Tướng, Tá bị bị chôn vùi – Cứu hộ hay Cứu của?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=izu8WDLyWsw

Sự cố xảy ra ở Thủy Điện Rào Tranh 3  xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dấy lên sự quan tâm đặc biệt của dư luận vài ngày nay.

Thoibao.de ghi nhận nhiều nguồn tin và bình luận trái chiều liên quan đến vụ việc này. Đặc biệt là vụ đi cứu nạn khiến 13 người chết trong đó có 11 sĩ quan Quân đội trung cấp đến cao cấp và 2 quan chức cấp Huyện và cấp tỉnh. Trưởng đoàn cứu nạn là thiếu tướng NGUYỄN VĂN MAN – Phó tư lệnh Quân khu 4 cũng thiệt mạng trong sự cố này.

Vô số bình luận chia buồn xót thương cho 13 người tử nạn, xem đây là sự hy sinh vì dân vì nước.

Tuy nhiên thông tin và vài bức ảnh hiếm hoi trên báo cũng khiến một số người đặt dấu hỏi về tài sản của tướng Nguyễn Văn Man, khi thấy cánh cổng và hàng rào quá sang trọng của căn biệt thự cao cấp và chiếc ghế gỗ chạm rồng cực kỳ đắt tiền trong nhà…

Một số người truy vấn nguyên nhân lũ ống, lũ quét, sạt lở đất mà các báo nói đến từ nhiều năm nay, đó là việc phá rừng làm thủy điện nhưng đều được chính quyền cấp phép đầy đủ.

ĐỐN HẠ 200HA RỪNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHONG ĐIỀN ĐỂ LÀM 3 THỦY ĐIỆN RÀO TRĂNG 3, RÀO TRĂNG 4 VÀ thủy điện ALIN.

Ba nhà máy thủy điện nằm trong vùng lõi, 1 nhà máy ở khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn Phong Điền. Việc làm thủy điện đã khiến 200 ha rừng đặc dụng bị mất, ảnh hưởng không chỉ đến bảo tồn, đa dạng sinh học và còn tác động tiêu cực đến địa mạo, địa chất nơi đây. Năm 2016 và 2017 có trên 63 ha rừng bị chặt hạ, trong đó khoảng 40 ha rừng có gỗ với khối lượng được tận thu là 349 m3. Trong số diện tích trên, Khu BTTN Phong Điền mất gần 30 ha rừng tự nhiên để xây dựng nhà máy thủy điện Alin B2 và Rào Trăng 3… Báo chí nêu cảnh báo về sự tàn phá môi trường rừng ở khu vực này từ nhiều năm trước, nay thì sự cố xảy ra như một quy luật nhân quả tất yếu.

Về sự tàn phá rừng ở miền Trung, Doanh nhân Lê Hoài Anh đưa ra bình luận:

Tại sao tôi kêu gọi quốc tang cho đồng bào miền Trung, các chiến sĩ tử nạn? Để các lãnh đạo thấy rõ tác hại của việc tàn phá rừng , tàn phá thiên nhiên của nhóm lợi ích trong Đảng của họ !

Trong đoàn quân đội tử nạn, dân mạng xôn xao nhiều thông tin (chưa được kiểm chứng) là có các vị có cổ phần tại các thuỷ điện cục bộ tại miền Trung. Thiết nghĩ nếu những thông tin đó là sự thật thì âu cũng là luật Nhân quả cho những vị ấy thôi.

“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt “

“Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá

Nước ta về cơ bản là đã hết rừng, tôi đã đi khắp các miền đất nước để thấy rằng về cơ bản đất nước chúng ta đã phá gần hết rừng, kể cả rừng phòng hộ. Công bằng mà nói cả nhân dân cũng phá rừng từ các việc đốt rừng làm nương rẫy …

Tất nhiên là nhóm lợi ích và những kẻ có quyền thì tốc độ phá, khu vực họ phá nhanh và rộng hơn rất nhiều. Họ không chỉ phá rừng, bạt núi, băm nát các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ, các danh lam thắng cảnh để làm thuỷ điện, xây biệt thự, biệt phủ, làm các khu nghỉ dưỡng , khu du lịch tâm linh.

Ảnh 1: người thân và các sỹ quan đồng nghiệp của tướng Nguyễn Văn Man chờ đợi tại nhà riêng của ông ở số 41, tổ dân phố 09 phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, tỉnh Quang Bình, một căn nhà rất đẹp…

Vì lợi ích mà họ chặt phá quy hoạch bậy bạ không thương tiếc đất nước này , không màng đến hậu quả mà họ đã và đang gây ra cho đồng bào mình cho những người dân khốn khổ của mình.” Bà Lê Hoài Anh nêu quan điểm.

Về tin tức liên quan đến tướng Nguyễn Văn Man, nhà hoạt động Thảo TERESA từ Hà nội, đưa ra bình luận:   

Trong hình là những người dân đang hóng tin ở trước cổng biệt phủ của thiếu tướng Nguyễn Văn Man.

Trước là xin chia buồn cùng các gia đình. Sau thì mình thấy biệt phủ của tướng Man đẹp quá, cỡ dân đen có lẽ 3 đời nằm mơ cũng không có được. Anh trai tướng Man ngồi trên cái ghế cỡ vài tỷ để hóng tin em nhìn cũng tội. Không biết là tiền ở đâu ra mà ông Phó tư lệnh xây nhà to thế ạ .

Trong số 13 người thiệt mạng thì toàn là lãnh đạo to cả, chỉ có duy nhất 1 phóng viên đi theo đoàn chắc để làm mầu đưa tin chứ không thấy thằng lính nào. Các tướng tá ra đi đột ngột như này thì của cải cũng để lại cho con cháu hưởng hết. Thôi thì cũng được an ủi phần nào, cả đời đi buôn chổi đót với làm xe ôm như vậy cũng toại nguyện rồi ” bà Thảo Teresa đưa ra nhận định.

Câu hỏi của nhà thơ Đỗ Trung Quân trên Facebook cũng đang nhận được khá nhiều bình luận trái chiều.

TÔI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN VỤ NÀY NÊN KHÔNG THỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY. NHƯNG ĐẤY LÀ MỘT CÂU HỎI ĐÁNG QUAN TÂM

“Anh nghĩ sao nếu họ hi sinh không phải “vì đến với dân trong bão giông” mà là đến với tài sản của họ??? Vì sao địa chỉ Cty chủ đầu tư thủy điện đó lại trùng với địa chỉ ông Man???”

Dư luận cho rằng rất kỳ lạ khi đoàn cứu nạn lại chỉ “toàn sỹ quan cấp tướng và tá, thủy điện này có gì mà toàn cấp cao phải vô ứng cứu” Facebook Nguyễn Thế Huy đặt câu hỏi, “Chủ đầu tư đi thăm tài sản” – Facebook Đề Đốc Hộ Thành đưa ra câu trả lời.

Ảnh 2: diện tích rừng Việt nam bị thu hẹp từ năm 1943 đến 1997

Mặc dù không đủ bằng chứng cụ thể, nhưng rất nhiều người chia sẻ suy đoán rằng Thủy điện Rào Trăng 3 có cổ phần của những sỹ quan quân đội và quan chức địa phương và đó là nguyên nhân khiến cho các tướng tá và quan chức đã đích thân vào hiện trường để thăm tài sản, bởi lẽ sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng của nhóm cứu hộ là một câu hỏi rất lớn, nhưng báo chí chính thống không dám đưa vấn đề này ra để phân tích.

Một bài viết được hàng ngàn lượt chia sẻ của Facebook BÙI VĂN THUẬN với tựa đề CÂU HỎI VÀ NGHI NGỜ, nội dung như sau:

Nếu có kinh nghiệm xem tivi, đọc báo đảng và nhìn thực tế công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn thì đều biết: Quan chức cấp huyện, tỉnh hay trung ương và sĩ quan quân đội cấp tá chỉ đến nơi nào đó có nước mấp mé vùng lũ cho phóng viên quay phim chụp ảnh này nọ. Xong là các cán bộ sĩ quan to của đảng lên xe hơi về trụ sở hoặc về các điểm ăn uống mở tiệc.

Công tác phòng chống và cứu hộ, cứu nạn chỉ do cấp dưới, lính lác thực hiện. Đó là thực tế mấy chục năm gần đây. Nhưng đoàn của tướng Nguyễn Văn Man nhóm bị mất tích bao gồm toàn lãnh đạo: Có 7 người sĩ quan thuộc Quân Khu 4, 1 người thuộc Bộ Tổng Tham mưu, 3 người thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên- Huế, 1 là chủ tịch UBND huyện Phong Điền, 1 phóng viên cổng thông tin của tỉnh. Trong số 8 người thoát được có cả Phó Chủ tịch tỉnh.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao đoàn cán bộ này lại hấp tấp đi vào vùng rừng núi đang lũ và sạt lở như vậy? Theo lẽ thường, các cán bộ đảng- nhà nước và các sĩ quan cấp tá trở lên đã rất sợ chết, không dám để tay chân dính mưa hay bùn đất, nói gì đến chuyện cả đàn kéo nhau đi vào rừng mưa đang sạt lở.

Vậy nghi ngờ điều gì? Tôi nghi ngờ và dám đoán mò khẳng định: 99% các dự án thủy điện đó có tài sản, lợi ích của các cán bộ trong đoàn “cứu hộ”.

Dự án thủy điện Rào Trăng 3 và 4 là được tỉnh Thừa Thiên- Huế cấp phép để xây giữa rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ. Theo suy đoán của cá nhân thằng cha già: Các nhà máy đó có cổ phần của nhiều quan chức và sĩ quan quân đội cấp cỡ tướng Man.

Một điều ít người để ý: Các dự án thủy điện ngoài bán điện còn có thể bán rừng, bán gỗ và đặc biệt là bán khoáng sản như vàng và các kim loại quý. Khi xây dựng, nạo vét các con sông, lượng vàng kiếm được nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Ảnh 3: Thiếu tướng Nguyễn Văn Man (hàng đầu  thứ hai từ phải qua) trước khi đi cứu hộ cứu nạn hôm 11-10

Và khu vực thủy điện Rào Trăng 3 là vùng có vàng và nhiều kim loại quý, xin hãy xem và tìm hiểu về các vùng khoáng sản, “mạch vàng” của Việt Nam sẽ rõ.

Làm sao thủy điện được cấp phép dễ dàng giữa rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ như vậy nếu nhà máy đó không phải của các sĩ quan và cán bộ- đảng viên?

Làm sao các quan chức đầu huyện, đầu tỉnh, sĩ quan to nhất tỉnh, đứng đầu quân khu lại cấp tập băng rừng “cứu hộ” như vậy? Lính và sĩ quan cấp cả đống, họ khỏe hơn, nhanh hơn và sẽ vượt địa hình, bão lũ dễ hơn các quan chức và tướng tá nhiều. Tại sao cả đoàn toàn cán bộ, sĩ quan cấp bự?” Facebook Bùi Văn Thuận nêu nghi vấn.

Về nguồn gốc Chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 được báo chí truy ra xuất phát điểm là của công ty TNHH tư vấn xây dựng Trường Sơn. Trong đó ông Giám đốc sinh năm 1965 tên Nguyễn Đại Lợi đã từng tổ chức 3 chục tên đầu gấu dùng hàng nóng đánh chém dân làng vì dân làng cản trở việc kéo dây diện của của công ty Lợi làm chủ. Vụ xô xát này như một trận chiến gây hoảng loạn ở Quảng Bình, nhưng sau đó Lợi được tại ngoại “chữa bệnh”, vụ việc liền bị đảng ỉm đi. Đúng như Lợi vỗ ngực nói trước khi xua quân đi chém giết dân làng “bọn tao không sợ gì pháp luật.” và kêu gọi nhóm “đệ tử” cứ thẳng tay chém, đánh “nếu ai chết thì đền”

Công ty Trường Sơn sau đó để cho Nguyễn Đại Thành (Con của Lợi) sinh năm 1992 đứng tên.

Nguyễn Đại Lợi, Nguyễn Đại Thành là hàng xóm của thiếu tướng Nguyễn Văn Man, phó tư lệnh quân khu 4.” Facebook Bùi Văn Thuận đưa thêm thông tin.

Nhà văn Lưu Trọng Văn cũng đưa ra bình luận:

Ba sĩ quan an ninh trong vụ Đồng Tâm vì sao bị chết?

Ảnh 4: thủy điện Rào Trăng 3 đã hoàn thành được 90% khối lượng công trình

Và hôm nay cả chục tướng tá trong vụ sụt lở ở Thừa Thiên tại sao bị chết?  

Nếu không có câu trả lời chính xác thì sẽ còn nữa những chết thương tâm của các sĩ quan, chiến sĩ trong thời bình.

Câu trả lời rất đơn giản và chỉ có một;

Không được đào tạo và tôi luyện trong các hoàn cảnh có biến.

Vậy thì hàng chục năm nay tiền của của Dân chi cho an ninh, quốc phòng để đào tạo các chiến binh bảo vệ Đất nước, bảo vệ Dân chống lại các biến cố đi đâu?

Rõ ràng đã đến lúc các quan trên cụ thể là BCT, thủ tướng, quân uỷ trung ương phải nhanh chóng điều tra xem lại công việc đào tạo các sĩ quan về mọi kĩ năng chiến đấu, đối phó các nguy cơ cơ bản.

Đất nước hiện đang luôn bị áp lực của chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc cộng sản, của thiên tai, của bất ổn định chính trị, bởi các tệ nạn lưu manh, vậy mà qua hai sự cố Đồng Tâm và Thừa Thiên đã bộc lộ rõ sự kém cỏi năng lực chiến đấu đối phó của hàng loạt tướng tá an ninh, quân đội.

Nếu có kĩ năng chiến đấu tối thiểu và phương án trinh sát tối thiểu thì không có chuyện ba sĩ quan an ninh sa hố.

Nếu luôn có phương án tác chiến bài bản tối thiểu thì không có chuyện cả chục tướng tá tay không đi làm cái việc là cứu hộ những người bị mất tích vì lũ được.

Ảnh 5: vết tích ban đầu còn sót lại của 13 cán bộ chiến sỹ tại hiện trường bị vùi lấp

Bài bản tối thiểu của một trận đánh là điều nghiên chiến trường, là trinh sát trước đường đi nước bước, là đội quân chuyên nghiệp cứu hộ cùng các phương tiện cứu hộ.

Hơn chục tướng tá tay không và không phải là lực lượng cứu hộ thì làm được gì để cứu hộ?

Sự liều mình của họ được ghi nhận nhưng cái chết vô lý thương tâm của họ lẽ nào không là bài học cay đắng và không là nỗi lo ngại về năng lực của các tướng tá của chúng ta?”

ông Lưu Trọng Văn nêu quan điểm.

Cũng về phá rừng làm thủy điện, nhà báo Nguyễn Hoàng Quân viết trên Facebook cá nhân như sau:

“Năm 2016, thủy điện Hố Hô, Hà Tĩnh bất ngờ xả lũ khiến hàng ngàn nhà dân ngập lụt, cả huyện Hương Khê chìm trong biển nước, để cuối cùng đồng bào cả nước phải về đây cứu trợ. Bộ công thương kết luận Hố Hô xả lũ sai quy trình, chủ tịch huyện Hương Khê lên báo rưng rưng “xả lũ kiểu này chúng tôi chỉ may mắn mới giữ được mạng sống”

Dân kỹ thuật hay gọi Hố Hô là loại thủy điện “cóc”, bởi công suất nó rất nhỏ, không bằng 1/1000 thủy điện Hòa Bình. Công suất nhỏ nên doanh thu và lợi nhuận nó rất thấp, nhưng tại sao vẫn cố sống cố chết làm cho bằng được. Câu trả lời có lẽ nằm ở hàng trăm hecta rừng bị chặt phá để làm thủy điện. Số gỗ ở đó đi đâu chỉ có trời biết, đất biết và quan biết.

Tang thương ở Huế bây giờ có công sức đóng góp không nhỏ từ hàng loạt thủy điện cóc như kiểu Hố Hô. Tại sao qua bao nhiêu kinh nghiệm xương máu từ trước rồi, mà giờ chính quyền Huế và Bộ công thương vẫn không rút kinh nghiệm, vẫn cấp phép cho xây dựng các thủy điện cóc như này. Để rồi hàng ngàn hecta rừng bị chặt phá, đau thương thì người dân gánh chịu

Phá sơn lâm, đâm hà bá thì trời không dung, đất không tha. Cứ tiếp tục phá rừng nữa đi, rồi gỗ rừng cũng không đủ để đóng quan tài cho các người đâu. Ngày đó e là chẳng còn xa nữa.”

Nhà báo Nguyễn Hoàng Quân nêu nhận định.

Ảnh 6: Hiện trường vụ đào bới tìm thi thể 13 cán bộ chiến sỹ tại trạm Kiểm lâm số 67

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Lở đất kinh hoàng: 13 người mất tích cùng Thiếu tướng Phó tư lệnh

>>> Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản và căn bệnh thời đại

>>> Vụ buôn lậu ma túy từ Berlin có dính líu tới Tô Lâm?

Đảng lo “lộ” quan tham – Tứ trụ Đại hội 13 được giấu kỹ

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT