôm 16.01.2019 Khối nghị sĩ đảng Xanh trong Quốc hội Liên Bang Đức đã gửi bản dự thảo nghị quyết tới Quốc hội Liên bang Đức, yêu cầu Chính phủ Đức không chấp thuận Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) và đề cập tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn vô cùng đáng lo ngại.
Trụ sở Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève – Thuỵ Sĩ
Hiếu Bá Linh – Thoibao.de tổng hợp
>> „Con tàu Việt Nam đi không bao giờ đến“
>> Giám mục Úc gốc Việt lên tiếng về vụ Lộc Hưng
>> Chỉ số dân chủ của năm 2018 – Việt Nam được xếp vào hạng quốc gia độc tài
>> Sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ „ giết chết“ Vịnh Hạ Long
>> Ba Lan bắt giám đốc Huawei về tội “làm gián điệp”
>> Liên minh châu Âu: Hãy hoãn bỏ phiếu về Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam
>> Bà Thân Thị Thư, trưởng Ban tuyên Giáo Thành ủy TP.HCM ăn mít khi gặp mặt báo chí
>> Facebook phản bác lại tuyên bố của Chính phủ Việt Nam
>> Dân cần thông tin rõ ràng, minh bạch!
>> Báo chí châu Âu đưa tin người Việt Nam ăn óc của con voọc còn đang sống