Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=XEPlcd9oWGQ
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có dàn tân ủy viên Ban chấp hành trung ương khóa XIII với mười trường hợp ‘đặc biệt’, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử và có nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, Đại hội thông báo không sửa điều lệ đảng.
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas – Yusof Ishak của Singapore) nêu quan điểm:
“Đại hội 13 bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư khóa 3 liên tiếp, theo tôi là trái Điều lệ Đảng năm 2011 (Điều 17).
“Tại Đại hội, 100% đại biểu biểu quyết thông qua việc giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng tái cử và nhất trí không sửa điều lệ.
“Bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư khóa 3 liên tiếp, sẽ không trái Điều lệ, nếu điều 17 được sửa. Làm trái Điều lệ là việc làm sai phạm căn bản – không thể nói khác được.”
Từ Sài Gòn, Luật sư Đặng Đình Mạnh, trưởng Văn phòng Luật sư cùng tên, nói:
“Do Đảng Cộng Sản là chính đảng duy nhất nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện đối với đất nước. Cho nên, công chúng đặt sự chú ý nhiều đến Điều lệ Đảng bao gồm các quy tắc (cứng) không được phép vi phạm.
Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản quy định một người không được giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp,”
“Trong thực tế, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đại hội bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, trong hoàn cảnh không hề có sửa đổi Điều lệ Đảng là điều khá lạ lùng và không nên khuyến khích.
“Vì lẽ, một điều của Điều lệ Đảng có tính cưỡng hành bị vô hiệu hóa, thì liệu những điều khác còn lại có thể còn được bảo đảm thi hành hay không ?
Rõ ràng, điều này sẽ hạ thấp vị thế của Điều lệ Đảng trong đảng viên và cả trong nhân dân. Đồng thời, tạo thành những tiền lệ không mong muốn về sau.”
Khi được hỏi vì sao Đại hội không sửa điều lệ đảng, liệu có nguyên nhân khách quan, chủ quan nào dẫn đến quyết định này, các nhà quan sát trả lời:
“Đại hội 13 không nêu lý do không sửa điều 17 bản Điều lệ 2011 cho nên không thể suy diễn được. Đấy là sự kiện,” ông Hà Hoàng Hợp nói.
Còn ông Đặng Đình Mạnh đáp:
“Tôi không rõ nguyên nhân của việc không sửa đổi Điều lệ Đảng, nhưng với góc độ là một luật sư, tôi cũng rất mong có sự giải thích thỏa đáng về việc này,” .
Ông Phạm Minh Chính được cho là một điểm nhấn đáng chú ý về nhân sự ở Đại hội 13 của ĐCSVN, theo Luật sư Đặng Đình Mạnh.
Trước câu hỏi có thể cảm nhận điểm nhấn, hay có sự chú ý nào không thấy được thông qua dàn nhân sự mới của ĐCSVN được bố trí, tái phối trí trong các nhành quyền lực của đảng và chính quyền hậu Đại hội 13, các ý kiến nói với BBC:
“Mọi phân công nhân sự trong và sau Đại hội 13 sẽ được triển khai sau Tết Âm lịch Tân Sửu, cuối tháng Hai, đầu tháng Ba 2021, khi có cuộc họp Quốc hội cho việc đó dựa trên các giới thiệu nhân sự chủ chốt và các nhân sự khác được Ban chấp hành Trung ương khóa 12 và Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 (sau Đại hội) thông qua bằng bỏ phiếu,” ông Hà Hoàng Hợp nói.
“Bảy bộ trưởng không tái cử khóa 13 thì sẽ được thay thế bằng bảy người mới, là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, trong đó có vị trí bộ trưởng quốc phòng là quan trọng. Các bộ trưởng đương nhiệm, nếu trúng cử vào Bộ chính trị, hoặc đã làm đủ hai khóa liên tiếp, thì sẽ chuyển vị trí công tác.
“Đại hội 13 được Đảng Cộng sản VN đánh giá là “thành công rất tốt đẹp” – nên chắc ở đó có bao hàm rằng nhân sự của họ được hy vọng sẽ đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa xã hội. Người dân sẽ kiểm chứng hy vọng đó trong thực tế tới đây.
Ông Đặng Đình Mạnh từ góc nhìn của mình nêu quan điểm:
“Điểm nhấn và là ẩn số về nhân sự đáng chú ý nhất theo tôi là ông Phạm Minh Chính, người được cho rằng sẽ kế nhiệm chức vụ thủ tướng.
“Vì lẽ, ông Chính từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong lực lượng công an, trong tổ chức đảng, nhưng lại chưa từng giữ chức vụ nào trong chính phủ cả.
Đó là điểm mà công chúng có thể ít nhiều lo lắng. Tuy nhiên, với phương pháp làm việc tập thể thì có thể các cộng sự của ông ấy sẽ giúp khắc phục sự thiếu sót về kinh nghiệm.
“Điều kiện chính trị chưa cho phép người dân thực hiện quyền tự do bầu cử đúng nghĩa, cho nên, tôi chỉ có thể nói rằng mình hy vọng về điều ấy.”
Trước câu hỏi, ĐCSVN cũng vừa đánh dấu 91 năm ngày thành lập đảng này, có thể nói gì về ĐCSVN, tương lai, tiền đồ của tổ chức chính trị này cũng như về nền chính trị Việt Nam trong tương lai, các nhà quan sát đáp:
“Đảng cộng sản Việt Nam muốn duy trì vai trò cầm quyền lâu dài, theo cụm từ trong khẩu hiệu rằng đảng Cộng sản Việt Nam “muôn năm“, ông Hà Hoàng Hợp nói.
“91 năm qua, bản thân Đảng CSVN đã có một số thay đổi. Luật về đảng là một vấn đề đã được đặt ra từ năm 2009, đến nay Quốc hội VN chưa bàn cụ thể.
“Sớm hay muộn theo tôi Việt Nam sẽ có thực hành đa nguyên chính trị, ở đó Đảng Cộng sản VN có thể tương tác chính trị với các chính đảng khác, góp phần mang lại sự phồn vinh và dân chủ cho Việt Nam.”
Về phần mình, ông Đặng Đình Mạnh nói:
“Hiện tại, Việt Nam vẫn là một quốc gia kém phát triển, cuộc sống người dân vẫn rất khó khăn, kể cả vật chất lẫn tinh thần, bao gồm thực thi các quyền tự do của công dân theo hiến pháp.
“Do đó, tôi vẫn rất kỳ vọng có một sự thay đổi lớn về quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản.
Vì lẽ, với vai trò lãnh đạo toàn diện, thì họ đang nắm giữ vận mệnh đất nước này.
“Sự thay đổi theo hướng hòa hợp, hòa giải dân tộc, chấp nhận sự khác biệt quan điểm chính trị, vận dụng các giá trị vốn là thành quả của loài người về quản lý, điều hành đất nước… để có thể tập hợp, thống nhất mọi nguồn lực của người dân vào công cuộc chấn hưng và đối phó với các thách thức về chủ quyền đất nước.
“Nhưng qua kỳ đại hội 13 vừa bế mạc, tôi biết rằng sự kỳ vọng của mình còn phải chờ đợi.”
Trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, có nhiều ý kiến chỉ trích việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục tham gia chính trường dù đã quá tuổi, sức khoẻ yếu kém và không đủ tiêu chuẩn tái cử theo chính luật của đảng Cộng sản quy định.
Một số độc giả bình luận trên fanpage của Đài Á châu Tự do như sau:
“Vừa đá bóng vừa thổi còi thì chịu rồi. Dân Việt thấp cổ bé họng, chưa kịp nêu ý kiến chính đáng đã bị “bế” đi rồi. Thử hỏi một đất nước mà tiếng nói của người dân không có tác dụng thì lấy đâu ra tự do, công bằng, dân chủ và văn minh. Những từ ấy chắc chỉ có trên tivi mà thôi.” – độc giả Triệu Tú Long.
“Nói một đằng làm một nẻo. Lời nói không đi đôi với việc làm thì đất nước cũng vì vậy mà nghiêng ngả theo” – Độc giả Huỳnh Văn Thanh.
Chỉ thị số 51-CT/TW do ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi tháng 1/2016 có quy định “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ”.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội nói với RFA rằng trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, người dân rất dễ dàng “đào” lại các phát ngôn của lãnh đạo, từ đó đối chiếu với việc họ làm:
“Thực ra mà nói thì đảng Cộng sản người ta có quyền lực trong tay thì những điều lệ hay nguyên tắc quy tắc có thể thay đổi.
Có điều trong thời buổi thông tin rộng mở hiện nay thì người ta sẽ không che dấu được những lời hôm trước nói thế này, ngày mai làm thế khác.”
Tiến sỹ toán học Nguyễn Ngọc Chu bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân rằng cái quy định giới hạn nhiệm kỳ nhằm mục đích hạn chế tham nhũng quyền lực, một người nắm quyền 10 năm là quá đủ:
“Hai nhiệm kỳ 10 năm là quá đủ thời gian để thi thố tài năng, vắt kiệt sáng tạo và sinh lực để cống hiến. Sau 2 nhiệm kỳ chỉ còn lại lối mòn và trì trệ…”
“Đất nước 100 triệu dân trùng điệp những người tài mà không cần ngoại lệ. Ngay trong toàn đảng với hơn 5 triệu 100 ngàn đảng viên cũng có nhiều người tài mà không cần đến ngoại lệ. Ngay chính những trường hợp ngoại lệ cũng có thể không cần đến ngoại lệ. Miễn là tranh cử tự do.
Không ai là ngoại lệ. Bậc cái thế càng không cần ngoại lệ. Quy luật của vũ trụ không có ngoại lệ.
Điều mong đợi là sự sáng suốt và sự dũng cảm của các đại biểu Đại Hội XIII. Cờ đến tay ai người đấy phất.”
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, giải pháp buộc thay đổi Điều lệ đảng để được ở lại cho thấy ông Trọng là một người có trình độ kém cỏi, thất bại trong giải pháp bố trí nhân sự:
“Việc phải thay đổi, sửa đổi Điều lệ đảng để ông ấy ở lại làm thêm một nhiệm kỳ nữa theo tôi đó là một giải pháp kém. Cách làm của ông ấy là chỉ muốn dùng quyền để bố trí người này người nọ, chứ không dùng phương pháp để tranh cử, chọn người tài.
Vì thế ông Trọng chỉ loay hoay tìm những người xung quanh ông ấy như là Trần Quốc Vượng, Hoàng Minh Chính… Người mà ông Trọng thích thì Trung ương lại không vừa lòng. Như thế thì không được nên buộc lòng ông Trọng phải giở một thủ đoạn hèn kém là sẽ ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Mà muốn ở lại thì phải thay đổi Điều lệ đảng.
Tôi cho là quá dở. Một người có trình độ, thông minh, một người tử tế, tôn trọng lẽ phải thì không nên làm như thế.”
Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Phạm Minh Chính – Nhân tố bất thường sau Đại hội 13
>>> Giơ tay xử tử Hồ Duy Hải, bao che tội ác tại Đồng Tâm – Nguyễn Hòa Bình nhận ghế Bộ Chính trị
>>> Covid lan ra 10 tỉnh thành – quan chức Chính phủ mải cãi nhau
Việt Nam hội nhập quốc tế nhưng vẫn áp chế tiếng nói đối lập
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT