EU đã chỉ ra sự gia tăng các vụ bắt giữ và kết án cũng như những hạn chế trong quyền tự do đi lại của những nhà bảo vệ nhân quyền kể từ năm 2016. Cùng với việc đề cập tới một số trường hợp cá nhân cụ thể, EU cũng đưa ra tuyên bố về kỳ vọng rằng tất cả các quyền của những người bị giam giữ cần được tôn trọng phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và các điều khoản về nhân quyền quốc tế, đồng thời nhắc lại rằng tất cả những cá nhân bị bắt giam vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa trên mạng hay không qua mạng cần phải được trả tự do.
Đầu tuần này, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã tổ chức cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 8.
Đối thoại lần này cho phép sự thảo luận cởi mở về một phạm vị rộng các vấn đề nhân quyền có liên quan tới quyền tự do biểu đạt (trực tuyến và ngoại tuyến), an ninh mạng, án tử hình, quyền lao động, môi trường và hợp tác trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc bên cạnh các vấn đề khác. Trước cuộc đối thoại đã diễn ra các cuộc tham vấn với xã hội dân sự tại châu Âu và Việt Nam.
Bên cạnh việc công nhận một cách đẩy đủ những tiến bộ của Việt Nam trong các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm cả vấn đề giảm nghèo và tiếp cận với các dịch vụ y tế và giáo dục, EU nhấn mạnh vào sự cần thiết đạt được tiến bộ quan trọng trong các quyền về chính trị và dân sự.
EU đã chỉ ra sự gia tăng các vụ bắt giữ và kết án cũng như những hạn chế trong quyền tự do đi lại của những nhà bảo vệ nhân quyền kể từ năm 2016. Cùng với việc đề cập tới một số trường hợp cá nhân cụ thể, EU cũng đưa ra tuyên bố về kỳ vọng rằng tất cả các quyền của những người bị giam giữ cần được tôn trọng phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và các điều khoản về nhân quyền quốc tế, đồng thời nhắc lại rằng tất cả những cá nhân bị bắt giam vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa trên mạng hay không qua mạng cần phải được trả tự do.
Sự thúc đẩy nhân quyền tại các diễn đàn quốc tế và sự cần thiết thực hiện một cách có hiệu quả những khuyến nghị của các cơ quan nhân quyền quốc tế cũng đã được nêu lên. Phía EU thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi những khuyến nghị được nêu trong Báo cáo Định kỳ Phổ quát (UPR), đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm tối ưu trong các quá trình rà soát pháp luật. Ngoài ra, EU còn khuyến khích Việt Nam đưa ra lời mời thường trực dành cho các Thủ tục Đặc biệt của LHQ.
Liên minh châu Âu nhắc lại vai trò rất quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người cũng như trong việc tăng cường sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Sau cuộc Đối thoại Nhân quyền, chuyến tham quan Nghị viên châu Âu kéo dài một ngày đã được tổ chức.
Đoàn đại biểu EU do Ông David Daly, Trưởng ban Đông Nam Á thuộc Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) dẫn đầu cùng Bà Luisa Ragher, Trưởng ban Nhân quyền thuộc EEAS. Phái đoàn Việt Nam do Ông Đỗ Hùng Việt, Quyền Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng với các vị đại diện đến từ các cơ quan, bộ ngành khác nhau.
Vòng Đối thoại Nhân quyền EU-Vietnam lần thứ 9 dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội.
EU-VIETNAM HUMAN RIGHTS DIALOGUE
Link: https://eeas.europa.eu/headquarters/headquarters-homepage/59036/8th-eu-vietnam-human-rights-dialogue_en?fbclid=IwAR2FnoaqgOxbAmNF3TJHCziHgjUeBellGee-DkPxvCgc06F2gWXKiAxMsiM
PHỤ LỤC: Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ là gì?
Thủ tục đặc biệt nhằm thực hiện việc điều tra những tình huống vi phạm quyền diễn ra ở một quốc gia hoặc trong một khu vực cụ thể, thông qua các Nhóm công tác (working group) hoặc các Báo cáo viên đặc biệt (special rapporteur), hay Chuyên gia độc lập (independent expert).
Trong một số trường hợp, Tổng Thư ký LHQ cũng có thể chỉ định các Đại diện đặc biệt (special representative) để thực hiện nhiệm vụ này. Thủ tục đặc biệt được thực hiện theo hai hình thức:
a) điều tra những vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền mà không hạn chế về lãnh thổ, gọi là điều tra theo chủ đề – thematic procedures. Chẳng hạn như Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo, Nhóm công tác về các vụ bắt giữ tuỳ tiện…;
b) điều tra những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở một quốc gia, gọi là điều tra theo quốc gia – country-based procedures. Chẳng hạn như Báo cáo viên đặc biệt về Campuchia, Báo cáo viên đặc biệt về CHDCND Triều Tiên…
Các Báo cáo viên này hoặc Nhóm công tác có thẩm quyền:
1) thực hiện các chuyến thăm quốc gia (khi được quốc gia mời);
2) nhận các khiếu nại từ các cá nhân cho rằng mình là nạn nhân của sự vi phạm các quyền con người;
3) hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các nghiên cứu chuyên đề;
4) báo cáo hàng năm đến Hội đồng Nhân quyền LHQ và Đại hội đồng LHQ.
>> Tổ chức Phóng viên không biên giới gọi Nguyễn Phú Trọng là Tên tội phạm của Tự do Báo chí
>> Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam và Hiệp định Thương mại tự do EVFTA
>> Nghị viện châu Âu và Hiệp định Tự do Thương mại EU – Việt Nam
>> Lời mời tham quan các địa điểm, nơi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin
>> Người Việt Nam bị đưa ra tòa Berlin với tang vật 5 kg ma túy đá trị giá 390.000 Euro
>> Thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un lần 2: Nhiều lạc quan, ồn ào, không kết quả
>> Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sắp đi thăm Đức không chính thức
>> Trong vòng 2 tuần, Bia mộ của Karl Marx đã bị phá hoại 2 lần
>> Ngày càng nhiều người nước ngoài được đưa lậu vào Đức bằng giấy tờ giả
>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Cảnh sát Đức đang có mặt tại Slovakia thẩm vấn 14 nhân chứng