Ổ gián điệp Trung Quốc bị phanh phui – Afghanistan đòi Bắc Kinh xin lỗi

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=PVRSZeZ86lc

Báo chí Ấn Độ hôm qua, 25/12/2020, đồng loạt loan tin về vụ an ninh Afghanistan bắt giữ 10 nghi phạm gián điệp Trung Quốc. Người đứng đầu nhóm tình nghi gián điệp bị bắt từ ngày 10/12. Theo trang Hindustan Time, đích danh phó tổng thống Afghanistan, Amrullah Saleh, giám sát cuộc điều tra về vụ án này.

Theo phó tổng thống Afghanistan, nếu Bắc Kinh chính thức có lời xin lỗi, Kabul sẽ thả các nghi phạm.

Chính quyền Kabul cũng thông báo với đại sứ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không xin lỗi, tư pháp Afghanistan sẽ tiến hành truy tố các can phạm.

Đây là vụ bắt giữ nghi phạm gián điệp Trung Quốc đầu tiên từ nhiều năm nay.

Thông tín viên Sonia Ghezali tường trình từ Islamabad :

«Súng ống, đạn dược và thuốc nổ đã được tìm thấy tại nhà của nghi phạm Lý Dương Dương (Li Yangyang) ở Kabul.

Kiều dân Trung Quốc sống tại Afghanistan từ mùa hè vừa qua này đã bị cơ quan phản gián Afghanistan bắt giữ cùng với 8 người khác, cũng mang quốc tịch Trung Quốc.

Lý Dương Dương được coi là một trong hai chỉ huy của nhóm công dân Trung Quốc bị tình nghi làm gián điệp. Nhân vật này đã tiếp xúc với mạng lưới Haqqani, cánh vũ trang của phong trào Taliban.

Theo các cơ quan phản gián Afghanistan, Lý Dương Dương tìm kiếm thông tin về lực lượng khủng bố Al-Qaida, cũng như sự hiện diện có thể của người Duy Ngô Nhĩ, tại một số tỉnh miền đông Afghanistan.

Người Duy Ngô Nhĩ là sắc tộc theo đạo Hồi ở khu tự trị Tân Cương, miền viễn Tây Trung Quốc.

Từ nhiều năm nay, nhiều người Duy Ngô Nhĩ ngả theo con đường cực đoan hóa, đã tham gia vào hàng ngũ Al-Qaida.

Họ đầu quân vào lực lượng mang tên ETIM, tức Phong trào Hồi giáo tranh đấu Đông Turkestan.

Bốn năm về trước, ETIM tuyên bố ”thánh chiến” chống lại chính quyền Trung Quốc, nhằm  ”giải phóng vùng Tân Cương khỏi những kẻ chiếm đóng cộng sản”.

Mới đây, một số người Duy Ngô Nhĩ có thể đã tham gia chi nhánh của người Afghanistan thuộc tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Afghanistan.

Chính quyền Afghanistan đã mở một cuộc điều tra sau vụ bắt giữ 10 nghi phạm gián điệp Trung Quốc.

Vụ bắt giữ này là một đòn nặng nề không thể phủ nhận được đối với quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia bạn hữu ».

Ảnh: phó tổng thống Afghanistan, Amrullah Saleh 

Theo giới bảo vệ nhân quyền, chính quyền Trung Quốc tiếp tục các đàn áp nhắm vào cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bất chấp các lên án của giới bản vệ nhân quyền.

Theo nhiều nhà quan sát, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo trá hình tại đặc khu.

Đòi hỏi cử quan sát viên đến Tân Cương của Liên Hiệp Châu Âu cho đến nay chưa được Bắc Kinh đáp ứng.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước thềm Noel, 23/12, bộ trưởng phụ trách Ngoại Thương của Pháp, ông Franck Riester, khẳng định Paris sẽ không ủng hộ việc Liên Âu ký kết thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc, dự kiến thông qua trước cuối năm, nếu Bắc Kinh không phê chuẩn Công ước cấm lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Theo Le Monde, một báo cáo công bố hôm 15/12, ước tính khoảng 570.000 người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức tham gia vào việc thu hoạch bông tại Tân Cương.

Gián điệp Trung Quốc ở Afghanistan cấu kết với Taliban để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ

Một loạt đặc vụ tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được giao nhiệm vụ theo dõi và giám sát các nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ bỏ trốn khỏi Trung Quốc và “phá hoại” các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra ở Afghanistan.

Sự cố rò rỉ dữ liệu gần đây làm lộ danh tính của 1,95 triệu cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm nổi bật mạng lưới gián điệp rộng lớn của Trung Quốc trải khắp thế giới. Nó vạch trần những hành vi thâm hiểm của ĐCSTQ nhằm ảnh hưởng đến công việc nội bộ của các quốc gia dân chủ.

Tin tức của tờ Zee News (Ấn Độ) cho biết Tổng cục An ninh Quốc gia Afghanistan (NDS) gần đây đã phát hiện ra một mạng lưới gián điệp Trung Quốc dày đặc, nêu bật các hoạt động của ĐCSTQ nhằm tác động đến tình thế địa chính trị thông qua sự hiện diện trong khu vực.

Vào ngày 10/12, NDS Afghanistan đã phát động một cuộc vây ráp và bắt giữ một đặc vụ tình báo Trung Quốc tên là Lý Dương Dương (Li Yangyang), người đang hoạt động ở nước này từ tháng 7 năm nay. Lý Dương Dương bị bắt tại nơi cư trú ở Kabul. NDS cũng thu hồi vũ khí, đạn dược và chất nổ, bao gồm cả bột Ketamine từ nơi ở của anh ta.

Cùng ngày, NDS Afghanistan tiếp tục bắt giữ một điệp viên Trung Quốc khác tên là Sha Hung ở Shirpur, Kabul. Trong quá trình khám xét, chất nổ và các vật liệu nguy hiểm khác đã được thu hồi từ nơi ở của Hung.

Ảnh: bên trong một trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

Ngoài ra, 7 điệp viên Trung Quốc cùng với một công dân Thái Lan cũng đã bị NDS bắt giữ. Tất cả những người bị bắt đều hoạt động với tư cách gián điệp của Trung Quốc ở Afghanistan.

Lực lượng an ninh Afghanistan và những người có liên quan đến vấn đề này đã tiết lộ rằng Lý Dương Dương và Sha Hung đã từng gặp chỉ huy của Mạng lưới Haqqani (HQN), một chi nhánh của Taliban thông qua Cơ quan ISI của Pakistan.

Các chuyên gia cáo buộc Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ với ISI của Pakistan và các lực lượng khủng bố do chúng hậu thuẫn. Bên cạnh hợp tác với HQN, Trung Quốc cũng tài trợ cho Taliban thông qua Pakistan để nâng cao ảnh hưởng.

Theo Zee News, Đảng Cộng sản Trung Quốc và các gián điệp của Bắc Kinh đã hợp tác với các chiến binh Pakistan “để phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình ở Afghanistan và thiết lập vị trí thống trị ở Afghanistan thông qua Taliban và Al-Qaeda sau khi lực lượng an ninh Mỹ rút lui”.

Tờ báo cũng nhấn mạnh rằng các điệp viên Trung Quốc đã gặp các chỉ huy của Talibani để theo dõi và giám sát những nhà hoạt động và chiến binh người Duy Ngô Nhĩ đã trốn sang Afghanistan hoặc đến Tây Á, từ đó báo cáo về cho chính phủ Trung Quốc.

Lý Dương Dương và Sha Hung đặc biệt tập trung vào các khu vực cụ thể như các khu vực sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ ở các tỉnh Badakhshan và Kunar, đồng thời kết nối với các chỉ huy của Taliban, Al-Qaeda và HQN thông qua ISI để báo cáo về sự di chuyển và hoạt động của người Duy Ngô Nhĩ cho chính phủ Trung Quốc.”

Một nguồn tin thông báo với Zee News rằng “Các gián điệp Trung Quốc đang thực hiện một dự án nhằm mục tiêu và loại bỏ các thủ lĩnh người Duy Ngô Nhĩ ở Afghanistan thông qua những kẻ khủng bố để đảm bảo loại bỏ phong trào nổi dậy chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Trước đó, vào cuối những năm 1990, chính phủ Pakistan đã giúp Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ bằng cách hoặc trục xuất về Trung Quốc hoặc ám sát họ.

Afghanistan có đường biên giới ngắn với Tân Cương và là nơi ẩn náu của những người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn ĐCSTQ. Nước này cũng đóng vai trò như một đường dẫn đến các nước Tây Á.

Bên cạnh việc vạch trần mạng lưới gián điệp Trung Quốc, hàng loạt vụ bắt giữ ở Afghanistan cũng khiến mối liên hệ đen tối giữa Trung Quốc và Pakistan được đưa ra ánh sáng.

Bên cạnh việc phá hoại cuộc đàm phán hòa bình Afghanistan, mối quan hệ này cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với địa chính trị khu vực và nhân quyền của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ.

Nữ sinh viên Trung Quốc bị tố đổi thân xác lấy quan hệ chính trị ở Mỹ

Cuộc điều tra của trang Axios cho biết một nữ sinh viên bị cáo buộc là gián điệp Trung Quốc đã hỗ trợ các thành viên Đảng Dân chủ và ngủ với ít nhất 2 thị trưởng để tạo dựng ảnh hưởng. Cô đã đột ngột rời khỏi Mỹ năm 2015.

Trang tin Axios của Mỹ ngày 8-12 đăng bài điều tra độc quyền có tiêu đề: “Một người bị nghi là gián điệp Trung Quốc đã nhắm tới các chính trị gia bang California“.

Người này là một công dân Trung Quốc có tên Fang Fang hay còn gọi là Christine Fang. Năm 2011, cô đến Mỹ với diện sinh viên và đột ngột rời khỏi Mỹ mà không có lời giải thích vào giữa năm 2015.

Trong thời gian đó, cô đã xây dựng quan hệ rộng với các chính khách Mỹ. Các quan chức Mỹ tin rằng đây là hoạt động tình báo chính trị do Trung Quốc tổ chức từ năm 2011 – 2015. Hiện Trung Quốc chưa lên tiếng về thông tin này.

Theo các quan chức tình báo Mỹ, thông qua việc gây quỹ cho các chiến dịch, mạng lưới quen biết rộng, sức hút cá nhân và “quan hệ tình cảm hoặc tình dục” với ít nhất 2 thị trưởng vùng Trung Tây, cô Fang đã có thể tiếp cận quyền lực chính trị.

Ảnh: Thủ tướng Pakistan Imran Khan với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đề cập tới việc Fang bị cáo buộc đã “ngủ” với ít nhất 2 thị trưởng, báo New York Post (Mỹ) viết: “Fang đã dành 4 năm để tán tỉnh mọi người từ các chính khách địa phương tới nghị sĩ Mỹ“.

Ngoài việc nuôi dưỡng mối liên hệ với các thành viên nổi bật của Quốc hội Mỹ, cô Fang còn bị cáo buộc “có quan hệ tình dục hoặc lãng mạn với ít nhất hai thị trưởng của các thành phố miền Trung Tây nước Mỹ trong khoảng thời gian 3 năm“, bao gồm một vụ xảy ra trong chiếc xe hơi bị FBI nghe trộm, trang tin Axios dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ.

Mặc dù giới chức Mỹ không nghĩ Fang đã nhận hoặc truyền đi các thông tin mật, một quan chức tình báo cấp cao Mỹ nói rằng đây là “một vụ lớn vì có một số người thật sự ‘nhạy cảm’ đã bị phát hiện” trong mạng lưới tình báo.

Theo Axios, thông tin cá nhân về các quan chức chính quyền – gồm thói quen, sở thích, lịch trình, mạng xã hội và thậm chí các tin đồn về họ – là một dạng thông tin tình báo chính trị. Việc thu thập các thông tin như vậy là một phần quan trọng mà các cơ quan tình báo nước ngoài thực hiện.

Nằm trong số các mục tiêu đáng chú ý của Fang là ông Eric Swalwell, hạ nghị sĩ từ bang California và là thành viên Đảng Dân chủ. Fang đã tham gia hoạt động gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử của ông Swalwell hồi năm 2014, theo một quan chức tình báo Mỹ.

Cô cũng gây quỹ cho nữ hạ nghị sĩ Tulsi Gabbard thuộc bang Hawaii, nhưng không có thông tin cho thấy họ từng gặp nhau. Fang đã xuất hiện trong nhiều ảnh chụp cùng các nhân vật như nữ hạ nghị sĩ Judy Chu, chính trị gia Mike Honda, ông Ro Khanna (trở thành hạ nghị sĩ từ năm 2017), hạ nghị sĩ Eric Swalwell.

Các quan chức Mỹ tin rằng lý do thật sự của việc Fang đến Mỹ là để thu thập thông tin tình báo chính trị và gây ảnh hưởng lên các quan chức Mỹ mới nổi về những vấn đề liên quan Trung Quốc.

Các hoạt động của người bị nghi là gián điệp này dường như đã kết thúc trong thời ông Barack Obama, nhưng những quan ngại về các hoạt động gây ảnh hưởng của Bắc Kinh vẫn tiếp diễn dưới thời Tổng thống Trump và vẫn sẽ là một trọng tâm với hoạt động phản gián của Mỹ dưới thời ông Biden” – trang tin Axios viết.

Các chuyên gia bảo thủ, bao gồm cả con trai của tổng thống Donald Trump – Donald Trump Junior, đã phản ứng trước thông tin này bằng cách kêu gọi ông Swalwell từ chức ở Ủy ban Tình báo Hạ viện và cáo buộc ông đã bị mua chuộc.

Các quan chức tình báo giấu tên nói chuyện với trang tin Axios cho biết FBI tin rằng Fang là đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc, còn được gọi là Guoanbu, vì cô thường xuyên gặp gỡ một sĩ quan bị tình nghi làm gián điệp trong lãnh sự quán Trung Quốc ở TP San Francisco.

Một trong bốn quan chức hiện tại và cựu quan chức tiết lộ rằng cô Fang đã bị FBI giám sát, cho biết: “Việc Fang đi du lịch khắp đất nước và đến gần các chính trị gia ” là một dấu hiệu cô ấy đang làm nhiệm vụ“.

Tuy nhiên, đó vẫn là những cáo buộc khi cô Fang đột ngột rời Mỹ vào tháng 7-2015 và không bao giờ quay trở lại.

Các cáo buộc về Fang theo biên bản tuần trước và cuộc phỏng vấn của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe, trong đó ông lặp lại tuyên bố của Bộ trưởng Tư pháp William Barr và Giám đốc FBI Chris Wray rằng gián điệp Trung Quốc đã gần gũi với các chính trị gia Mỹ để phá Washington.

Không lâu trước khi trang tin Axios công bố thông tin về cô Fang, xuất hiện trên mạng xã hội video một giáo sư Trung Quốc nói với các sinh viên của mình rằng Bắc Kinh có “những người bạn” ở “cấp cao nhất” của cơ sở chính trị Mỹ. Giáo sư này được xác định là Di Dongsheng, phó hiệu trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế tại ĐH Renmin và bài giảng diễn ra vào cuối tháng 11.

Theo đài Fox, FBI đã phải ra tay can thiệp, thậm chí đi xa đến mức đưa ra một “hạn chế gặp gỡ” cho ông Swalwell.

Các nhà điều tra đã trở nên lo lắng về hành vi và hoạt động của cô Fang đến mức họ đã cảnh báo ông Swalwell vào năm 2015 về những lo ngại của họ. Ông Swalwell sau đó đã cắt đứt mọi quan hệ với Fang và không bị cáo buộc về bất kỳ hành vi sai trái nào, theo một quan chức nói với trang tin Axios.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Tham nhũng bắt nhau – Tổng bí thư với „Trò hề“ trước Đại hội 13

>>> Bắt Lê Thanh Hải – Tướng Công an nào sẽ ra tay?

>>> “Gõ kẻng” trước Đại hội – N.P Trọng “đe dọa” cánh Miền nam

Chơi với Mỹ không sợ mất Đảng


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT