Mấy ngày nay Mạng xã hội và báo chí đồng loạt đưa một tin chấn động còn hơn bom nổ, đó là, hôm 17-10, chỉ sau 2 tiếng huy động, thủ tướng đã quyên góp được 2.400 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau 2020”.
Trong khi ca sỹ Thủy Tiên phải mất 1 tuần để huy động 100 tỷ đồng và MTTQVN chỉ huy động được 22 tỷ đồng cùng thời điểm với Thủy Tiên, thì số tiền 2.400 tỷ đồng của Thủ tướng, phải nói là đã thừa sức đè bẹp đi mọi dị nghị về uy tín của Chính phủ.
Thế nhưng cũng rất nhiều người hoài nghi con số và sự kiện này ở nhiều góc độ. Bởi lẽ xem lại cách viết bản tin này thì có vẻ gì đó hơi lập lờ, rồi sau đó đã được một số trang Facebook bơm lên bằng những lời có cánh rằng:
“Với tinh thần tương thân tương ái, đích thân ngài thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi cả đồng bào quyên góp, và thật kỳ diệu, chỉ sau 2 tiếng đã góp được 2400 tỷ để tương trợ cho bà con miền Trung đang vượt qua cơn bão.”
Họ còn trêu ghẹo dư luận rằng “Sau 2h Thủ tướng phát động ủng hộ miền Trung, thu được 2.400 tỷ. Những kẻ chê nhà nước không biết làm từ thiện đâu rồi?!”
Trên mạng xã hội, một số người lật mặt trái của sự kiện này và cho rằng đó là sự phét lác, lừa bịp, hoặc giả nếu có thật thì chưa biết đến bao giờ mới đến tay người nghèo và những người dân khốn khó sau cơn bão lụt.
Trên Facebook cá nhân có hơn 200 ngàn người theo dõi, Blogger Bùi Thanh Hiếu bình luận:
“Anh Phúc đã ra tay thì kinh rồi, sau 2 tiếng đã có 2400 tỷ. Có điều khéo lại giống 62 nghìn tỷ, bà con lên tivi mà nhận nhé.
Đây là chương trình vì người nghèo, đã được triển khai từ lâu và thu tiền hoặc cam kết nộp tiền từ trước. Hôm 17-10 chỉ là hình thức, nên nói sau 2 tiếng được từng ấy tiền là phét lác.”
Bình luận của Blogger Bùi Thanh Hiếu khá chính xác bởi vì theo báo trong nước đưa tin thì đây là một sự kiện được chuẩn bị quy mô với sự tham gia của một loạt các nhân vật tai to mặt lớn từ Bộ Chính trị như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng ban tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng ..v.v… cùng với rất nhiều tổ chức từ thiện chuyên nghiệp và doanh nghiệp lớn khác.
Nếu lấy con số 2.400 tỷ chia trung bình cho 220 đơn vị cam kết đóng góp thì trung bình mỗi đơn vị góp 11 tỷ đồng, đây là số tiền rất lớn, chỉ có những đại gia nhận đặc quyền đặc lợi mới có thể chi ra, chứ dân thường làm sao đủ khả năng đóng góp cả chục tỷ đồng như thế.
So sánh với tiết lộ từ tài khoản của ca sỹ Thủy Tiên thì có hàng ngàn khoản đóng góp đa phần là từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài triệu đồng, đây mới thực sự là tiền mồ hôi nước mắt của người dân với thu nhập trung bình gửi gắm cho cô trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”.
Rất nhiều người bình luận cho rằng đây chỉ là thói quen nổ bom của Ban tuyên giáo TƯ với kiểu tung ra cụm từ “2 tiếng góp 2.400 tỷ” khiến cho nhân dân khiếp vía và tạo dấu ấn đè bẹp con số 100 tỷ đã tạo nên uy tín của ca sỹ Thủy Tiên.
FB Thu Thuy Cao viết:
“Thuỷ Tiên mới chi ra chưa tới 3 tỷ mà người dân vùng lũ đã nhận được từ 5 đến 10 triệu/ 1 nhà.
Nếu 2400 tỷ này mà triển khai công tâm chắc người dân vùng lũ sẽ sớm ổn định lại cuộc sống! Hoan hô thủ tướng.”
FB Ngoc Lan:
“Bắt ép doanh nghiệp chứ kêu gọi ai tin mà góp. Tự dân góp tiền giúp nhau cho chắc.”
FB Nguyễn Tùng Lâm:
“Thôi lậy mấy ông. Bom nổ cũng không bằng mấy ông nổ.”
FB Lý Sang nói: “Đảng lại tấu hài cho bà con vui rồi”
FB Thien H Duc:
“Xây cho bác Phúc cái lăng, to hơn cái lăng Ba Đình, tấm lòng của bác Phúc bao la như vũ trụ”
FB Nguyễn Trường:
“Ok, 2400 tỷ, rồi sau thử thống kê chia theo hộ gia đình xem số tiền họ nhận được có khớp 2400 tỷ ko nhé. Hay lại lên Tivi mà nhận”
FB Sơn Andrew: “Đi ganh với cô ca sĩ…chán quá Thủ tướng ơi”
FB Phong Tran:
“Thủ tướng có nói nhận được tiền ủng hộ 24.000 tỷ cũng được mà. Ai kiểm tra thật giả ? Chỉ khi nào nghe Thủ tướng tuyên bố cấp cho dân vùng lũ, mỗi gia đình 1 cái nhà phao thì OK. Một cái nhà phao có 100 triệu rẻ rề à. 2.400 tỷ làm được 24.000 cái nhà phao đó!”
Trang Cô bé Cát Linh đưa ra bài bình luận rằng:
“Nhiều người vẫn còn nghĩ “nhà nước làm từ thiện” là hỏng. Hỏng thật sự.
Nhà nước không làm từ thiện, chính phủ làm trách nhiệm của mình là phòng chống thiên tai, tái thiết, hỗ trợ người dân ổn định sau thiên tai, giải quyết hậu quả…và tất cả thì đều có quỹ để làm việc đó. Quỹ đó đâu ra thì ai cũng biết rồi, đó là THUẾ.
Những thành viên trong chính phủ chịu trách nhiệm làm việc đó thì cũng được trả lương đầy đủ cả ạ.
Từ thiện chỉ dùng cho những cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ, trách nhiệm gì, chỉ làm việc giúp cá nhân, cộng đồng một cách tình nguyện.
Không có nhà nước nào từ thiện cho đồng bào đâu nhé!
Còn những cá nhân, tổ chức làm việc hiệu quả, tốt và tận tâm thì đáng được biểu dương.
Và nếu thủ tướng kêu gọi có 2 tiếng mà được 2400 tỷ thì thủ tướng nên kêu gọi thêm 22h nữa, đủ tiền để mua lại các nhà máy thủy điện, trồng lại rừng, thiết kế và làm đê điều chống lũ. Năm sau không ai phải ngâm mình trong nước ghẻ, không phải lo lắng khi mùa lũ về, người người nhà nhà chăm lo cuộc sống của mình.
Song song đó thanh tra các nhà máy thủy điện đã và đang trong quá trình xây dựng. Bỏ những dự án không cần thiết.
Việc cứu trợ là kế hoạch ngắn hạn, khẩn cấp, không có kế hoạch dài hạn thì năm nào cũng kêu gọi cứu trợ vậy dân sống sao nổi?” Cô bé Cát Linh nêu nhận định.
Nhiều người nêu lại gói cứu trợ 62 nghìn tỷ để so sánh, bởi lẽ theo các nhà quan sát thì rất ít người dân nghèo nhận được gì đáng kể từ gói cứu trợ này.
“2.400 tỷ đó là – Nói . Toàn dân hãy chờ – Làm – xem ? Đó là câu trả lời sớm hơn cho 62 ngàn tỷ nhà nước hứa hỗ trợ dịch Vũ Hán hồi đầu năm nay.” FB Mạc Đăng Tào bình luận.
FB Lệ Thu nói: “Nghi là nổ trên giấy tờ thôi – như dịch covid – chả thấy được đồng nào”
Bức xúc về sự chậm trễ của hành động cứu trợ dân nghèo của Chính phủ và chất vấn Thủ tướng về lời hứa trên tivi sẽ chi 500 tỷ cứu trợ cách nay vài hôm, cô gái ném giày ở Thủ Thiêm Nguyễn Thùy Dương, người đang trực tiếp phát quà cứu trợ người dân vùng lũ, viết rằng:
“THƯA THỦ TƯỚNG! TẠI SAO LẠI NHƯ THẾ?
Bão chưa vào miền Trung, Thủ Tướng đã có Công Điện khẩn cấp cho các ban ngành chuẩn bị. Bão oanh tạt miền Trung, Thủ Tướng lại có Công Điện Hoả Tốc yêu cầu các Bộ/ ngành ra phương án ứng phó.
Hơn 6 ngày kể từ khi bão vào, Bộ Tài Chính mới làm xong Tờ Trình. Hơn 6 ngày, màn bão, chiếu nước ấy, dân sống làm sao? Cá nhân tôi giận Bộ Tài Chính trăm thì tôi giận lẫn ức Thủ Tướng muôn ngàn. Vì sao theo Luật Dự Trữ Quốc Gia, Thủ Tướng có quyền xuất khẩn cấp không cần Tờ Trình, các Bộ/ngành/ cơ quan Tỉnh/thành báo cáo sau vẫn được mà Thủ Tướng không làm?
Thủ Tướng có phải Đồng Bào của Nhân Dân miền Trung không? Tôi đã khóc, khóc rất nhiều khi tôi nhìn họ chênh vênh ngóng đợi, tôi khóc khi ngồi trên chiếc ghe qua sóng lớn mịt mù. Tôi nghĩ, dân miền Trung đã đi qua cơn sợ hãi của ngày hôm đó như thế nào? Con người trong cơn tuyệt vọng kêu gào của sống còn thảm thiết lắm. Họ đã đi qua nỗi sợ, cơn hoảng loạn ra sao?
Tôi không biết, Thủ Tướng có từng đọc qua Luật Dự Trữ Quốc Gia để biết mình có cái quyền xuất hàng khẩn cấp hay không? Nhưng tôi biết là một người bình thường không ai có đủ gan nghe tiếng kêu thảm thiết của dân vùng lũ mà có thể không cứu. Một phút chậm trễ trong quyết định của lãnh đạo sẽ trả giá bằng đau thương, cơ cực của Nhân Dân.
Thủ Tướng! Ông thấy có lỗi với dân không? Tại sao? Tại sao lại chậm trễ trong công tác cứu hộ, cứu nạn như thế? Tại sao có thể để cấp dưới làm một Tờ Trình mất mấy ngày như thế?
Tại sao khi có Tờ Trình vẫn mất mấy ngày để Thủ Tướng quyết định? Bão, nó đợi Thủ Tướng quyết định hay sao? Con nước, nó chờ Thủ Tướng suy nghĩ nó mới vây dân hay sao? Thủ Tướng! Ông nghĩ gì khi dân ông chấp chới? Ông nghĩ gì khi thấy biển nước mênh mông? Ông nghĩ gì khi những cái chết không thể chôn mùa lũ?
500 tỷ đã cấp hay chưa hoặc vẫn nằm trên giấy?
Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ đầu năm đến 24/9/2020, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã chi khoảng 17,49 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đấy! Gói 62.000 tỷ khi nào chi đủ cho dân?
Dân hỏi gắt Thủ Tướng có thể mang cái tội bôi nhọ lãnh đạo, chống phá xuyên tạc. Thủ Tướng chậm trễ cứu dân để dân khốn khổ, ai định tội Thủ Tướng?” cô Nguyễn Thùy Dương nêu câu hỏi thay cho lời kết luận.
Ngày 15-16/10, đang báo động khẩn mưa lũ, gần 15 cán bộ huyện và lãnh đạo chủ chốt các xã vùng rốn lũ Hương Khê đã lên máy bay vào TP Hồ Chí Minh tham dự cuộc họp đồng hương diễn ra vào ngày 18/10 và mãi đến 20-10 họ mới quay trở về.
Về phía huyện Hương Khê, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch HĐND huyện, Trưởng Ban Tuyên giáo… cũng đi họp đồng hương.
Các xã như Hương Trạch, Hương Thủy, Hương Giang… được cho là địa phương nằm trong diện đặc biệt ảnh hưởng do đợt mưa lũ này. Tuy nhiên, lãnh đạo chủ chốt là bí thư, chủ tịch xã đều đi họp đồng hương. Thậm chí, có một xã đi cả 3 người gồm chủ tịch, bí thư và chủ tịch mặt trận.
Vậy mà ông Lê Ngọc Huấn, Bí thư Huyện ủy Hương Khê, nói “mỗi xã chỉ cử 1 người đi, … không ảnh hưởng gì”.
Trên Facebook có hơn 200 ngàn người theo dõi, Nhà báo Bạch Hoàn bình luận:
“Trong khi người dân khắp nơi đang động viên nhau đổ về miền Trung cứu trợ, thì ở Hương Khê, Hà Tĩnh có 15 cán bộ lũ lượt kéo nhau đi TP.HCM hội hè gặp mặt đồng hương.
Khi người dân màn trời chiếu đất, co ro, đói rét, thì 15 công bộc của dân ấy tổ chức hoan ca.
Đã thế, ông Lê Ngọc Huấn, Bí thư huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), còn dám nói rằng 15 cán bộ lãnh đạo tham gia hội họp ấy không ảnh hưởng đến công tác phòng chống bão lũ, vì họ đi vào thứ 7, chủ nhật.
Thế nhưng, khốn nạn thay là bão lũ lại không chịu nghỉ cuối tuần.
Vào hôm ấy, mưa lũ còn hung dữ hơn, khiến 5 xã tại huyện Hương Khê gần như bị cô lập.
Thế đấy.
Trong lúc người dân chúng ta đau đớn và xót xa cho đồng bào mình, thì 15 công bộc của dân ăn chơi, đàn đúm. Trong lúc nhiều công bộc của dân vừa phóng tay chi tiền tỉ mua cặp da, mua quà hoa tưng bừng đại hội, thì không ita người dân vùng lũ chịu cơn đói lạnh.
Và giờ đây, khi chơi vơi giữa dòng nước lũ, khi cần một chiếc phao, khi cần một cây cọc để bấu víu, để kiếm tìm một niềm hi vọng – hi vọng qua cơn đói, hi vọng qua cơn lạnh, hi vọng mình được sống – thì có những người chẳng biết bấu víu vào đâu.
Tôi nhận được rất nhiều lời cầu cứu, người kêu cứu cho Hương Khê, Hà Tĩnh, người kêu cứu cho Lệ Thuỷ, Quảng Bình… Họ nhắn tin mà như tuyệt vọng. Họ nhờ tôi làm gì đó. Họ nhờ tôi cứu giúp.
Hôm qua, tôi gửi thêm một chút tấm lòng để bạn tôi giúp bà con Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Tôi không có khả năng làm được gì hơn nữa. Giống như những người đang kêu cứu, tôi chỉ là một phụ nữ thân cô thế cô, không quyền không chức, không chút nguồn lực trong tay.
Tôi luôn cho rằng, người dân tựa nương vào nhau trong cơn khốn khó là cần thiết. Nhưng, chăm lo cho dân, bảo vệ dân, cứu dân, thu xếp nơi ăn chốn ở cho dân trong thảm hoạ thiên tai và nhân tai… tất cả là trách nhiệm của chính quyền.
Xin nhấn mạnh rằng, đó là trách nhiệm của chính quyền. An sinh xã hội là trách nhiệm của chính quyền.
Thế cho nên, các anh chị bạn của tôi, xin hãy tiếp tục gieo những hạt mầm thiện lương đẹp đẽ. Nhưng cũng đừng quên đòi hỏi, đòi hỏi mạnh mẽ và dứt khoát yêu cầu các công bộc của dân phải thực thi trách nhiệm với dân.
Cũng như tôi hôm nay đòi hỏi chính quyền Hà Tĩnh phải cách chức 15 cán bộ xã, huyện Hương Khê vì đã vui chơi hội hè khi dân khốn khổ.
Và một lần nữa, tôi đòi hỏi chính quyền phải dốc lòng dốc sức, đầu tư mọi nguồn lực để cứu dân, đảm bảo an toàn sức khoẻ và tính mạng cho dân.” Nhà báo Bạch Hoàn nêu quan điểm.
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> “Cướp” lương khô của dân – Quan, Tướng đùn trách nhiệm
>>> “Tố” Thủy Tiên nhận tiền phản động – Giám đốc Tuấn vội tìm đường thoát thân
>>> Thừa lệnh Đảng – VTV “xỉ vả” người đi cứu trợ
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT