Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=IqS7Qjjj8yw
Ngày 28/12 báo Tiền Phong đăng bài viêt có tựa “Bộ Chính trị xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt về những trường hợp đặc biệt”. Vậy câu hỏi đặt ra là, “trường hợp đặc biệt” ở đây cụ thể là những trường hợp nào?
Đến nay mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không công bố danh sách tứ trụ thì điều đó cũng có nghĩa là không thể loại trừ khả năng ban lãnh đạo khóa 13 sắp tới sẽ vẫn có các nhân vật “cao tuổi” trên giới hạn quy định ở lại Bộ Chính Trị. Điều này làm giới chuyên theo dõi tình hình chình chính trị Việt Nam nghi ngờ rằng, lại một lần nữa ĐCS lại ưu tiên cho trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm quyền.
Từ ngày 27/5 ông Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ông Nguyễn Hồng Diên nói về nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa tiếp theo như sau: “tỷ lệ mới nhiều hơn, trẻ cao hơn” nhưng không loại trừ “trường hợp đặc biệt” phù hợp với tình hình thực tiễn”.
Vắng đi một thời gian báo chí đăng tin ông Trần Quốc Vượng thay ông Nguyễn Phú trọng điều hành các cuộc đại hội Trung ương làm người ta nghi ngờ đây là cách mà ông Nguyễn Phú Trọng đã cầm tay chỉ việc Trần Quốc Vượng và dự đoán ông Vượng sẽ là người có thể vượt qua ông Nguyễn Xuan Phúc để nắm chiếc ghế Tổng Bí Thư.
Phát biểu của ông Diên hôm ngày 27/5 được đưa ra tại một cuộc họp thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm bàn về “phương hướng công tác nhân sự khoá 13” và nay sau đại hội trung ương 14 báo chí nhắc lại vấn đề này.
Ông Nguyễn Phú Trọng vốn là người tham quyền cố vị, khả năng ông nghỉ hưu vì quá tuổi và đã đủ 2 nhiệm kỳ là hợp với điều lệ đảng. Tuy nhiên, quyền bính nằm trong tay của ông Trọng quá lớn nên cũng không loại từ khả năng là ông này ngồi lại tiếp một nhiệm kỳ nữa.
Dấu hiệu cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng tự đưa mình vào “trường hợp đặc biệt” để tiếp tục giữ ghế.
Theo ông Nguyễn Đức Hà, cựu Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã cho biết như sau: “Những trường hợp đặc biệt cần tham gia Ttung Ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị sẽ cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt và thông qua quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch, trước khi trình Ban Chấp Hành Trung ương xem xét, quyết định”.
Thực chất của cái gọi là Ban Chấp Hành Trung Ương quyết định ấy là bộ chính trị quyết định. Ban chấp hành trung ương gồm 200 người có cả các ủy viên trung ương đảng và 19 người ủy viên bộ chính trị. Mà ở đất nước này ai lại không biết Bộ Chính Trị có quyền lớn hơn Trung Ương Đảng? Nguyên tắc “tập trung dân chủ” của đảng cộng sản thực chất là ủy viên trung ương bỏ phiếu nhưng phải tuân thủ ý kiến chỉ đạo của bộ chính trị. Hay nói đúng hơn là trung ương đảng bỏ phiếu chỉ là hình thức hợp thức hóa những đề cử của Bộ Chính Trị thôi. Mà trong Bộ chính Trị, lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng là nặng ký nhất. Nói tóm lại, những gì trung ương đảng quyết thì đấy là quyết theo ý ông Nguyễn Phú Trọng là chính.
Sáng 28/12, tại Hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại hội XIII của ĐCS cho các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương thông tin về nhiều vấn đề xoay quanh công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng diễn và vào đầu năm tới. Ông này cho biết, trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng và nhiều lần nhấn mạnh đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII và trong đó ông Trọng có chú ý với Trung Ương Đảng là xem xét trường hợp đặc biệt.
Được biết, ngay từ hội nghị Trung Ương 12, ông Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, đã nói rằng “nhân sự của Trung ương Đảng khóa 13 sẽ có 3 độ tuổi, dưới 50 chiếm tỉ lệ 15-20%, từ 50-60 tuổi chiếm trên dưới 70%, và từ 61 tuổi trở lên chiếm trên dưới 10%”. Đáng chú ý là ông Diên nói “từ 61 tuổi trở lên” chứ không nói là “từ 61 tuổi đến 65” tuổi. Được biết theo điều lệ đảng thì ứng viên vào Bộ Chính trị không quá 65 tuổi. Vậy câu nói là “từ 61 tuổi trở lên” cho thấy ông Diên úp mở về một hay vài trường hợp trên 65 tuổi vẫn ứng ử vào Bộ Chính Trị. Hay nói đúng hơn, ông Diên đã nói một câu dọn đường cho Nguyễn Phú Trọng muốn ngồi lại.
Ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, không ai dám xé bỏ quy định trong Điều Lệ Đảng.
Được biết số lượng ủy viên Trung ương khóa tới sẽ vẫn như khóa 12, là khoảng 200 người, trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Tương tự, con số ủy viên Bộ Chính trị nhiều khả năng vẫn trong khoảng từ 17-19 ủy viên, Ban Bí thư từ 12-13 ủy viên. Nói tóm lại, số lượng ủy viên Bộ Chính trị vẫn còn đang bỏ ngỏ và đến cận đại hội vẫn chưa chốt. Điều này làm nhiều người cho rằng, nếu ông Nguyễn Phú Trọng ngồi lại Bộ Chính Trị thì có thể người ta tăng số lượng ủy viên bộ chính trị lên để đảm bảo rằng, bổng lộc của những người mới không bị tước bỏ.
Trả lời câu hỏi của báo chí những thắc mắc về tại sao phải dùng cách nói “từ 61 tuổi trở lên” mà không dùng cách nói “từ 61 tuổi đến 65 tuổi” cho đúng, thì ông Duyên mới giải thích rằng: Tuy có các độ tuổi được đặt ra, song việc vận dụng độ tuổi với “một số” ủy viên Trung ương phải “thật sự linh hoạt”, dựa trên bài học rút ra từ công tác nhân sự Đại hội Đảng 12, cũng như từ các khóa trước.
Nói cho cùng từ “linh hoạt” ấy chính là cách nói tránh của một một hình thức xé bỏ quy định của điều lệ đảng. Mà trong ĐCS ai có đủ quyền lực để đạp lên điều lệ đảng? Chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng mới làm được điều đó.
Còn nhớ năm 2016 khi diễn ra đại hội 12, chính ông Nguyễn Phú Trọng được xếp vào trường hợp ngoại lệ mặc dù quá tuổi trong khóa đó. Ông Nguyễn Hồng Diên nói rằng:“Đặc biệt là người đứng đầu, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc. Tổng Bí thư là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên cả nước đã gặt hái được những thành quả lớn”.
Vâng! Nói chung ông Diên là cái loa của ông Nguyễn Phú Trọng, nhiệm vụ là ca bài ca công lao để che đậy đi trường hợp ông này đã chà đạp lên điều lệ đảng mà do chính đảng của ông soạn ra. Đây là một hình thức vì tham quyền cố vị mà lạm quyền rất đáng phải trừng trị.
Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo dọn đường cho chính mình ở lại như thế nào?
Cũng tại Hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại hội XIII của ĐCS cho các cơ quan báo chí Nguyễn Đức Hà, cựu Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã nói như sau: “Những bài viết và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không chỉ thể hiện sự quan tâm, trăn trở, tâm huyết và tinh thần cao trước Đảng, trước Nhân dân của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, mà cũng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng“.
Cũng theo lời ông Hà cho biết thì chính ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo quán triệt một số nội đáng chú ý. Trong đó, có ý rất quan trọng rằng: Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, gồm 6 Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và xem xét trường hợp đặc biệt của ứng viên quá tuổi.
Theo ông Nguyễn Đức Hà, trên cơ sở danh sách quy hoạch của các cấp uỷ, tổ chức Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương, đã được Ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, Tiểu ban nhân sự, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan chức năng có liên quan rà soát, thẩm định kỹ lưỡng, chặt chẽ, khách quan từng nhân sự trước khi trình ban chấp hành trung ương xem xét, quyết định. Mà như đã nói, ban chỉ đạo trung ương nào dám quyết những gì trái ý ông Trọng? Rất khó. Có thể ban chấp hành trung ương đảng đang bị ông Trọng điều khiển như con rối.
Ông Nguyễn Phú Trọng vẫn cố mọi cách để ông được tiếp tục tại vị.
Được biết quy trình tổ chức đại hội 13 được thực hiện theo 5 bước theo Quy định 105 và đồng bộ với quy trình công tác nhân sự cấp uỷ theo Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị. Trong đó, quy trình giới thiệu đối với 3 nhóm đối tượng: Các đồng chí Trung Ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương tái cử; lần đầu tham gia Trung Ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các chức danh chủ chốt; và các đồng chí thuộc diện “đặc biệt”.
Những trường hợp đặc biệt cần tham gia Trung Ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị sẽ cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt và thông qua quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch, trước khi trình bvan chấp hành xem xét, quyết định.
Theo thứ tự là giới thiệu các trường hợp tái cử trước, tham gia lần đầu sau, cuối cùng là giới thiệu các trường hợp đặc biệt; thực hiện giới thiệu nhân sự Trung Ương trước, nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau, cuối cùng là nhân sự các chức danh chủ chốt.
Được biết chức danh chủ chốt là 5 chức danh: tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và thường trực ban bí thư. Khi áp dụng trường hợp đặc biệt thì rất có khả năng người có quyền lực cao nhất sẽ hưởng.
Có một chi tiết đặc biệt rất đáng quan tâm, đó là hôm ngày 24/6, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp xú cử tri tại Hà Nội, không biết vì vô tình hay cố ý mà người ta sắp xếm một nữ tên Nguyễn Thị Xuân Thắng nói rằng: “…mong tổng bí thư tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đi đến đích cuối cùng”. Và đến đại hội 13 ông đã 77, quá tuổi được cơ cấu vào Bộ Chính Trị là 12 tuổi, vậy mà có người vẫn muốn ông lãnh đạo, chẳng lẽ người ta thích một ông lão bệnh hoạn và lú lẫn làm lãnh đạo đất nước sao?
Việc sắp đặt cho bà Nguyễn Thị Xuân Thắng bày tỏ mong muốn ông Trọng “tiếp tục tham gia nhiệm kỳ tới” là chỉ dấu cho thấy người đứng đầu đảng CSVN kiên quyết bám ghế tổng bí thư tại Đại Hội 13.
Nói cho cùng, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn muốn tại vị lắm. Chỉ còn chưa đến một tháng nữa, liệu ông Nguyễn Phú Trọng có ở lại không thì lúc đó sẽ rõ. Còn mọi nhận xét bây giờ đều chỉ là dự đoán. Tuy nhiên những dự đoán đều dựa trên những chuỗi hành động của ông Trọng.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Chơi với Mỹ không sợ mất Đảng
>>> Nguyễn Văn Nên được phép dùng 7.500 tỉ đồng để “xử“ Lê Thanh Hải
>>> Tham nhũng bắt nhau – Tổng bí thư với „Trò hề“ trước Đại hội 13
Mỹ chặn giấc mơ công nghệ Trung Quốc – Việt Nam hưởng lợi
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT