Bộ sách giáo khoa, sách tham khảo và đồ dùng học tập lớp 1 được trường Tiểu học An Phong, quận 8, TpHCM giới thiệu với phụ huynh khi nhập học giá tổng cộng 807.000 đồng.
Giá tiền bộ sách giáo khoa 800 ngàn này không chỉ riêng trường An phong là cá biệt mà rất nhiều trường khác cũng đưa ra chi phí như vậy cho khoảng 23 mục sách cách loại.
“Không hiểu mấy cha nội cải cách kiểu gì mà mới năm trước trẻ vào lớp 1 chỉ tốn khoảng 200 ngàn tiền mua sách giáo khoa.
Năm nay có trường thẳng tay giã đến 800k tiền sách các loại, gấp 4 lần năm trước!”
Nhà báo Hà Phan dẫn tin với hai bức ảnh chụp báo giá tiền Bộ sách giáo khoa 800 ngàn đồng, giá tương tự nhau ở hai đầu đất nước, đó là trường tiểu học An Phong quận 8, TpHCM và trường tiểu học Kim Lương ở Huyện Kim Thành tỉnh Hải dương.
“Đến ma túy hay vàng cũng kkhông nhảy nhanh bằng, anh Nhạ ạ!
Dân khổ vì Covid chưa đủ sao lại tìm cách vắt thêm bằng cách này?
Mà cho con đi học đâu chỉ có sách, nào vở bút cặp đồng phục rồi các khoản tự nguyện… Đúng là mùa… thu, thu đủ cách, đủ kiểu, không có khoản thu nào bớt đi mà chỉ phình từ khoản này nở sang khoản khác.
Hết khổ lại đến cực với tiền trường, tiền sách. Các ông cải cách tài quá!” Nhà báo Hà Phan than phiền.
“Ôi tôi đi chết đây. 800k/bộ sách lớp 1. Nhà có 2-3 con chắc cho nghỉ học luôn á. Không hiểu nông thôn lấy đâu ra tiền để mua sách? Mọi năm 1 bộ sách lớp 1 chỉ có trên dưới 100k. Lớp 12 con mình cũng mới mua hơn 200k.” Một phụ huynh bình luận.
Một số phụ huynh có con học lớp 1 trường An Phong cho biết, khi làm thủ tục nhập học nhận được thông báo số tiền mua sách và dụng cụ học tập giá 807.000 đồng. Họ bất ngờ vì giá sách quá cao, trong đó gồm cả 10 cuốn tập trắng trong khi quy định học sinh lớp 1 chỉ cần 3 tập. Một số sách được cho là tham khảo cũng nằm trong bảng thông báo.
E ngại không mua đủ theo danh mục nếu ra nhà sách, nhiều phụ huynh phải đăng ký tại trường. “Với những người lao động thu nhập thấp, đây là khoản tiền không nhỏ đầu năm“, một phụ huynh cho biết.
Nhìn bảng kê khai giá sách mà phụ huynh cung cấp, ngoài sách giáo khoa, còn kèm thêm nhiều sách tham khảo, sách tự chọn khác. Trong đó, sách tiếng Anh I-Learn Smart Start có giá lên tới 146.000 đồng. Bộ thực hành Toán, tiếng Việt Cánh diều có giá lên đến 173.400 đồng.
Phụ huynh của trường cũng đã chia sẻ lên một số diễn đàn và gọi bộ sách lớp 1 mình vừa mua là “bộ sách đắt đỏ”. Nhưng không ngờ lại nhận được chia sẻ của phụ huynh tại nhiều địa phương khác, rằng họ phải bỏ ra số tiền nhiều hơn, lên đến trên 1 triệu đồng để có sách cho con học tập. Với những gia đình khó khăn, đây là một gánh nặng đầu năm học mới.
Hàng ngàn bình luận được với thái độ bức xúc, từ ngạc nhiên, tức giận đến oán thán:
FB Phụ Huynh Đoan Trang kể: “bữa mua bộ sách lớp 1 trong trường hỏi lại 3 lần vì tưởng nghe lộn – 857.000 đ”
FB Nguyễn Quốc Chính: “Phen này anh Tâm ở Tây Ninh phải bắt bốn con hổ mang chúa mới đủ tiền đóng mua sách cho con”
FB Trần Phúc: “Con em vô lớp 1 mà nhìn đống sách em tưởng nó đang làm luận văn tốt nghiệp đại học”
FB Phạm Đình Long
“Một cái cặp simili 350.000đ nâng giá lên 3,5 triệu. Một thiết bị y tế 7 tỷ đồng nâng lên 40 tỷ. Vậy thì một bộ sách giáo khoa lớp 1 giá 800.000 đồng có gì là lạ đâu nhỉ.
FB HongDiep Nguyễn:
Tưởng cải cách rút ngắn cho tụi nhỏ, ai dè nó đẻ ra nhiều hơn, cái não bọn trẻ mà làm như cái máy vậy.
FB Nguyễn Kim Dũng
Chán đội ngũ tri thức làm công tác giáo dục quá Việt Nam là nước nghèo mà ko tiết kiệm cho dân. Học xong sách cũ vứt bỏ hết.
Đức là quốc gia giàu có mà vẫn giữ sách để học lại. Học sinh ko giữ gìn cẩn thận phải đền họ đã giáo dục con người phải trân quý sách ngay từ nhỏ. Cái đơn giản vậy mà các tri thức của ta cũng ko thèm học.
FB Hồ Thị Hải Âu bình luận: Bộ giáo dục là bộ ăn bẩn và tàn nhẫn nhất!
FB Andy Hồ
Nhìn bộ sách này là biết rồi, trẻ giờ đi học ko cần đem vở nữa. Tất cả đã được in sẵn và bán với giá trên trời siêu lợi nhuận.
FB Tinh Nguyendang
“ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ” của việc hút xương máu của người dân Việt Nam là đây.
FB Anh Đặng
Bắt mua trọn bộ mà chỉ cần sử dụng có chừng hơn nửa số đó thôi chị ạ.
FB Tuấn Nguyễn
Càng nhiều sách càng có hoa Hồng cao, chắc sang năm lên 40 quyển sách quá!
FB Bình Ngô: Càng in nhiều sách thì họ càng nhiều tiền đút túi , chứ hs lớp 1 đầu óc của trẻ còn non nớt sao có thể nhồi nhét nhiều sách thế đc ?
FB Tôn Thất Nhật Quang
Bác toàn dậy vót tên với đào hầm chông với căm thù kinh lắm
FB Bùi Thị Minh Ly bình luận bằng thơ:
SUỐT NGÀY CẢI CÁCH
Muốn chửi thề một cái
Ôi giáo dục nước ta
Một em bé sáu tuổi
Đầu sách đủ hai ba
Tiên sư lũ chúng nó
Nhồi sọ để kiếm tiền
Ôi một số những kẻ
Đích thực kí sinh trùng
Chúng phá nát giáo dục
Như là một lũ khùng
Đã làm cho nát bét
Bao thế hệ biết không ?
Tại sao khó chấm dứt tình trạng “bán bia kèm mồi”?
Việc bán kèm SGK với sách tham khảo là câu chuyện đến hẹn lại lên mỗi dịp năm học mới.
Những năm trước, trong khi mỗi bộ SGK chỉ có giá khoảng trên dưới 100.000 đồng tùy từng lớp, nhưng thực tế, phụ huynh đều phải bỏ ra số tiền nhiều gấp 4-5 lần để mua sách cho con.
Thông tin từ các đơn vị phát hành, hiện các đơn vị thường chiết khấu phần trăm hoa hồng cho nhà trường khi phát hành sách. Đơn giá trên mỗi bộ sách càng cao, tương đương với số tiền hoa hồng nhận được càng lớn. Vì vậy, các trường cũng “nhiệt tình” trong việc giúp đơn vị phát hành bán sách đến phụ huynh.
Mặt khác, mảng sách tham khảo, đồ dùng học tập hiện nay có hàng chục NXB, đơn vị khác cũng làm và họ cũng tìm cách đưa vào trường học. Mỗi đơn vị chỉ cần đưa vào một số cuốn, một số đồ dùng, thì số tiền phụ huynh phải bỏ ra để mua sắm sách vở cho con cũng đội lên cao.
Chưa kể các khoản thu đầu năm học mới, riêng tiền SGK, đồ dùng học tập cho con, phụ huynh cũng đã phải bỏ ra một số tiền lớn. Trong khi không phải gia đình nào cũng có điều kiện và sẵn sàng chi. Phần lớn họ bị rơi vào thế “không có nhiều lựa chọn do sự “mập mờ” trong việc phát hành và thông tin đến phụ huynh của các trường và đơn vị phát hành.
Bình luận chuyện sách giáo khoa tiểu học, Cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ viết trên Facebook như sau:
Mấy nay chuyện sách vở học nghe có vẻ ồn ào, ồn ào là vì dư luận đang bức xúc sách giáo khoa lớp 1 mà một bộ lên tới 807k. Dân có điều kiện thì không nói, dân Việt Nam đa số là có mức thu nhập thấp, dịch bệnh đang khó khăn, con đông mà Nhạ ngọng tung ra bộ sách mới bán giá cắt cổ thì thật khổ cho Dân tôi.
Ở các nước Tây phương, nơi mà con cán bộ đi học họ không giáo dục lớp 1 một cách tàn nhẫn như vậy, trẻ con lớp 1 ở Mỹ và Châu Âu, Úc, Canada thậm chí Nhật bản….thì chơi mới là chính.
Bên cạnh đó là những nhà làm giáo dục trang bị 7 kỹ năng cần thiết cho tuổi các con.
Theo đó thì các con học:
1: về sự chia sẻ với nhau mọi thứ (ví dụ là chia sẻ đồ chơi)
2: Học cách hợp tác với nhau
3: Học lắng nghe lẫn nhau
4: Học về cách tuân theo những hướng dẫn (ví dụ như đèn giao thông, cách thoát hiểm khi động đất, cháy nhà, học thuộc số điện thoại của người thân, v.v..)
5: Học tôn trọng sự riêng tư của nhau
6: Học về sự thẳng thắn. Học cách nhìn thẳng vào mắt người đối diện một cách thích hợp, mà không nhìn trừng trừng vào người ta. Khi nói chuyện với nhau thì chỉ nên nói 30% thời gian, còn 70% thời gian là lắng nghe.
7: Cách ứng xử (ví dụ là nhường ghế cho ngươi tàn tật). Trong cách ứng xử còn phải biết biết: nói làm ơn, cám ơn, xin lỗi, nhìn thẳng vào mắt người nghe, mỉm cười …vv … đó là cách giáo dục ở những quốc gia văn minh, nơi mà các lãnh đạo Việt Nam miệng thì chửi ra rả, nhưng tay thì gửi hồ sơ đi du học, định cư cho con qua đó.
Ở Việt Nam học lớp 1 thôi mà học tận 22 đầu sách. Nhét vào đầu những tư tưởng dối trá, mà chính những nhà làm giáo dục ở Việt Nam cũng thấy ghê tởm. Man rợ hơn là bắt học sinh viết lên sách giáo khoa để không thể tái sử dụng.
Tôi dám tin chắc chắn con quan chức sẽ không gửi vào trường công để nhồi ba thứ này vào đầu để phá hỏng tuổi thơ chúng, mà sẽ gửi vào trường quốc tế. Vậy, vì sao chúng không muốn con mình bị phá hỏng tuổi thơ mà lại bắt con của Dân phải chịu như thế? Có 2 lý do:
1, theo chủ trương nhồi sọ của đảng ( ngu dân dễ trị)
2, Cái này qua trọng nhất. Theo tính toán cả nước có khoảng 2 triệu học sinh lớp 1, năm ngoái bán một bộ 175k. Năm nay bán 807k.
Như trước đây, lớp sau vẫn sử dụng sách vở của anh chị đi trước được, nay viết vào trong thì bắt mỗi đứa phải có một bộ. Tính ra, hàng năm nhóm lợi ích trong giáo dục vớt nhẹ hơn 1,200 tỷ. Kinh doanh con chữ kiểu như vậy thì buôn ma tuý nó chào thua.” Ông Phạm Minh Vũ nêu nhận định.
Trên trang Facebook có 325 ngàn người theo dõi, doanh nhân Lê Hoài Anh bình luận:
“Người lớn một năm đọc được bao nhiêu cuốn sách? – Trẻ 6 tuổi bị nhồi sọ 22 quyển sách một năm.
Thật không thể tin nổi một em bé 6 tuổi học lớp 1 thôi mà cần tới 22 đầu sách để làm gì nhỉ ?
Phải chăng bộ giáo dục định cứ thêm sách là thêm tiền à? Thêm sách thêm chữ nhồi nhét học sinh không cần biết các em học được gì trong những cuốn sách ấy sao?
Các vị ra sách như đánh đố phụ huynh và học sinh, các vị đề ra cải cách chỉ là để bọn in sách bán càng nhiều càng tốt.
Các vị bắt học sinh viết hết vào sách để sang năm bán sách mới nữa, thật phí phạm kinh khủng; mở sách ra xem cải cách gì mà toàn vẽ ra những câu hỏi cao siêu đến người lớn còn phải nghĩ lâu mới giải nổi.
Bắt các cháu đọc, học hết đống sách này sẽ tạo ra cả một thế hệ cận thị hết vì nội dung sách in chi chít vừa mờ vừa rối rắm .
Nguyên khí, nhân tài, mầm non đất nước mình chúng khổ quá ạ. Thực phẩm bẩn, bụi mịn bẩn, không khí bẩn, nguồn nước bẩn, nền giáo dục bẩn và mọi thứ đều bẩn. Không hiểu con cháu chúng ta sẽ sống sót trong tương lai ra sao nữa ? Nghĩ mà cám cảnh và phẫn uất quá!
Tôi phản đối nghành GDVN nhồi sọ trẻ em bằng những sách giáo khoa, kiến thức không cần thiết, quá sớm như vậy! Đừng đánh cắp tuổi thơ của con cháu chúng tôi như thế!” Doanh nhân Lê Hoài Anh lên tiếng.
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Dân đòi điều tra Đại biểu mua Quốc tịch – Tuyên giáo “đe” đừng đi quá xa
>>> Đảng Đại hội 13 – Trung Quốc vội yểm bùa?
>>> Tô Lâm cùng “Thảm án” Đồng Tâm – Nỗi đau cho dân tộc Việt Nam
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT