Thủ tướng Đức nói Navalny – đối thủ của Putin bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok

Lãnh tụ đối lập Nga Alexei Navalny, đang được chăm sóc trong một bệnh viện ở Berlin, bị đầu độc bằng hóa chất phá hoại não bộ thuộc loại «Novitchok». Trên đây là tuyên bố của thủ tướng Đức Angela Merkel thứ Tư (02/09/2020).

Novichok là loại chất độc thần kinh mà Anh tố cáo Nga dùng để đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông trong một cuộc tấn công tại Anh vào năm 2018. Trong khi họ sống sót, một phụ nữ Anh sau đó đã chết trong bệnh viện. Anh cáo buộc tình báo quân đội Nga đã thực hiện vụ tấn công đó.

Theo thủ tướng Đức, sự kiện các kết quả phân tích, xét nghiệm tìm thấy chất độc cực mạnh này đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm trọng mà chỉ có chính phủ Nga mới có thể trả lời và phải trả lời. Trong khi các nước Tây phương yêu cầu Matxcơva phải nói sự thật, chính phủ Nga nói là đang chờ Đức trưng bằng chứng.

Về mặt chính thức, Matxcơva cho biết đã yêu cầu được tiếp cận các dữ kiện, các thông tin y tế của phía Đức nhưng cho đến nay, vẫn chưa được đáp ứng. Kremlin cũng cam kết sẵn sàng hợp tác toàn diện với Đức. Thế nhưng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zarkharova, bác bỏ thẳng thừng các tuyên bố của Berlin và gọi các tuyên bố của Đức là «ngoại giao loa phóng thanh».

Nhân vật chỉ trích Điện Kremlin, Alexei Navalny, hiện nằm phòng chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Đức bị mưu sát bằng chất độc thần kinh Novichok, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố ngày 2/9.

Bà Merkel nói Berlin trông đợi Moscow giải thích chuyện này và Đức sẽ tham khảo đồng minh NATO về cách thức đáp trả, nêu lên khả năng về những chế tài mới của Tây phương đối với Nga.

 “Đây là tin đáng ngại về âm mưu giết người bằng chất độc đối với một nhân vật đối lập hàng đầu ở Nga,” bà Merkel nói.

Ông Alexei Navalny là nạn nhân của cuộc tấn công bằng một hóa chất thần kinh thuộc nhóm Novichok. Chất độc này có thể được xác nhận một cách rõ ràng qua các cuộc xét nghiệm.” Thủ tướng Đức nhấn mạnh.

Ông Navalny, 44 tuổi, là một đối thủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin và chuyên điều tra những vụ tham nhũng của các giới chức. Tháng trước, ông ngất xỉu trên trên một chuyến bay nội địa Nga sau khi uống một cốc trà mà các đồng minh của ông nói là có chất độc. Ông đã được đưa sang Đức điều trị.  

Ảnh: Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo về trường hợp nhà đối lập Nga Navalny bị đầu độc, Berlin, Đức, ngày 02/09/2020.

Nhóm làm việc với ông nói rằng ông đã bị đầu độc theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin. Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này.

Người phát ngôn Điện Kremlin kêu gọi Đức trao đổi đầy đủ thông tin và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phàn nàn rằng không có bằng chứng đối với các cáo buộc về chất độc Novichok. “Sự thật ở đâu, công thức ở đâu, ít nhất cũng phải có một dạng thông tin nào đó chứ?” bà Zakharova nói.

Trước đây nhà cầm quyền Nga và bác sĩ Nga nói không tìm ra chứng cứ ông Navalny bị đầu độc.

Nga hiện đang bị chế tài của các nước Phương Tây sau khi sáp nhập Crimea của Ukraine vào Nga cách đây 6 năm. Một vụ đối đầu khác với các nước châu Âu hay Mỹ có thể làm thiệt hại nền kinh tế Nga thêm nữa.

Đồng rúp Nga đã mất giá so với đồng euro sau tuyên bố của chính phủ Đức.

Bệnh viện Charite ở Berlin, nơi đang chữa trị cho ông Navalny, cho biết tình trạng của ông còn nguy kịch, được đút máy thở, dù một số triệu chứng đang giảm bớt.

Bệnh viện nói không thể loại trừ những hậu quả lâu dài của việc ông bị đầu độc và ông sẽ phải trải qua một thời kỳ bệnh hoạn lâu dài.

Ngoại trưởng Lithuania, Linas Linkevicius, nói trên trang Twitter là chính phủ Đức phát hiện chất độc Novichok cho thấy nhà cầm quyền Nga đứng đằng sau vụ đầu độc ông Navalny.

Novichok thuộc nhóm chất độc thần kinh làm chết người do quân đội Xô Viết chế tạo trong những năm 1970 và 1980.

Thủ tướng Boris Johnson lên án vụ tấn công mới nhất là “hết sức tệ“. “Chính phủ Nga bây giờ phải giải thích những gì đã xảy ra với ông Navalny – chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác quốc tế để mang lại công lý,” ông Johnson nhắn trên Twitter.

Alexei Navalny là ai?

Tên tuổi của ông nổi lên nhờ việc phát hiện các vụ tham nhũng, gọi đảng Liên hiệp Nga của Tổng thống Putin là “đảng của những kẻ đầu trộm đuôi cướp“. Ông đã bị bỏ tù vài lần.

Năm 2011 ông bị bắt và bỏ tù 15 ngày sau các cuộc biểu tình phản đối gian lận bầu cử của đảng Liên hiệp Nga trong các cuộc bầu cử quốc hội.

Ông bị bỏ tù trong một thời gian ngắn tháng 7/2013 vì các cáo buộc biển thủ công quỹ, những cáo buộc mà ông bác bỏ và nói chúng mang tính chính trị.

Ông tìm cách ra ứng cử trong bầu cử tổng thống năm 2018 nhưng bị cấm vì từng bị kết án gian lận trước đây trong một vụ án mà theo ông là mang tính chính trị.

Ông Nalvany cũng bị giam 30 ngày tháng 7/2019 sau khi kêu gọi biểu tình trái phép.

Ông bị ốm trong thời gian ở tù lần đó. Các bác sỹ chẩn đoán ông mắc bệnh “viêm da do tiếp xúc” nhưng ông nói ông chưa bao giờ bị dị ứng nặng, và bác sỹ riêng của ông cho rằng ông có thể bị tiếp xúc với “chất độc nào đó“. Ông Nalvany cũng nói ông tin rằng ông đã bị đầu độc.

Ông Navalny cũng bị bỏng hóa chất nặng ở mắt phải năm 2017 sau khi ông bị tạt thuốc khử trùng.

Năm ngoái, tổ chức Quỹ Chống Tham nhũng của ông chính thức bị tuyên bố là ‘cơ quan nước ngoài’. Điều này cho phép nhà chức trách được quyền kiểm tra tổ chức này nhiều hơn.

Ảnh: Alexei Navalny, lãnh tụ đảng đối lập lâu năm đối với ông Putin

Những ai khác đã bị đầu độc?

Chất độc thần kinh từng được dùng để ám sát ông Kim Jong Nam tại Kuala Lumpur hồi năm 2017.

Hơn một tháng sau khi Kim Jong-nam bị giết tại Kuala Lumpur, các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu kết luận của Malaysia rằng chất độc thần kinh gây chết người VX đã được sử dụng để giết ông Kim mà dường như không gây hại bất cứ ai khác.

VX là một hợp chất phosphate hữu cơ tấn công hệ thần kinh, kích thích quá mức các tuyến và cơ cho đến khi ngừng hoạt động.

Những người tiếp xúc với liều lượng cao bị tê liệt, đau tim và ngưng hô hấp. Vì độc tố này bay hơi từ từ, nó có khả năng gây ô nhiễm các khu vực xung quanh trong một khoảng thời gian dài.

Một vụ đầu độc tương tự ở Việt nam là cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên bí thư thành ủy Đà nẵng. Mặc dù báo chí Việt nam bác bỏ, nhưng sự việc đã sớm được thông tin bởi trang Blog Chân dung quyền lực rằng ông được chẩn đoán tại Mỹ rằng đã bị đầu độc bởi chất phóng xạ ARS.

Ở blog Chân dung Quyền lực người ta được biết đến các thông tin tày đình, không chỉ với các thủ đoạn làm giàu hay khối tài sản khổng lồ tới hàng nghìn tỷ đồng của một số quan chức lãnh đạo to vừa vừa, kể cả sự liên kết với các đại gia sân sau mang yếu tố Trung quốc. Và kể cả âm mưu mượn tay Trung quốc của một Ủy viên Bộ Chính trị dùng chất phóng xạ để ám sát ông Nguyễn Bá Thanh – Phó Trưởng Ban Phòng Chống Tham nhũng Trung ương, kiêm Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Không chỉ thế, trang Chân dung Quyền lực còn tiết lộ cho biết trong thời gian ở Mỹ, ông Nguyễn Bá Thanh đã chuẩn bị sẵn đơn tố cáo gửi Bộ Chính trị, chỉ đích danh Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đã mượn tay Trung Quốc ám hại ông vì những động cơ chính trị thấp hèn.

Với các bằng chứng (đáng tin cậy cao) bằng các hình ảnh về một người được trang Chân dung Quyền lực cho biết ông Nguyễn Bá Thanh, đang điều trị bệnh ngộ độc phóng xạ – ARS bằng biện pháp phẫu thuật ghép tủy tại Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ).

Ảnh: ông Nguyễn Bá Thanh đang được điều trị tại Mỹ. Ảnh đăng trên trang Blog Chân Dung Quyền Lực, hiện vẫn còn tồn tại

Cũng theo trang Chân dung Quyền lực thì kể từ tháng 11.2014, bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu chuyển biến theo hướng xấu do biến chứng của ca phẫu thuật ghép tủy trước đó, với các biểu hiện người bắt đầu khô quắt, xám xịt toàn thân. Theo thông báo của các bác sĩ Hoa kỳ thì nguyên nhân là do bệnh nhân được chuyển đến quá trễ, độc tố nhiễm trong xương không thể giải trừ hết. Cho dù ca phẫu thuật ghép tủy trước đó thành công nhưng các tế bào nhiễm độc phóng xạ ARS đã chuyển thành ung thư và đang lây lan rất nhanh, hiện không có liệu pháp ngăn chặn và sự sống của ông Nguyễn Bá Thanh chỉ còn được tính bằng ngày… Đây cũng chính là lý do vì sao gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã quyết định đưa ông trở về Đà Nẵng vào tối ngày 6 tháng 1 năm 2015.

Đến 13 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Một loạt cái chết đáng ngờ khác của những lãnh đạo cao cấp ở Việt nam như Chủ tịch nước Trần Đại Quang, của ông Trần Bắc Hà hay của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đến nay vẫn còn bí ẩn.

Cái chết của ông Phạm Quý Ngọ tối 18/2/2014, chỉ một ngày sau khi công bố quyết định về tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an do liên quan đến vụ án ‘’làm lộ bí mật nhà nước’’.

Nhiều bài báo tỏ ra hoài nghi thêm vì hơn 1 tháng trước đó, ngày 7/1/2014, khi trả lời báo Công an ông Ngọ còn có tiếng nói mạnh mẽ, và trước đó vài tuần trong đám cưới hoành tráng đặc biệt của cậu quý tử, ông Ngọ còn tỏ ra rất tươi tỉnh khỏe mạnh, gia đình ông khoe rằng bệnh gan của ông đã được chữa trị, cuộc ghép gan thành công, người cho ông 1 thùy gan được ông nhận làm con nuôi quý.  Sự hoài nghi lên đến tột độ khi không ít người cho rằng ông Ngọ đã phải chết, và chết đúng lúc, ngay trước khi ông bị điều tra, thẩm vấn, đối chất về những gì ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa là ông đã mấy lần nhận tiền hối lộ lên đến hơn 1 triệu rưởi đôla.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ngày 21 tháng Chín ở tuổi 61. Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) chính thức nói rằng ông chết vì “một căn bệnh nghiêm trọng do virus hiếm gây ra,” tại một quân y viện ở Hà Nội, và chứng bệnh này “không thể chữa được.”

Trước khi qua đời, ông Quang đã biến mất trước công chúng, và việc ông vắng mặt trong những sự kiện quan trọng cấp quốc gia gây ra những tin đồn. Nhiều người thắc mắc rằng ông biến mất có phải vì một chứng bệnh hiếm thấy, bị lật đổ bởi đối thủ chính trị là Tổng Bí thư Trọng, hay là bị đầu độc khi ông chính thức viếng thăm Trung Quốc vào năm ngoái, theo báo Asia Times đưa tin ngày 21 tháng Chín.

Bệnh của Quang bị bao phủ trong bí ẩn. ĐCSVN không cho biết ông bị bệnh gì, chỉ nói rằng mông lung rằng bệnh đó không thể chữa trị được. Giới truyền thông trong nước trích dẫn lời bác sĩ Nguyễn Quốc Triều nói rằng ông Quang được chẩn đoán mắc một thứ “bệnh lạ” trong tháng Bảy năm 2017, và ông đã trải qua sáu cuộc điều trị tại Nhật Bản.

Truyền thông Nhật Bản đã ám chỉ những nguyên nhân có thể gây tử vong xuất phát từ Bắc Kinh.

Ông Quang được chẩn đoán mắc chứng bệnh bí ẩn đó, ngay sau chuyến viếng thăm chính thức ở Trung Quốc từ ngày 11 tới ngày 15 tháng Năm, 2017.

Sau chuyến công du này, ông Quang tránh xuất hiện trước công chúng, trong một tháng từ ngày 25 tháng Bảy, 2017. Nhiều người nghi ngờ Quang không thể xuất hiện là vì ông bị một vấn đề về sức khỏe hoặc là nạn nhân trong một cuộc đấu đá chính trị, theo tạp chí Nikkei Asian Review đưa tin vào ngày 28 tháng Tám, 2017.

ĐCSVN đã gây ra một số câu hỏi quan trọng mà cho đến nay chưa được trả lời. Ông Quang đã có sức khỏe tốt trước khi được chẩn đoán mắc chứng bệnh gây chết người. Làm thế nào mà ông lại có thể mắc một căn bệnh gây tử vong, sau chuyến ông viếng thăm Trung Quốc? Tại sao ông Quang lại đến Nhật Bản để chữa bệnh thay vì sang nước cộng sản láng giềng Trung Quốc? Giới lãnh đạo ĐCSVN trước đây đã đặt ra một tiền lệ là mỗi khi bị bệnh thì đi Trung Quốc để được điều trị.

Rất nhiều câu hỏi nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Thế giới lo ngại về vaccine của Nga và Trung Quốc – Việt Nam đặt về tiêm cho dân

>>> Tô Lâm cùng “Thảm án” Đồng Tâm – Nỗi đau cho dân tộc Việt Nam

>>> Đảng với Âm mưu “rước voi giày mả tổ”


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT