Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Zt6HwNtGkFI
Có thể nói đại hội 13 sẽ là đại hội dành cho ông Nguyễn Phú Trọng, bởi ông là người được hưởng suất đặc biệt và sắp được công bố trong vài ngày tới. Tuy ông Trọng không phải là người duy nhất được hưởng suất này, nhưng nói về thành công thì chỉ có mình ông Trọng, vì Nguyễn Xuân Phúc tuy hưởng xuất đặc biệt nhưng bị đưa qua chức chủ tịch nước thì cũng xem như là thất bại hơn là thành công.
Sáng ngày 25/1 tất cả các báo đồng loạt đưa tin về ngày đầu tiên khai mạc đại hội lần thứ XIII của Đảng được tổ chức từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021 tại Hà Nội. Đầu giờ sáng ngày 25/1, các đại biểu Đại hội XIII sẽ vào Lăng viếng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên điều đặc biệt là trong đoàn vào viếng này lại thiếu nhân vật quang trọng nhất, đó là ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo thông báo trên báo chí nhà nước thì ngày đầu tiên đại hội sẽ thông qua chương trình phiên họp trù bị, thông qua Quy chế làm việc, Chương trình làm việc, Quy chế bầu cử Đại hội XIII và Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. Tại phiên trù bị, các đại biểu tiến hành bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu. Sau phiên trù bị, các đại biểu sinh hoạt tại đoàn nghiên cứu các tài liệu Đại hội, gồm báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện Đại hội XIII, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương khóa XII…
Có thể xem phiên trù bị là chưa phải là buổi họp quan trọng nhất đại hội, tuy nhiên nghi lễ viếng lăng thì cực kỳ quan trọng đối với ĐCS nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại không có mặt. Chính điều này lại thổi bùng lên lời đồn đoán về sức khỏe của ông Trọng trong đại hội này liệu có đảm bảo hay không?!
Liệu sức khỏe của ông Trọng có nghiêm trọng hay không?
Theo báo chí đưa tin, ngày làm việc chính thức đầu tiên sẽ sau ngày họp trù bị, sáng 26/1, Đại hội lần thứ XIII của Đảng sẽ họp phiên khai mạc tại hội trường. Lịch trình đại hội đã được xác định trước đó, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Thời gian biểu đại hội đã được định trước còn việc xác định suất đặc biệt để ưu ái cho ông Trọng thì đến hội nghị trung ương 15 mới chốt. Tất cả danh sách nhân sự đã xong ngay trong hội nghị đó. Thông thường là việc bầu bán ở đại hội 15 sẽ không có gì bất ngờ cả. Tuy nhiên không bất ngờ khi mà sức khỏe của ông Trọng được đảm bảo, nhưng nếu sức khỏe ông không đảm bảo thì chắc chắn có sáo trộn.
Ông Trọng đã trải qua một lần đột quỵ vào tháng 5 năm 2019 và cho đến hôm nay cũng chỉ mới bình phục có một phần, vì vậy nếu có vấn đề gì đến với sức khỏe của ông thì tất nhiên là nghiêm trọng hơn chứ không đơn giản như những lần trước đó. Bệnh nó đến trên một cơ thể có tiền sử bệnh nặng thì có thể bệnh sẽ nặng hơn.
Ông Trọng thuộc diện được chăm sóc sức khỏe hằng ngày, nên rất có thể lần viếng lăng ông Hồ Chí Minh này ông không đi là do lời khuyên của bác sĩ. Nhưng dù ông có phát bệnh thật hay vì bảo vệ sức thì điều đó cũng cho thấy sức khỏe của ông Trọng không được đảm bảo.
Có thể sức khỏe ông sức khỏe ông Trọng không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong thời gian ngắn hạn 9 ngày đại hội, nhưng về lâu về dài khó mà đảm bảo cho ông đi hết nhiệm kỳ.
Vận mệnh đất nước không phải là chuyện đùa, một con người nắm quyền điều hành đất nước phải đảm bảo sức khỏe, đó là điều cần thiết. Tuy nhiên với chế độ độc đảng như độc tài CS thì nhân dân không có sự chọn lựa và thậm chí người đảng viên bậc thấp hơn cũng không có sự chọn lựa khi làm gì cũng phải không được sai với chủ trương của đảng.
Liệu những ngày sau đó Nguyễn Phú Trọng có xuất hiện không?
Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có lường trước được những vấn đề sức khỏe mà ông có thể gặp phải khi mà phải chủ trì một đại hội kéo dài liên tục trong 9 ngày hay không? Một ông già đã 77 tuổi và từng bị đột quỵ phải chữa bệnh trong suốt một năm thì tất sức khỏe của ông không còn như xưa nữa. Điều này chắc là ông Trọng phải biết vì bên ông ông có bác sĩ cho lời khuyên tốt nhất.
Trong 9 ngày đại hội có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng cần phải ít xuất hiện tại đại hội, chỉ xuất hiện vào những thời điểm quan trọng để tránh làm việc quá nhiều kéo theo tình hình sức khỏe trở nên phức tạp. Chính vì vậy mà trong những kỳ hội nghị trung ương trước đại hội ông Nguyễn Phú Trọng ắt đã chuẩn bị kỹ cho lịch trình đại hội để đến khi đại hội ông có thể vắng mặt một số ngày.
Tại hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra ngày 18/12/2020, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết “Trung ương thống nhất cao cho rằng việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã hoàn thành theo đúng mục đích, yêu cầu, kế hoạch đề ra”.
Hệ thống các văn kiện trình Đại hội XIII bao gồm Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, cùng với các báo cáo chuyên đề là Báo cáo kinh tế-xã hội bao gồm các Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng. Đó là những gì mà hội nghị trung ương 14 đã chuẩn bị. Đến đại hội 13 thì mọi việc cứ thế mà tiến hành và ông Trọng cũng không cần phải xuất hiện liên tục.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã chiến đấu để giữ ghế thì ắt ông ta phải có kế hoạch bảo vệ sức khỏe của ông để tiếp tục tại vị. Đó là điều cần thiết. Rất có thể trong những ngày tới ông Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện trong những buổi họp quan trọng, còn những buổi họp không quan trọng ông sẽ vắng mặt.
Nếu ông Trọng bệnh thật ngay trong đại hội, ai là người hưởng lợi?
Ngay hội nghị Trung Ương 15 kết thúc ngày 17/1 vừa qua thì danh sách đã được rò rỉ ra ngoài xã hội như sau:
1.- Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, quê Hà Nội: UVBCT, tái cử chức Tổng Bí thư
2.- Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954, quê Quảng Nam: UVBCT, Thủ tướng Chính phủ, ứng cử chức Chủ tịch nước
3.- Phạm Minh Chính, sinh năm 1958, quê Thanh Hoá, UVBCT, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ứng cử chức Thủ tướng Chính phủ
4.- Vương Đình Huệ, sinh năm 1957, quê Nghệ An: UVBCT, Bí thư Hà Nội; ứng cử Chủ tịch Quốc hội
5.- Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, quê Vĩnh Long: UVBCT, Trưởng ban Tuyên giáo; ứng cử Thường trực Ban bí thư
6.- Tô Lâm, sinh năm 1957, quê Hưng Yên: UVBCT, Đại tướng, Bộ trưởng BCA, ứng cử Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ
7.- Phạm Bình Minh, sinh năm 1959, quê Nam Định: UVBCT, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ứng cử Phó chủ tịch quốc hội
8.- Trương Thị Mai, sinh năm 1958, quê Quảng Bình, UVBCT, Trưởng ban dân vận, ứng cử Trưởng ban tổ chức Trung ương
9.- Nguyễn Hòa Bình, sinh năm 1958, quê Quảng Ngãi: Bí thư Trung ương, Chánh án Tòa án Tối cao; ứng cử Trưởng ban Nội chính Trung ương
10.- Trần Cẩm Tú, sinh năm 1961, quê Hà Tĩnh: Bí thư trung ương, Chủ nhiệm UBKT; tái cử Chủ nhiệm UBKT Trung ương
11.- Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê Nghệ An: Bí thư Trung ương, Trưởng ban Nội Chính Trung ương; ứng cử Bộ trưởng Bộ Công an
12.- Nguyễn Văn Nên, sinh năm 1957, quê Tây Ninh: Bí thư trung ương, Bí thư thành uỷ TP HCM; tái cử Bí thư thành uỷ TP HCM
13.- Phan Văn Giang, sinh năm 1960, quê Thái Nguyên, UVTW, Thượng tướng, Tổng tham mưu trưởng BQP, ứng cử Bộ trưởng Bộ quốc phòng
14.- Đào Ngọc Dung, sinh năm 1962, quê Hà Nam: Uỷ viên Trung ương, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH; ứng cử Trưởng Ban dân vận Trung ương
15.- Bùi Thanh Sơn, sinh năm 1962, quê Hà Nội: UVTW, Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao; ứng cử Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao
16.- Bùi Minh Hoài, sinh năm 1965, quê Hà Nam: UVTW, Phó Chủ nhiệm thường trực UBKT trung ương; ứng cử Trưởng ban dân vận Trung ương
17.- Đinh Tiến Dũng, sinh năm 1961, quê Ninh Bình: UVTW, Bộ trưởng Bộ tài chính; ứng cử Bí thư thành uỷ Hà Nội.
Rõ ràng trong danh sách không có Trần Quốc Vượng. Tuy nhiên tin tức ông Trần Quốc Vượng bị loại vẫn chưa công bố chính thức. Vì vậy nên giả định về trường hợp sức khỏe xấu xảy ra trong đúng những ngày đại hội thì lúc đó ông Trần Quốc Vượng có khả năng sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Khả năng này rất khó xảy ra, tuy nhiên khi đại hội chưa kết thúc thì chưa thể kết luận được điều gì cả.
Với tình hình sức khỏe như vậy, liệu ông Nguyễn Phú Trọng có khả năng ngồi đến hết nhiệm kỳ hay không?
Năm 2016 khi mà ông Nguyễn Phú Trọng tự thưởng “suất đặc biệt” cho chính ông để ngồi lại ghế tổng bí thư thì mạng xã hội cũng đồn đoán rằng, ông Trọng ngồi chỉ nửa nhiệm kỳ rồi chuyển giao, tuy nhiên dù cho bị ngã bệnh đến thập tử nhất sinh vào giữa tháng 5 năm 2019 thì ông vẫn không buông ghế. Như thế mới thấy quyết tâm của ông Trọng thế nào. Dù bệnh nặng như thế nào vẫn không buông. Hiện nay sức khỏe của ông dù sao cũng khá hơn năm 2019 nhiều thì làm sao ông có thể buông?
Khả năng là ông Trọng sẽ không bao giờ buông giữa nhiệm kỳ. Chỉ có một lý do để ông ta từu bỏ chiếc ghế, đó là tuổi thọ không cho ông qua hết nhiệm kỳ. Với ông Trọng thì chỉ có lý do đó thôi, khó có lý do nào khác.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng và kế hoạch cầm quyền suốt đời?
>>> Đại hội 13 – Vở kịch ngàn tỷ
>>> Bắc Kinh cho phép cảnh sát biển bắn tàu Việt Nam khi cần
Mỗi đại biểu được có 4 Cảnh Sát Cơ Động, ông Nguyễn Phú Trọng tính gì ở đại hội?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT