Ai nâng đỡ Vương Đình Huệ vào tứ trụ?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=1KAxZtAHKik

Vương Đình Huệ sinh năm 1957, nay 64 tuổi còn trong giới hạn quy định tái cử bộ chính trị. Ông Huệ quê Nghệ An, cùng quê với ông Nguyễn Sinh Hùng cựu chủ tịch quốc hội.

Vương Đình Huệ vốn là Phó hiệu trưởng Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội, một quan chức trong ngành giáo dục. Tuy nhiên ông Huệ xuất thân cùng trường với Nguyễn Sinh Hùng và Trần Bắc Hà. Nguyễn Sinh Hùng là một nhân vật tiến thân rất nhanh trong bộ máy nhà nước CS. Còn Trần Bắc Hà là ông trùm ngành ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm, người rất thân với với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cùng quê xứ nghệ, cùng là cựu sinh viên của trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội, Vương Đình Huệ có mối quen biết mật thiết với ông thuộc dòng họ “Nguyễn Sinh” là một lợi thế. Nguyễn Sinh Hùng có gốc là con cháu ông Hồ Chí Minh nhờ đó Huệ mới rũ bỏ được chiếc áo nghề giáo và bước vào vũ đài chính trị.

Tháng 4/2001, Nguyễn Sinh Hùng tái trúng cử ban chấp hành Trung ương khoá 9 và sau đó lên nắm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cùng năm, ông ta được cho rằng đã đưa Vương Đình Huệ sang làm Phó Tổng kiểm toán nhà nước. Và cũng chính Nguyễn Sinh Hùng quy hoạch, giới thiệu Vương Đình Huệ vào Ban Chấp hành Trung ương.

Tháng 4/2006, là thời điểm Nguyễn Sinh Hùng gặt hái thành công. Ông ta được vào Bộ chính trị, đồng thời có thể đã đưa được Vương Đình Huệ vào ban chấp hành Trung ương khoá X. Khi Nguyễn Sinh Hùng được phê chuẩn ghế Phó Thủ tướng thường trực, Vương Đình Huệ ngồi lên ghế Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khai mạc Hội nghị Hà Nội 2020 Hợp tác đầu tư và phát triển Ngày 27/6/2020

Tháng 1/2011, Nguyễn Sinh Hùng tái trúng cử Bộ Chính trị khoá XI và nắm ghế chủ tịch quốc hội thay ông Nguyễn Phú Trọng. Lúc đó, với quen biết với Nguyễn Tấn Dũng lâu năm, Nguyễn Sinh Hùng đề nghị ông Dũng giới thiệu Vương Đình Huệ cho chức bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.

Có chức, Vương Đình Huệ quay lưng với đàn anh, tại sao?

Về Bộ Tài chính chưa được bao lâu, Vương Đình Huệ đã bắt đầu ra tay với những sân sau đàn anh như Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng. Tại buổi hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” do Bộ Tài chính chủ trì hôm 20/9/2011, đã biến thành cuộc “cãi lộn” gay gắt giữa Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, trước sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành và báo chí. Nguyên nhân là Huệ đã bắt ép các doanh nghiệp xăng dầu trong đó không ít những doanh nghiệp này là sân sau của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng. Đó là dấu chỉ cho thấy, Huệ đã có mối quan hệ mới muốn buông mối quan hệ cũ. Được biết, em ruột Nguyễn Sinh Hùng là Nguyễn Sinh Khang được Ba Dũng bố trí ghế Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia.

Tháng 2/2012, Vương Đình Huệ “chạm” với Bộ Công thương lần nữa. Huệ bị cho là xử ép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), khi yêu cầu EVN cắt giảm chi tiêu, phải tiết kiệm cho được 1800 tỷ đồng.

Vì động chạm quá nhiều đến miếng ăn của đàn anh nên Vương Đình Huệ chỉ ngồi ghế bộ trưởng bộ tài chính đúng 1 năm 293 ngày thì buộc phải đi sang nơi khác. Đó là cột mốc thay đổi sự nghiệp chính trị của Huệ, ông ta đã có tính toán từ trước. Phải có chủ mới mới có thể phản chủ cũ, nếu không thì sự nghiệp chính trị của Huệ sẽ lụi tàn. Tuy nhiên, phản lại phe Dũng trong lúc Dũng đang mạnh thì rõ ràng đó là một canh bạc mạo hiểm. Tuy nhiên, thực tế sau đó đã cho thấy, Huệ chọn đúng.

Phản phé Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng

Năm 2012, chính trường Việt Nam chia rẽ mạnh mẽ, phe Nguyễn Phú Trọng liên minh với phe Trương Tấn Sang để chống lại phe Ba Dũng. Tuy nhiên thời kỳ đó dù liên minh Trọng – Sang được hình thành nhưng thế lực vẫn không thể bằng phe Ba Dũng được. Nguyễn Tấn Dũng có nhiều tiền, Nguyễn Tấn Dũng có thế lực mạnh hơn, lúc này ai mà chọn phản Nguyễn Tấn Dũng sang đầu quân cho Nguyễn Phú Trọng quả là mạo hiểm.

Thực tế, Nguyễn Phú Trọng từ khi làm chủ tịch quốc hội cho đến khi làm tổng bí thư, ông là người thân Tàu. Nếu tinh ý sẽ hiểu đây là một nơi có thể đầu quân, vì thực tế cho thấy sự tác động của Tàu lên chính trường Việt Nam ngày một sâu sắc. Và có lẽ vì lẽ đó mà Vương Đình Huệ chọn đầu quân cho phe Sang – Trọng chứ không chịu ngồi chung phe với Nguyễn Tấn Dũng.

Chính trường thời đó đồn đoán, Vương Đình Huệ đã lơ “thầy” Nguyễn Sinh Hùng và quay lơn với ơn nghĩa của Nguyễn Tấn Dũng và cùng với Nguyễn Bá Thanh đầu quân phe hai ông Trọng-Sang. Vì xem ra “cửa” hai ông Trọng-Sang tiền đồ có vẻ xán lạn hơn. Trong khi, với nhiệm kỳ hai trong vai trò thủ tướng, nhóm lợi ích của phe Ba Dũng đang bị số đông trong đảng công kích dữ dội và dư luận xã hội cũng phẫn nộ không kém vì những đại án tham nhũng đã đến hồi không thể bịt được.

Giọt nước bắt đầu tràn ly. Tại hai hội nghị Trung ương 5 và 6 khoá 11, phe ông Trọng-Sang yêu cầu tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, nhằm khống chế sự lộng quyền của phe Ba Dũng.

Đúng lúc Nguyễn Tấn Dũng muốn “nhổ cái gai”, bèn đẩy Vương Đình Huệ sang Ban Kinh tế trung ương, với Quyết định số 656-QĐNS/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2012. Như vậy, chỉ hơn một năm với vai trò Bộ trưởng Tài chính, Vương Đình Huệ đã phải khăn gói dời gót. Người được điền vào thay Huệ nắm Bộ Tài chính là Đinh Tiến Dũng.

Không thể có chuyện làm một bộ trong chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng mà thọc gậy bánh xe những dự án hái ra tiền cho sân sau của Dũng được. Việc làm này không thể nào Vương Đình Huệ không hiểu, ông ta hiểu rất rõ nữa là khác. Một số chuyên gia cho rằng, sở dĩ ông Huệ làm thế để có cái cớ ra đi theo tiếng gọi của phe Sang – Trọng, một liên minh mà đang có tiềm năng làm chủ cuộc chơi trong bộ chính trị trong những năm sau đó.

Vào Bộ Chính Trị nhưng thất bại, và ẩn mình chờ thời và tạo mối quan hệ.

Tháng 5/2013, tại Hội nghị Trung ương 7 khoá 11, ông Nguyễn Phú Trọng ủng hộ Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Nhưng bân chấp hành Trung ương đã không bầu cho Thanh và Huệ, ngược lại, lá phiếu họ dành cho Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân.

Dư luận khi đó bàn tán sôi nổi những đồn đoán không phải không có căn cứ, khi cho rằng vì bị Vương Đình Huệ “phản phé” nên Nguyễn Sinh Hùng đã liên thủ với phe Nguyễn Tấn Dũng, ngăn không cho Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đủ phiếu bổ sung vào Bộ Chính trị. Và qua việc mất ghế ắt ông Huệ đã nhận ra là ông ta cần im lặng thay vì làm nhiều, nói nhiều, dẫn tới động chạm nhiều như khi hồi còn ở ghế bộ trưởng bộ tài chính.

Sau thất bại ê chề tại Hội nghị Trung ương 7, một năm sau Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh nặng và qua đời tháng 2/2015. Phần mình, Trưởng ban kinh tế Vương Đình Huệ nhận thức rõ, để có đa số phiếu ở ban chấp hành Trung ương, điều quan trọng nhất là vừa lấy lòng ông Nguyễn Phú Trọng và phải có tiền để vận động nhiều kẻ ủng hộ khác. Có tin cho rằng ông Huệ có mối quan hệ mật thiết với Trần Bắc Hà, tuy nhiên Hà là đệ ruột của Nguyễn Tấn Dũng khó mà ăn ở hai lòng, vì vậy việc kết nối này không đi đến đâu và cũng là cái may cho Huệ. Bởi lẽ, nếu kết nối với Hà thì có thể sau này Huệ sẽ dính chùm với Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, mối quan hệ của Huệ với các doanh nghiệp lớn rất nhiều, trong đó có FLC – một doanh nghiệp tỷ đô.

Qua thực tế cho thấy, Huệ phản phé Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng là lựa chọn đúng, cho nên giờ đây đường quan lộ của ông Huệ thênh thanh hơn bao giờ hết, bởi đã là cánh tay đắc lực của Trọng thì thế nào cũng có ngày hưởng vinh quang.

Qua cầu rút ván nhưng lại lên được dỉnh vinh quang.

Nhìn vào con đường tiến thân của Vương Đình Huệ, người ta thấy nổi lên một công thức duy nhất, đó là qua cầu rút ván. Tuy nhiên những việc làm không mấy tốt đẹp này đã giúp Huệ tiến thân lên đỉnh và hiện nay đang có tin ông được đề cử vào tứ trụ với vị trí chủ tịch quốc hội.

Vương Đình Huệ thông minh, nhưng cơ hội. Cũng là cựu sinh viên của trường, nhưng Vũ Văn Ninh, Trần Bắc Hà, Đinh La Thăng… Tuy nhiên, cho đến nay Huệ là người thành công nhất trong số họ.

Nếu như ông Nguyễn Phú Trọng luôn giữ hình ảnh lãnh đạo cấp cao như một cụ ông bình dị, đơn giản, thì ngược lại, Vương Đình Huệ cầu kỳ hơn nhiều. Huệ khá tự kêu, ông thường tự hào khi được xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất Việt Nam đương đại, do có học hàm giáo sư.

Trước thềm đại hội 13 của Đảng, Vương Đình Huệ được cho là nắm chắc ghế Thủ tướng, tuy nhiên nhiều thông tin cho biết, ghế thủ tướng lại rơi vào tay Phạm Minh Chính. Có lẽ Chính cao cờ hơn khi chơi trực tiếp với Bắc Kinh chứ không chơi với Nguyễn Phú Trọng như Huệ.

Hơn 4 năm ngồi ghế Phó thủ tướng, Vương Đình Huệ được phân công nhiệm vụ gần như quản lý trọn nền kinh tế quốc gia. Khi Hoàng Trung Hải ngã ngựa, Vương Đình Huệ được Nguyễn Phú trọng cho trám vào chiếc ghế quyền lực bậc nhất thủ đô này. Ngồi ghế này chưa bao lâu, Huệ lại được đưa vào ghế chủ tịch quốc hội, ghế mà Nguyễn Phú Trọng từng ngồi và Huệ cũng đanh đi con đường giống Nguyễn Phú Trọng. Tham vọng của Huệ rất lớn, ông ta sẽ nhắm tới ghế cao nhất đó là tổng bí thư sau 4 năm nữa.

Việt Nam, một đất nước bị “lỗi hệ thống”, với một mô hình “không giống ai”, người dân không có quyền tự do lựa chọn người thật sự tài giỏi ra lãnh đạo mình. Phe thắng cuộc thích thì cứ cho vào “lò đốt” tất cả những gì gai mắt, thì việc Vương Đình Huệ nhắm đến ngôi vua, cũng không có gì bất ngờ. Vương Đình Huệ, một kẻ cơ hội đã leo lên đến tột đỉnh quyền lực, điều này chỉ có ở Việt Nam, không bao giờ xảy ra ở xứ dân chủ.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Facebooker lách để không phạm qui định “tuyệt mật” về danh sách lãnh tụ Đảng

>>> Hội nghị 15 phá vỡ điều lệ Đảng – thất bại của “phe” miền Nam

>>> Thể chế cộng sản có đảm bảo chỗ đứng cho nhân tài?

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tứ trụ, và các chủ đề nhân sự ‘giải quyết’ ở Hội nghị 15


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT