Đại hội 13: Hàng nghìn mật vụ canh cửa nhà dân

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Q7Ew5x7NSiE

Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01-02/02/2021 nhưng từ ngày 24/01 các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đã bị an ninh bắc ghế canh trước cửa nhà.

Từ ngày 23/01 Facebooker Phan Vân Bách đã loan tin rằng “trong 10 ngày đại hội đảng, các anh chị em sẽ được ăn bánh canh miễn phí khoảng chục ngày nhé”. “Bánh canh” là từ dân dã trong giới bất đồng chính kiến ám chỉ việc bị công an canh cửa.

Đến đầu giờ sáng ngày 24/01, cũng chính ông Bách thông báo trên Facebook cá nhân là tại chân cầu thang khu vực nhà ông có 5 người gồm 2 dân phòng,2 công an Phường, 1 An Ninh quận đang tụ tập để canh gác ông.

Sự việc được ông cập nhật liên tục trên trang cá nhân cho thấy ông bị canh gác cả vào ban đêm và những ngày sau đó. Trong bài viết mới đây nhất vào ngày chiều 26/01, ông cho biết ông dắt chó đi dạo cũng có người bám sau theo dõi.

Cũng trong ngày 24/01, nhà hoạt động dân sự Nguyễn Thúy Hạnh phản ánh trên trang cá nhân của mình rằng bà bị an ninh chặn cửa không cho đi cắt tóc.

Bà viết:

Đã điều bao nhiêu quân đội về Hà Nội để bảo vệ đại hội đảng, mà nhà cầm quyền vẫn chưa yên tâm, thản nhiên tước quyền đi lại của những công dân không phạm pháp chúng tôi bằng việc dùng công an nhốt chúng tôi ở trong nhà suốt kỳ đại hội.

Luật nào cho phép nhà cầm quyền làm như vậy đối với chúng tôi?”

Bài viết của bà nhận được nhiều bình luận như:

Đảng vì dân nhưng … sợ dân

Đảng ta giỏi lắm và thành tích ngất trời mà sao lại sợ một phụ nữ như cô. Chẳng khác nào họ nói láo từ trước đến đến nay…”

Vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Ai xử lý bọn này?”

Luật pháp mà được tôn trọng thì làm gi có dân oan ở cái xứ Đông Lào.”

Chắc là bảo vệ cho chế độ bất công thôi.”

Độc tài áp bức bóc lột. Hèn với giặc ác với dân.”

Bức ảnh được nhà hoạt động Phan Vân Bách chia sẻ hôm 24/01 cho thấy một số người mặc thường phục đứng canh phía dưới nhà ông

Tài khoản Facebook tên Phong Lan còn viết nên một bài thơ phản ánh tình trạng này.

Bài thơ có nội dung như sau:

Luật à chó tha mất rồi

Giờ thì chỉ có luật tồi mà thôi

Cái thời ma quỷ lên ngôi

Cho nên chỉ khổ dân tôi thôi mà

Người tốt bị chó coi nhà

Hưởng lương tiền thuế dân ta ôi buồn

Bao giờ dân hết lệ tuôn

Pháp luật chuẩn chỉ phép khuôn rõ ràng

Quyền dân đầy đủ mở mang

Thì bầy chó ấy đen vàng mới ngoan

Lúc đó

Dân mới

Hân hoan.

Tài khoản Facebook Đoàn Thanh Giang còn cho biết thêm là với dân oan 3 miền tập trung về thủ đô khiếu kiện thì địa phương cử người ra tận Hà Nội động viên họ về, riêng khu vực nhà trọ ở Ngô Thì Nhậm (quân Hà Đông), nơi đặt Trụ sở tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ thì từ chối cho người dân oan ở trọ trong thời gian Đại hội Đảng.

Đến tối ngày 25/01, chồng bà Hạnh cũng là ông Huỳnh Ngọc Chênh, cũng là người trong giới hoạt động dân sự đã đăng bức ảnh người canh gác trước cửa nhà ông với lời bình:

Tui cũng chẳng muốn đưa hình bọn canh cửa khổ sở này lên làm gì, nhưng chúng ngồi ngay trước cửa chĩa máy một cách bất lịch sự vào mặt khách và bạn bè tui đến nhà chơi nên tui phải đưa mặt nó lên.

Mọi người nhìn vào để thấy “bánh canh” là như thế nào, chúng thay nhau đến 4 ca và canh 24/24 như vậy đó suốt 10 ngày đại hội đảng của chúng nó. Cả nước có đến hàng ngàn người bị canh.

Đầu năm 2020 khi tấn công vào Đồng Tâm nhà tui và hàng trăm công dân khác ở Hà Nội cũng bị canh trước cửa như vậy suốt 10 ngày.”

Ảnh Facebooker Huỳnh Ngọc Chênh chia sẻ về người canh cửa nhà ông hôm 25/01

Sự việc an ninh canh cửa giới hoạt động dân sự không chỉ xảy ra ở thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra Đại hội Đảng mà ở thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận việc làm vô pháp này của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Ngày 25/01, nhà hoạt động xã hội Mạc Văn Trang chia sẻ câu chuyện bị ăn bánh canh như sau:

Lúc 11.00 trưa, vợ chồng mình đang dọn cơm thì có người bấm chuông. Bà xã ra mở cửa nói câu gì đó rồi đóng sập cửa đi vào. Mình hỏi có chuyện gì thế?

Bà xã bảo, có một công an thường phục, Giả vờ hỏi cô có dùng nước gì không thấy tầng dưới kêu… Ở đây mấy năm, chưa bao giờ có cái chuyện vô lý như thế. Lần trước lâu rồi, Cũng một cậu  vào hỏi, hình như nhà có báo cháy… Khổ thân chúng nó, ngồi gác từ sáng đến giờ không thấy “đối tượng” xuất hiện. Bây giờ vào kiểm tra thấy “đối tượng” đang ở nhà thì yên tâm về báo cáo với sếp…

Buồn cười thật, có mấy ai quan tâm đến cái đại hội đại hè này đâu mà chúng cứ lo. Có mấy thứ “tuyệt mật” thì dân đã bàn tán toé loe ra cả tuần lễ nay rồi. Mà đại hội mãi Hà Nội thì sao phải lo hai ông bà già ở Sài Gòn đe dọa đại hội? Rõ quẫn!”

Bài viết nhận được hàng trăm lượt bình luận bày tỏ sự đồng tình, chia sẻ với Giáo sư Trang.

Tài khoản Facebook Phúc Vũ viết:

Mà các quan đã bầu cho nhau xong từ tám hoánh. Từ nay cho đến 02.2.2021 chỉ còn phần hội, giơ tay và hô trước dân: đại hội thành công rực rỡ.

Đại hội gì mà cứ như chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công. Xe pháo, súng ống ầm ầm khắp thủ đô.”

Tài khoản Facebook Nguyễn Hưng bổ sung:

Phải đặt lại vấn đề là cả một lực lượng hùng hậu, phương tiện nghiệp vụ vũ khí đầy mình mà phải đề phòng ông bà lão đã ở tuổi gần đất xa trời, chầu trực canh cửa nhà người ta?”

Tài khoản Facebook Phùng Trung Hiếu đặt câu hỏi:

Sao bảo Đảng uy tín lắm? Được nhân dân tin yêu mà sao lúc nào cũng sợ thế lực thù địch nhỉ?”

Tài khoản Facebook Trịnh Trương Sỏi từ bài chia sẻ của Giáo sư Trang mà làm nên bài thơ có nhan đề là “Hỏi thăm”:

Tôi nghe có kẻ đến thăm ông

Trông thấy trong nhà nó vội dông

Báo cáo cấp trên xong nhiệm vụ

Ngồi canh ngoài cổng sợ … ông lồng

Chợ thì cứ họp ai mua bán?

Chỗ mặc sức tranh chó chẳng mòng

Yếu vía sợ ông già…thế nhỉ

Tương lai bất hạnh mỏi mòn trông.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn ghi nhận có những trường hợp người đi làm bị an ninh theo đến tận chỗ làm.

Việc an ninh canh nhà giới hoạt động, blogger, người bất đồng chính kiến, cựu tù nhân lương tâm vào các dịp như đại hội đảng, ngày kỷ niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc, hải chiến Hoàng Sa, Gạc Ma… không còn xa lạ gì dù chính quyền chưa bao giờ thừa nhận.

Hành động này của chính quyền luôn gặp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận.

Tài khoản Facebook tên Khang Nguyen bình luận:

Ở Việt Nam tôi thấy lạ là cứ có đại hội gì quan trọng là bắt nhốt những người chính quyền không ưa, nhẹ thì cho người canh chừng? Mấy người dân tay không thì làm được trò trống gì? Tiền chi trả cho hàng lớp lớp người này để xây dựng nhiều thứ như tu bổ trường học, giúp đỡ người già, trẻ em hoàn cảnh có phải tốt không? Đại hội nào to nhỏ thì cuối cùng cũng thành công tốt đẹp các nhân sự trung thành, liêm chính, được nhân dân… tín nhiệm v.v. và v.v.! Ngày nay các phương tiện truyền thông phủ kín toàn cầu rồi,người dân đã biết đâu là phải, cái gì là trái nên theo vòng quay của lịch sử đi cho đỡ ngô nghê!”

Tài khoản Facebook Tâm Nguyễn còn ghi nhận thêm một động thái khác cả chính quyền là:

Trên Facebook lực lượng 47 còn “canh” chặt chẽ nữa. Tất cả những câu chữ phản động đều bị công an điện thoại nhắc nhở.” Facebooker này cũng biết là tất cả những người quen của ông đều bị nhắc nhở nên giờ khi viết bài ông quyết định không gắn tên họ nữa để tránh gây phiền toái cho họ.

Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị có quy định hai điểm đáng chú ý.

Thứ nhất không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.

Thứ hai mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.

Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già, người vừa hết án quản chế vào tháng 12/2020 cho RFA biết, ông không thấy an ninh canh cửa nhà ông lần này. Ông nhận định hành động canh cửa nhà dân là phi pháp (đứng trên pháp luật), và vô pháp (ngoài vòng pháp luật). Đó là đặc trưng căn bản nhất dẫn đến xã hội vô chính phủ. Tình trạng này dễ làm cho giới công an tuỳ tiện hành hung dân và dễ dẫn tới chết người. Về phía dân, sẵn sàng tự xử khi pháp luật không xử được. Hiện trạng này ngày càng rối ren và chực chờ đưa xã hội vào hỗn loạn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Già, luật pháp đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vốn soạn ra để phục vụ cho họ, không phải phục vụ cho dân. Không riêng luật hình sự mà tất cả các luật đều xuất phát từ điều căn bản nhất là tiếm quyền dân. Ông không tin việc phi pháp, vô pháp này được thay đổi cho đến khi người dân chưa có tự do.

Một người thường xuyên bị an ninh canh cửa nhà là ông Trần Bang nhận định rằng, sở dĩ ông và một số những người bất đồng chính kiến khác thường xuyên bị làm phiền như vậy bởi những người này vạch trần sự thật cái tồi tệ, cái đồi bại của chính quyền. Nhưng thể chế độc tài, độc đảng họ lại muốn chính danh nên họ phải dùng hệ thống an ninh như vậy. Ông Trần Bang nêu quan điểm của ông:

Tôi cho quan niệm của họ về an ninh như vậy là sai. An ninh phải là  bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm và chống lại thế lực làm hại lợi ích của nhà nước và nhân dân. Còn chúng tôi làm lội cho nhà nước và nhân dân.

Ví dụ chúng tôi lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược biển đảo hoặc kỷ niệm những ngày Trung Quốc tấn công biên giới hay chiếm đảo của Việt Nam. Những hành động đó làm cho người dân bảo vệ lợi ích của mình, để người dân họ biết mình có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò là phi pháp.”

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc gây áp lực ở Biển Đông – Chiến hạm Mỹ vào khu vực

>>> Sự bất thường của ông Nguyễn Phú Trọng ngày khai mạc đại hội 13, lý do nào?

>>> Mỗi đại biểu được có 4 Cảnh Sát Cơ Động, ông Nguyễn Phú Trọng tính gì ở đại hội?

Đại hội 13: Nhân sự, đường lối và thách thức


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT