Một ủy ban của Quốc hôi Canada đưa ra cảnh báo về sự can thiệp từ nước ngoài; trong khi cũng có một báo cáo tương tự như vậy tại Anh chưa chính thức được công bố.
Có một “mối đe dọa là rõ ràng và đang tiếp diễn” do “sự can thiệp đáng kể và liên tục từ nước ngoài” vào lĩnh vực công ở Canada, Chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh, Quốc hội Canada nói với BBC.
Dân biểu David McGuinty phát biểu như vậy khi ủy ban của ông công bố bản Báo cáo thường niên, trong đó đưa ra một phác thảo chi tiết về những mối đe dọa, cũng như đệ trình chi tiết các khuyến nghị về những gì chính phủ nên làm để ứng phó với mối nguy nói trên.
Sự can thiệp từ nước ngoài này gồm một số hình thức như tác động vào tiến trình bầu cử, vào quá trình ra quyết định của chính phủ, vào nền tự do học thuật và truyền thông.
Nga và Trung Quốc được cho là chịu trách nhiệm cho những sự can thiệp này. Mặc dù thế, Nga và Trung Quốc luôn phủ nhận các cáo buộc nói trên về sự can thiệp của họ.
Ông McGuinty bình luận như vậy, trong khi đó ở Anh một báo cáo với kết luận tương tự của Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội Anh vẫn chưa công bố báo cáo về sự can thiệp của Nga, dù bản báo cáo này đã hoàn thành từ một năm về trước.
Mối rủi ro nước ngoài đang đe dọa hệ thống chính trị Canada.
Trên thực tế, các mối đe dọa từ sự can thiệp của nước ngoài thường được ẩn giấu, báo cáo của Ủy ban này viết và chỉ ra một loạt các hoạt động ẩn giấu như vậy.
Mối đe dọa ấy bao gồm cách các quốc gia nước ngoài cố gắng và sử dụng sự dối lừa để mua chuộc các chính trị gia, gây ảnh hưởng lên việc đưa tin của các phương tiện truyền thông, giám sát một số cộng đồng sắc tộc cụ thể nào đó, quấy rối các nhà bảo vệ nhân quyền và can thiệp vào các quyền tự do hội họp, tự do thông tin và học thuật.
Nga bị cáo buộc đã dính líu vào các hoạt động gây ảnh hưởng lên hệ thống chính trị của Canada, để tác động vào việc ra quyết định của chính phủ và gây ảnh hưởng đến dư luận.
Cùng với những điều đó, còn có một loạt các “rủi ro đáng kể đối với các quyền và tự do của người Canada và chủ quyền của đất nước” gồm “sự khả năng xói mòn các tổ chức dân chủ của chúng tôi“, ông McGuinty nói.
Một số chi tiết cụ thể của các hoạt động như vậy đã được điều chỉnh lại hoặc kiểm duyệt, bởi chúng chứa thông tin nhạy cảm.
Ông McGuinty cũng cho biết rằng, ủy ban của ông đã chỉ ra cách chính phủ cần làm gì để có thể “lật ngược thế cờ“.
Các biện pháp đối phó bao gồm:
- tăng cường kết nối và minh bạch hơn trong thông tin với công chúng;
- thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ trong việc nhận biết và thấu hiểu các mối đe dọa;
- và cải thiện sự tham gia của các địa phương cũng như các trường đại học.
Đây là những ‘Mối đe dọa ngấm ngầm’ khó nhận diện theo cách thông thường.
Ủy ban này của Quốc hội Canada cũng đang xem xét cách các đồng minh khác như Hoa kỳ đã giải quyết vấn đề này như thế nào.
Hoa Kỳ được xem là có âm mưu can thiệp từ nước ngoài cao nhất, với việc các quan chức tình báo và thực thi pháp luật nước này nói rằng, Nga đã cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Một báo cáo từ Ủy ban Tình báo và An ninh của Anh, trong đó có đề cập đến sự can thiệp của Nga, đã hoàn thành vào tháng 3 năm ngoái và được gửi cho thủ tướng vào tháng 10 nhưng không được công bố trước cuộc bầu cử.
Một ủy ban mới vẫn chưa được thành lập, và ủy ban này sẽ phải đưa ra quyết định về việc có nên công bố báo cáo hay không và nếu có, thì công bố dưới hình thức nào.
Ông McGuinty, Chủ tịch Ủy ban tương đương của Canada, nói rõ rằng, ông cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn là việc công chúng hiểu rõ những gì đang diễn ra.
“Chúng tôi nghĩ rằng, việc kết nối với người dân Canada là rất quan trọng và khiến họ hiểu rõ bản chất của mối đe dọa này“, ông nói.
“Ở một số khía cạnh, đây là một mối đe dọa ngấm ngầm. Đây là một vấn đề mà người Canada chưa hoàn toàn hiểu rõ, bởi chúng không được đề cập đúng mức. Và chúng tôi rất hy vọng, điều này sẽ châm ngòi cho những tranh luận.”
Hồi cuối năm 2019 báo New York Times cũng có bài phân tích nói rằng Chính phủ Australia đang đối mặt với nỗi lo Trung Quốc can thiệp.
Một người Trung Quốc đào tẩu sang Australia đã cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào chính trị nước này. Một doanh nhân qua đời sau khi tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc muốn ông làm “chân trong” tại quốc hội Australia. Những kẻ đáng ngờ bám theo người chỉ trích Bắc Kinh tại các thành phố lớn của Australia.
Những lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc trước đây chỉ hiện lên mơ hồ. Giờ đây, người Australia cảm thấy tham vọng chính trị của Bắc Kinh và các hoạt động gián điệp trở nên rõ ràng và cụ thể hơn.
“Đây là vấn đề không thể lờ đi được“, Hugh White, cựu quan chức tình báo giảng dạy tại Đại học Quốc gia Australia, nói. “Chúng ta đã đánh giá thấp mức độ gia tăng sức mạnh của Trung Quốc và tham vọng sử dụng sức mạnh đó“.
Tuy nhiên, chính quyền Australia chưa vạch ra ranh giới rõ ràng đối với Trung Quốc, quốc gia là đối tác kinh tế lớn nhưng cũng bị coi là một mối đe dọa đang trỗi dậy. Đây cũng là câu hỏi hóc búa mà nhiều quốc gia phải đối mặt.
Trong khi đó, Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng “những câu chuyện về ‘hoạt động gián điệp của Trung Quốc‘ hay ‘Trung Quốc thâm nhập vào Australia’ với những kịch bản kỳ quái và chi tiết câu khách, toàn là nói dối“.
Mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo Trung quốc với lãnh đạo Việt nam qua các thời kỳ cho thấy sự ảnh hưởng rất sâu rộng của Trung quốc tới các biến động chính trị kinh tế của Việt nam, đặc biệt nhất là thông qua số lượng và nội dung các hiệp định được ký kết giữa hai nước.
Việt Nam – Trung Quốc ký kết 15 văn kiện hợp tác bao gồm rất nhiều lãnh vực như: – Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản hai nước, về hợp tác quốc phòng, về vấn đề cửa khẩu biên giới …
Báo chí Việt nam từng báo động là Trung quốc thắng thầu hơn 80% các dự án ở Việt nam.
Ông Nguyễn Văn Thụ – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nói: “Ngành công nghiệp cơ khí bị ảnh hưởng nặng nề nhất về việc các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu các dự án công nghiệp và không giành phần việc nào cho cơ khí trong nước“. Ông Thụ cho biết: Tính riêng từ năm 2003 đến 2011, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 49/62 dự án xi măng. Riêng nhiệt điện có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu, chỉ có 7 dự án không phải nhà thầu Trung Quốc.
Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: “trong số 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc.”
Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; Gang thép Thái Nguyên 2 từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng; Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn từ 175 triệu USD lên 335 triệu USD.”
Ngoài ra còn có, Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã 8 lần chậm tiến độ và chưa thể đưa vào vận hành do còn 4 vấn đề lớn chưa được giải quyết.
Hội nghị thành đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là một nghi vấn lịch sử mà nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị của cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản của Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc.
Mặc dù chưa ai được tiếp cận văn bản gốc của thỏa thuận Mật ước Thành đô, tuy nhiên một số nhà nghiên cứu đưa ra hai luận điểm quan trọng: một là việc phía Việt nam chấp thuận làm một khu tự trị của Trung Quốc, hai là Bắc kinh gây sức ép buộc Việt nam phải loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Đài RFA dẫn chiếu minh chứng từ hai Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong đó có nội dung:
“Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”
Trả lời RFI Việt ngữ hồi năm 2014, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, cho biết ông không tin là đoàn Việt Nam tại hội nghị Thành Đô năm 1990 đã chấp nhận cho Việt Nam trở thành một khu tự trị của Trung Quốc.
Tuy nhiên ông khẳng định là tại hội nghị đó Bắc Kinh đã gây sức ép buộc Việt Nam phải loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)