Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Re5-PGHESM8
Theo thông tin chính thức là cả nước có 1587 đại biểu tham dự đại hội 13. Tuy nhiên số cảnh sát cơ động được bố trí đảm bảo an ninh cho đại hội này đông vượt trội. Số lượng lên đến 6000 công an với trang bị súng ống và xe bọc thép rất hoành tráng. Như vậy tính trung bình mỗi đại biểu bị 4 cảnh sát. Lực lượng an ninh như thế là quá dày đặc. Cho thấy trong nội bộ ĐCS có gì đó rất bất bình thường.
Theo thông tin đăng trên báo mấy ngày nay thì nội quy đại đại hội đưa ra là giờ giải lao đại biểu không được tự ý bước ra khỏi khuôn viên dành cho đại hội, không được ăn uống bên ngoài, khi đi phải được xe của đại hội đưa rước, ở khách sạn được ủy ban đại hội quy định vv… và nhiều quy định nghiêm ngặt khác. Đó là những nội quy manh tính kiểm soát chăt chẽ các đại biểu của ông Nguyễn Phú Trọng.
Được biết đây là kỳ bỏ phiếu cho ủy viên trung ương, bỏ phiếu cho ủy viên bộ chính trị và bỏ phiếu cho tứ trụ và thường trực ban bí thư. Tất cả các chức danh này đã được định doạt bởi hội nghị trung ương 15 vừa kết thúc ngày 17/1 vừa qua. Nếu không có cơ chế kiểm soát từng đại biểu, rủi họ bỏ phiếu sai lệch đường lối đảng từ đó làm sai lệch kết quả đã quy hoạch thì kế hoạch cho 5 năm tới của ông Nguyễn Phú Trọng có khả năng bị vỡ.
ĐCS luôn muốn kiểm soát tư tưởng và nguyện vọng toàn dân là điều mà người dân Việt Nam không xa lạ gì. Tuy nhiên việc dựng nên hàng rào an ninh ỳ đặc tới con ruồi cũng không lọt để kiển soát tư tưởng nguyện vọng đại biểu là điều mà ít ai ngờ đến.
Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện
Nguyên tắc tập trung dân chủ được định nghĩa một cách ngắn gọn là “nguyên tắc tổ chức của đảng cộng sản trong đó các thành viên tham gia thảo luận chính sách hoặc tham gia bầu cử nội bộ đảng ở tất cả các cấp buộc phải tuân theo các quyết định của cấp trên ban xuống”.
Nguyên tắc tập trung dân chủ về bản chất của nó là phi dân chủ. Vấn đề quan trọng nhất của tập trung dân chủ là buộc các đại biểu bỏ phiếu phải đúng quy hoạch của cấp trên. Mà muốn đúng quy hoạch thì tất nhiên phải dùng lực lượng cảnh sát giám sát chặt chẽ đại hội. Việc áp dụng biện pháp an ninh của ông Trọng mang tính quân phiệt không khác gì một nhà độc tài.
Theo báo chí nhà nước CS Việt Nam thì chiều 24/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, các lực lượng phục vụ đã hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng cho ngày khai mạc Đại hội XIII. 6000 cảnh sát cơ động đã được luyện tập một cách chuyên nghiệp nhiều ngày trước đó đang sẵn sàng vào vị trí và bắt đầu thi hành nhiệm vụ.
Xung quanh khu vực khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, các nhân viên phục vụ trang trí hoa, tạo thành các khẩu hiệu, như “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển“. Khẩu hiệu này cũng được kết bằng hoa phía trong hội trường tổ chức Đại hội đã hoàn thành và sẵn sàng cho ngày khai mạc.
Bên trong hội trường lớn, các nhân viên kỹ thuật lắp đặt màn hình lớn hai bên khu vực Đoàn Chủ tịch; lắp đặt bục để Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ra mắt…
Ngày 24/1, lực lượng an ninh đã điều nhiều chó nghiệp vụ tham gia kiểm tra, đảm bảo an ninh cho Đại hội. Binh chủng hóa học Bộ Quốc phòng huy động các phương tiện để ứng phó nếu xảy ra sự cố trong thời gian diễn ra Đại hội.
Nói chung lực lượng công an kết hợp với một số đơn vị bên quân đội được triển khai rầm rộ làm cho người dân Hà Nội không khỏi choáng ngợp trước những sự kiện đang diễn ra. Nó tạo cho người dân cảm giác giác là không thể đột nhập được vào trong khuôn viên hội nghị, và không thể nào tổ chức biểu tình trong những ngày này. Đông thời những đại biểu bên không cũng có cảm giác chẳng khác gì người dân bên ngoài. Họ sẽ cảm giác bị khiểm soát chặt chẽ bằng những quy định và lực lượng công an đông đúc.
Bố trí lực lượng bảo vệ
Theo ông Nguyễn Đắc Vinh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng, công tác tổ chức, phục vụ Đại hội lần này có một số điểm mới và được bổ sung để phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19. Theo đó, toàn bộ các đại biểu tham dự Đại hội và khách mời được bố trí ăn, nghỉ theo đoàn, tập trung trong suốt quá trình diễn ra Đại hội tại các khách sạn, nhà khách gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.
Tuy nhiên đấy là lời giải thích mang tính đánh lạc hướng của ban tuyên giáo. Ý đồ thực tế của lực lượng cảnh sát cơ động, lực lượng chống biểu tình, lực lượng chống bạo động, lực lượng cho nghiệp vụ, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, binh chủng hóa học vv… là không phải để bảo vệ Covid. Số đông đại biểu được quy định không ăn, nghỉ ở bên ngoài hoặc nhà riêng, trừ một số trường hợp có quy định riêng. Đại biểu tham dự các hoạt động của Đại hội bằng xe ôtô chung do Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội bố trí, kể cả các Uỷ viên Trung ương Đảng. Thế mà nói bỏ vệ Covid – 19 sao?
Công tác chăm sóc sức khỏe đại biểu được Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội chỉ đạo xây dựng các phương án chi tiết cấp cứu hoặc phản ứng trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, trang thiết bị, máy tính, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ việc kiểm phiếu, ánh sáng, âm thanh tại hội trường… đều đã được bảo đảm hoạt đông tốt theo ý lãnh đạo.
Để chuẩn bị cho công tác bảo vệ đại hội, ngày 10/1, Bộ Công an đã tổ chức diễn tập các phương án bảo vệ Đại hội XIII; cùng ngày, Bộ Y tế diễn tập đảm bảo y tế phục vụ Đại hội. Đồng thời, Bộ Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm nCoV các đại biểu, tổ phục vụ và người liên quan, hơn 10.000 mẫu kết quả âm tính lần một.
Đại hội XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 tại Hà Nội. Trong đó, phiên trù bị tổ chức vào ngày 25/1; khai mạc chính thức ngày 26/1. Tổng số đại biểu tham dự là 1.587, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.
Bảo vệ tầng tầng lớp lớp
Thực ra tính mỗi đại biểu 4 công an là tính trung bình chứ thực chất không ai cử 4 an ninh để theo dõi 1 đại biểu cả. Các đại phiểu không phải là tội phạm nên họ được phép đi lại trong khuôn viên trung tâm hội nghị. 6000 cảnh sát được chia làm nhiều lớp bảo vệ. Lớp ngoài cùng là trách nhiệm giám sát sự động tĩnh của người dân nhằm phản ứng nhanh để bảo vệ đại hội. Lớp giữa là có trách nhiệm ứng phó với lớp ngoài hoặc lớp trong khi lớp đó không đủ khả năng vãn hồi trật tự. Còn lớp trong là giám sát chặt chẽ đại biểu của đại hội. Tránh tụ tập cách đoàn đại biểu để thỏa thuận riêng nhằm thay đổi lá phiếu.
Để bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn cho Đại hội, lực lượng Công an đã có những bước chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, với hàng trăm kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, tổ chức các biện pháp công tác chặt chẽ, nhiều vòng, nhiều lớp, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Đại hội.
Theo báo VOV cho biết “Để bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn cho Đại hội, lực lượng Công an đã có những bước chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, với hàng trăm kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, tổ chức các biện pháp công tác chặt chẽ, nhiều vòng, nhiều lớp, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Đại hội.”
Ông Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an cho biết: “Để bảo vệ tuyệt đối an ninh an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các lực lượng tham gia bảo vệ Đại hội đã sẵn sàng, trong mọi hoàn cảnh, các lực lượng đặc biệt là công an và quân đội sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, bọn phản động và các loại tội phạm, các hành vi phạm pháp luật để bảo vệ tuyệt đối an ninh an toàn cho Đại hội của”.
Thực tế chẳng có thế lực thù địch nào từ bên ngoài mà có thể gây ra một vết xước nhẹ cho đại hội 13. Ông Nguyễn Phú trọng dùng “thế lực thù địch” như là cái cớ để tăng cường quân để ông kiểm soát đại hội mà thôi.
Công tác y tế cũng không kém phần hoành tráng
Còn nhớ vào giữa tháng 5 năm 2019, khi ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ngã bệnh tại tỉnh nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng – Kiên Giang thì lúc đó không có lực lượng y tế của trung ương để cấp cứu cho ông mà dùng hệ thống y tế dân sự của tỉnh Kiên Giang, điều này làm cho Ủy Ban Chăm sóc sức khỏe Trung Ương không an tâm.
Chính vì vậy mà ông Nguyễn Thiện Nhân mới điều trực thăng từ Sài Gòn xuống Kiên Giang ứng cứu và đưa ông Trọng về chợ rẫy. Tuy nhiên Chợ Rẫy cũng là bệnh viện dân sự, Trung Ương cũng không an tâm. Thế là sau thời gian ngắn điều trị tại Chợ Rẫy, Trung Ương đã đưa ông Trọng về bệnh viện Quân Y 108 để trị.
Đây là bài học kinh nghiệm cho ông Trọng về công tác y tế cho riêng ông. Vì không chuẩn bị kỹ, ông xém mất mạng vì căn bệnh đột ngột ở tại Kiên Giang. Lần này tổ chức đại hội 13, tiện là diễn ra ở Hà Nội nên công tác y tế đặc biệt cho ông và các đại biểu tham dự cũng chuẩn bị kỹ hơn.
Thực tế, công tác y tế lần này kỹ hơn những đại hội trước vì sức khỏe của ông Trọng không đảm bảo. Nếu lần này mà công tác y tế chậm thì ông Trọng khó mà gặp may mắn lần 2 cách đây 20 tháng.
Ông Trọng là người tham quyền cố vị, ông bất chấp sức khỏe để bám lại chiếc ghế quyền lực nhất Việt Nam. Nếu để công tác chuẩn bị về mặt y tế kém thì ông sẽ không có cơ hội chuộc lỗi.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng và kế hoạch cầm quyền suốt đời?
>>> Đại hội 13 – Vở kịch ngàn tỷ
>>> Bắc Kinh cho phép cảnh sát biển bắn tàu Việt Nam khi cần
Trung Quốc gây áp lực ở Biển Đông – Chiến hạm Mỹ vào khu vực
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT