Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=eUo6AYQv8-0
Trong cuộc họp kín ngày 9/1/2021 vừa qua, theo tin tức rò rỉ thì tứ trụ đã được định đoạt. Vì thông tin về nhân sự đại hội là tuyệt mật nên các báo nhà nước không được phép đăng. Trang BBC Việt Ngữ có bài viết rất đáng chú ý rằng “Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’”. Thông tin này được xem như là gần như chính xác, chỉ cần đại hội 13 công bố nữa là xong.
Như vậy là trong cuộc chiến tay ba để giành suất đặc biệt gồm có Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc thì Nguyễn Phú Trọng đã giành toàn thắng. Tuy 2 suất đặc biệt ấy dành cho ông Trọng và ông Phúc nhưng phần thắng chỉ có ông Trọng còn ông Phúc tuy dành được suất đặc biệt nhưng chiếc ghế mà ông Phúc dự kiến giữ sau đại hội 13 là ghế chủ tịch nước hữu danh vô thực, ghế này không thể sánh bằng ghế thủ tướng mà ông đã giữ từ đại hội 12 cho đến nay. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì giữ nguyên chức tổng bí thư, chức cao nhất trong đảng và là chức vụ có quyền lực nhất trong ĐCS hiện nay. Và kết quả, người thất bại là ông Trần Quốc Vượng.
Được biết, cuộc họp ngày 9/1 vừa qua bộ chính trị đề xuất phương án đề xuất ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ở lại tiếp tục trong nhóm Tứ Trụ sau Đại hội 13. Đến hội nghị 15 sẽ diễn ra vào ngày 15/1 sẽ chính thức xem xét phương án Tứ trụ và trường hợp đặc biệt trên 65 tuổi, sắp diễn ra tại Hà Nội. Và sau đó là công khai tại Đại hội Đảng 13, đánh dấu chuyển giao lãnh đạo 5 năm một lần, sẽ khai mạc ngày 25/1 và bế mạc ngày 2/2.
Đến sát giờ này, dư luận ở Việt Nam đang bàn luận phương án mà có thể Bộ Chính trị sẽ trình ra cho Trung ương Đảng ở Hội nghị 15 để bỏ phiếu.
Theo đó, có thể Hội nghị 15 sẽ xem xét và bỏ phiếu cho phương án Một:
Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng
Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng: Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội: Phạm Minh Chính
Phương án Hai, để Hội nghị 15 xem xét, có chút khác biệt là đảo ngược lại hai chức danh:
Thủ tướng: Phạm Minh Chính
Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ
Vì sao Trần Quốc Vượng bị loại?
Thực ra Trần Quốc Vượng là giải pháp thay thế cho Đinh Thế Huynh, khi mà Đinh Thế Huynh tự nhiên bị biến mất khỏi chính trường một cách bí ẩn. Theo thông tin rò rỉ thì ông Đinh Thế Huynh bị ông Trọng cho bệnh nhiễm căn bệnh tâm thần và phải rút khỏi chính trường. Vào năm 2016 khi mà Nguyễn Phú Trọng kéo Đinh Thế Huynh về làm phó cho mình thì mục đích của ông là truyền ngôi cho ông này khi ông Trọng nghỉ giữa nhiệm kì. Tuy nhiên, đến năm 2017 ông Trọng thay vì truyền ngôi lại cho Đinh Thế Huynh thì ông làm cho Đinh Thế Huynh bị mất trí và rời chính trường để ông tiếp tục ngồi ghế tổng bí thư đến hết nhiệm kì.
Tương tự như vậy, ông Trần Quốc Vượng thay thế Đinh Thế Huynh để chờ Trọng Truyền ngôi vào đại hội 13, nhưng cuối cùng ông Trần Quốc Vượng nhận ra rằng, đợi Nguyễn Phú trọng tự rút lui là không thể, ông ta còn rất tham quyền cố vị. Nhận thấy điều đó, ông Trần Quốc Vượng đã tách ra một tụ để chiến với Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc giành suất đặc biệt.
Tại Trung ương đảng, ông Trần Quốc Vượng chỉ là nhân vật thứ nhì sau cái bóng của của Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy khi ông tách ra làm một tụ cạnh tranh với chính Nguyễn Phú trọng là rất khó thành công. Hầu hết người ở Trung ương đảng là những người trung thành với Nguyễn Phú Trọng, sẽ không có nhiều người chịu theo Trần Quốc Vượng và đó là lí do ông Vượng đã thất bại trong cuộc đua tam mã này.
Hiện nay có 2 luồng thông tin về cơ cấu tứ trụ, ngoài bộ tứ Trọng – Phúc – Huệ – Chính thì còn có một nguồn tin khác không đáng tin cậy bằng. Nguồn tin này cho rằng bộ tứ là Trọng – Phúc – Huệ – Mai. Tuy nhiên dù nguồn tin nào thì cũng không có tên ông Trần Quốc Vượng trong bộ tứ.
Theo QĐ 244 về quy chế bầu cử trong đảng, ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị. Vì vậy trước cuộc họp kín ngày 9/1 diễn ra, ông Nguyễn Phú Trọng đã áp lực cho các thành viên Bộ Chính Trị gạt bỏ Trền Quốc Vượng để ông loại bỏ người cấp phó đang muốn soán ngôi của mình, và ông đã thành công.
Hai tội đồ, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình bất ngờ ủng ộng Nguyễn Phú Trọng tìm kiếm sự nương tay
Trước đại hội 13, Nguyễn Văn Bình và Hoàng Trung Hải đang là 2 tội đồ bị Nguyễn Phú Trọng kỷ luật. Nhìn cảnh Đinh La Thăng bị ông trọng hành hạ từ 3 năm nay ắt hẳn 2 ông này phải cảm thấy sợ. Giải pháp tốt nhất là nịnh Nguyễn Phú Trọng để ông ta nhẹ tay sau đại hội 13.
Thế và lực của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp kín ngày 9/1 rất mạnh. Biết được thế lực nào ở lại, 2 người đang thất sủng là Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình nhanh nhảu phò Trọng để tìm kiếm sự nâng đỡ, ít nhất là sự nhẹ tay từ ông này. Phải nói 2 người này là 2 kẻ thức thời đúng nghĩa. Rút kinh nghiệm từ trường hợp Đinh La Thăng, hai ông này chẳng dại gì chống lại Trọng.
Khoá nào cũng thế, ngồi ngôi vua tập thể, nhiệm kỳ 5 năm với đặc quyền đặc lợi rất lớn, nên cuộc chiến bao giờ cũng rất khốc liệt.
Được biết, cuộc họp ngày 9/1 có hai nội dung vô cùng gay cấn: Chọn trường hợp đặc biệt và đề cử tứ trụ. Kịch bản lần này cũng khác so với các cuộc họp Bộ Chính trị trước đại hội XII, khi mà ông Trọng gây sức ép cho các đồng chí rút, còn ông thì nguyện vọng ở lại. Hôm đó ông Trọng có động thái ngược lại, ông xin rút vì lý do tuổi cao, sức khoẻ kém và mong những người khác hãy… ở lại.
Ông Trọng đã sắp xếp hết, ông muốn có người đề cử cho ông chứ không muốn tự mình đề cử. Thế là Nguyễn Văn Bình và Hoàng Trung Hải chớp thời cơ phát biểu mạnh mẽ, tha thiết yêu cầu ông Trọng ở lại để “lèo lái con thuyền đất nước”. Thế là “không phụ niềm tin yêu của đồng chí, đồng bào”, ở tuổi 77, ông Trọng đành ghi tên mình vào danh sách đề cử, thượng đài, so găng tranh “tứ trụ” một nhiệm kỳ nữa. Phải nói đây là một kịch bản vô cùng hoàn hảo và cao thâm. Có thể sau cú nhanh nhảu này, tội của Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình sẽ được xóa.
Những mánh khóe của ông Trọng chuẩn bị trước cuộc họp
Trước khi chuẩn bị cho việc bào chữa trường hợp quá tuổi, ông Trọng đã phân công các ủy viên bộ chính trị phe ông lập luận với các trường hợp trên thế giới rằng: Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện Mỹ đã ngoài 80 tuổi (sinh năm 1940), tân Tổng thống Mỹ Joe Biden 78 tuổi (sinh năm 1942), Tổng thống vừa thất cử Donald Trump 74 tuổi (sinh năm 1946); cựu Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, sinh tháng 7/1925, từ chức hồi tháng 2/2020 khi gần 95 tuổi… và từ đó họ bao nhiện cho trường hợp đặc biệt của ông Trọng.
Trò buộc người khác đề cử và bầu cho mình không phải mới đây mà năm 2016, tại đại hội 12 cũng vậy. Khi đó ông Trọng tuyên bố rằng ông “không ngờ” lại được “tín nhiệm bầu vào vị trí Tổng bí thư với số phiếu gần như tuyệt đối. Tôi bất ngờ vì tuổi đã cao, sức khỏe có hạn. Tôi cũng đã xin nghỉ rồi nhưng với trách nhiệm của Đảng đã giao thì tôi là đảng viên phải thực hiện. Giao trách nhiệm cho chúng tôi, chúng tôi rất lo lắng”. Và hôm nay ông lại lặp lại y chang bài cũ. Nếu Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình không nhanh nhảu thì cũng có người khác đề cử cho ông Trọng thôi. Mọi việc ông đã sắp xếp hết rồi.
Kỳ họp nào cũng cho là kịch tích, với việc bầu ra tổng bí thư và 19 thành viên đầy quyền lực của Bộ Chính trị. Nhưng kịch tính với những thành viên khác chứ không kịch tính đối với trường hợp bầu tổng bí thư. Bởi vì việc bầu chức vụ này đã được ông Nguyễn Phú Trọng lên kịch bản rõ ràng trước khi diễn ra cuộc họp. Với bài này ông đã từng loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng thì nói gì đến trường hợp của Trần Quốc Vượng hôm nay?
Cánh miền nam thất thế
Kỳ họp lần này mang dấu ấn vùng miền. Ông Trọng đã loại khu Nam Bộ ra khỏi tứ trụ một cách thành công. Tỷ lệ áp đảo 11/16 ngườ miền Bắc so với 5/16 người miền Nam. Trương Hòa Bình là người sáng giá cho chức thủ tướng nhưng đã bị thua cuộc trước Vương Đình Huệ.
Sau khi bị Nguyễn Phú Trọng dìm, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, thì uy lực của ông giảm sút không phanh, ông lại về sau cả Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân trong lấy phiếu tín nhiệm ở Ban chấp hành Trung ương và tại phiên họp Bộ Chính trị quyết đấu lần này.
Vậy là xong, các ông bà Trần Quốc Vượng, Trương Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Ngô Xuân Lịch, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải phải rút lui.
Sau cuôch họp này, Nguyễn Văn Bình và Hoàng Trung Hải có đơn cam kết rút lui khỏi chính trường, từ bỏ giấc mộng tranh ghế thủ tướng. Đơn giản, họ không muốn mình là Đinh La Thăng thứ hai. Sau lần ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử, xem như 2 ông này tạm yên về vườn mà không bị truy tố như Đinh La Thăng đã là may mắn lắm rồi.
Như vậy là sau nhiều hiệp chiến đấu, Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ được ngai vàng và ông có thể hoàn thành giấc mộng đế vương của ông, tức làm vua cho đến chết như Hồ Chí Minh và Lê Duẩn đã từng. Lần này phe miền nam hoàn toàn thất bại trước phe miền bắc, bởi phe miền bắc có Nguyễn Phú Trọng điều khiển.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trung Quốc toàn trị và hiếu chiến buộc phương Tây phải đối đầu
>>> Vì sao Nguyễn Phú Trọng xử Đinh La Thăng ngay sát ngày đại hội?
>>> Đại hội 13: Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’
Trung Quốc ra luật mới để chống lại các lệnh trừng phạt của Trump
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT