Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=ZRU4eNbbG5o
Cho tới nay, danh sách tứ trụ là chắc chắn. Đó là tổng bí thư là nguyễn phú trọng, chủ tịch nước là Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng là Phạm Minh Chính và cuối cùng chủ tịch quốc hội là Vương Đình Huệ. Tuy nhiên chỉ có một mình Nguyễn Phú Trọng là chính thức được xác định là tổng bí thư khóa 13. Còn lại 3 người kia đều chưa được chính thức thông báo, còn phải đợi một thời gian nữa.
Chính thức thông báo là khi nào báo chí nhà nước đưa tin và sự chuyển giao quyền lực xảy ra ngay sau đó. Hiện nay Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn đang làm công việc thủ tướng. Phạm Minh Chính vẫn còn làm công việc của trưởng ban tổ chức nên ông Nguyễn Phú Trọng chưa thể bổ nhiệm tân trưởng ban tổ chức thay cho Phạm Minh Chính được.
Cũng tương tự như vậy hiện này bà Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn còn đang là chủ tịch quốc hội nên Bộ Chính Trị chưa thể bổ nhiệm tân bí thư thành ủy Hà Nội thay Vương Đình Huệ được.
Vậy là trong ĐCS còn nhiều chức danh chưa được chính thức thông báo nên việc tiếp nhận ghế quyền lực vẫn chưa xảy ra. Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào?
Câu trả lời là sau vở kịch bầu quốc hội theo dạng đảng cử dân bầu xong xuôi thì khi quốc hội khóa 15 nhóm họp lần đầu tiên thì khi đó việc xác định các chức mới mới được thực hiện và cuộc chuyển giao quyền lực sau đó sẽ diễn ra thôi.
Bao giờ diễn ra bầu cử quốc hội? Và bầu cử diễn ra như thế nào?
Theo pháp luật CS Việt Nam quy định, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử. Vậy, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội XV và Hội Đồng Nhân Dân các cấp 2021 – 2026 là ngày nào?
Theo Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng Nhân Dân các cấp.
Được biết, ngày 17/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 133/2020/QH14 về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Theo đó, ngày bầu cử trong điều kiện bình thường, dự kiến là Chủ nhật, ngày 23/5/2021.
Cuộc bầu cử này diễn ra sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng mục đích của nó là tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII.
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 07 giờ sáng đến 07 giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 05 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 09 giờ tối cùng ngày.
Theo quy định tại Điều 72 Luật Bầu cử, trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
Trường hợp dịch Covid-19 bùng phát, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu bầu và thực hiện bầu cử…
Trường hợp mưa lũ đặc biệt nghiệm trọng, địa hình bị chia cắt dẫn đến cử tri không thể đi đến khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban bầu cử các cấp chỉ đạo Tổ bầu cử cũng phải đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nơi thực hiện chức năng thanh lọc ứng viên theo ý đảng
Thực chất đảng cử dân bầu chỉ là một vở kịch. Vì những ứng viên do đảng đưa ra và dân bị bắt buộc đi bầu trong khi đó họ không biết người mà họ bầu là như thế nào.
Việc tổ chức và điều hành bầu cử có sự giám sát của tổ chức Mặt Trận tổ Quốc Việt Nam. Họ chính là kẻ nhận mệnh lệnh của đảng để chăn dắt cuộc bầu cử sao cho phải “thành công tốt đẹp” theo ý đảng.
Được biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa ban hành Thông tri hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội Đồng Nhân Dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Theo hướng dẫn về bầu cử Quốc hội khóa 15 của Uỷ ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trường hợp đặc biệt là trường hợp đủ điều kiện tiêu chuẩn nhưng do đặc thù công tác không đạt tín nhiệm trên 50% theo quy định. Đây là công cụ để đơn vị này loại bỏ những đảng viên nào mà họ cho là có tư tưởng lệch lạc so với yêu cầu của đảng. Đây là một hình thức đấu tranh nhằm thanh lọc những thành phần trong đảng mà có dấu hiệu tự diễn biến.
Theo đó, yêu cầu đề ra là công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử. Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc nắm chỉ thị của đảng, sau đó họ sẽ loại những ai trong danh sách đen mà đảng không muốn họ ứng cử. Công tác của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam chỉ bao nhiêu đó thôi.
Về tổ chức các hội nghị hiệp thương, Thông tri yêu cầu Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ động đề nghị và thống nhất với Thường trực Hội đồng Nhân dân cùng cấp dự kiến phân bổ giới thiệu người ứng cử để danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ hai phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét, lựa chọn lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội Đồng Nhân Dân.
Cũng theo Thông tri vừa ban hành, với những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú, thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ 3. Và qua đó ứng viên nào đảng không ưa sẽ bị đánh rớt.
Khi nào người ta truất phế ông Nguyễn Xuân Phúc?
Theo quy định luật Hiến pháp năm 2013 của CS và luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 nói rằng: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước”. Tuy nhiên thực tế Quốc Hội chỉ là một đảng hội đúng hơn là quốc hội vì trong đó có đến trên 95% là đảng viên ĐCS. Chính những người này sẽ họp phiên đầu tiên sau bầu cử và thực hiện việc bầu ra chức danh thủ tướng. Khi đó Nguyễn Xuân Phúc sẽ chính thức bị truất phế và Phạm Minh Chính sẽ chính thức nhận nhiệm vụ mới của đảng với cương vị là thủ tướng.
Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa XV, Thì đầu tiên là Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách mà đảng đã định sẵn.
Tiếp theo đó là bầu chức Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước. Họ sẽ bầu Nguyễn Xuân Phúc vào chức vụ này như những gì mà đảng đã phân công ở đại hội XIII.
Và sau cùng là bầu Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do QH quyết định.
Ngày 23/5/2021 bầu cử quốc hội thì chắc chắn trong tháng 6 những cuộc bầu bán theo kịch bản sẽ diễn ra và lúc đó ông Vương Đình Huệ làm tân chủ tịch quốc hội, ông Nguyễn Xuân Phúc là tân chủ tịch nước và cuối cùng là ông Phạm Minh Chính sẽ là tân thủ tướng chính phủ.
Nguyễn Xuân Phúc ôm hận
Thực ra ông Phúc nếu không làm tổng bí thư thì ông muốn ngồi ghế thủ tướng tiếp chứ chẳng muốn bị đẩy qua ghế chủ tịch nước. Tuy nhiên do thế lực yếu hơn Chính nên cuối cùng Chính chiếm mất ghế thủ tướng đầy quyền lực. Ông Nguyễn Xuân Phúc chắc phải ức lắm nhưng biết là gì được? Phạm Minh Chính là thế lực đang lên và có sự hậu thuẫn rất mạnh từ Bắc Kinh.
Ba cái ghế gay gắt nhất chưa rõ là ghế phó thủ tướng thường trực và bộ trưởng công an và ghế bộ trưởng quốc phòng và bí thư Hà Nội, các ghế ban bệ còn lại vào tay ai cũng không có gì quan trọng lắm. Và theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết thì vì những vị trí này mà Phạm Minh Chính và Nguyễn Xuân Phúc đang tiếp tục chiến nhau. Có nhiều ý kiến cho rằng, thế Phạm Minh Chính đang rất mạnh và có thể Nguyễn Xuân Phúc sẽ một lần nữa ôm hận trước Phạm Minh Chính.
Ghế bộ trưởng quốc phòng đang là cuộc chiến giữa Phan Văn Giang và Lương Cường. Có ý kiến cho rằng khả năng ông Giang nắm ghế Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng là 70%.
Ghế bộ trưởng Công An thì giằng co giữa ông Tô Lâm và ông Phan Đình Trạc. Tuy nhiên thế mạnh vẫn đang nghiên về Tô Lâm.
Theo dự kiến thì các ghế phó thủ tướng khó lọt khỏi tay Phạm Bình Minh, Đinh Tiến Dũng, Vũ Đức Đam. Còn lại các 2 vị trí phó thủ tướng còn lại chưa ngã ngũ. Đó sẽ là cuộc chiến giữa phe mới lên Phạm Minh Chính và phe cũ là Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã an vị ở ghế Tổng Bí Thư. Về nhân sự cho ban bí thư thì ông đã lo xong hết rồi, việc còn lại là ông ngồi rung đùi nhìn phe mới lên và phe cũ chiến nhau để ông định các chiếc ghế bên dưới.
Mới đây ông Trọng đã cho báo chí gọi tên ông Hoàng Trung Hải, và có thể tiếp theo ông cho gọi luôn Nguyễn Văn Bình để xử lí.
Cuộc chiến cung đình chưa bao giờ kết thúc, ông Trọng đã quá mạnh và chẳng ai muốn đối đầu với ông. Bây giờ Phạm Minh Chính đang nổi lên như một thế lực mạnh và có thể thế lực của Chính sẽ thay thế thế lực Nguyễn Phú Trọng trong một ngày không xa.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Liên thủ công Tàu – Động thái mới của Biden với Việt Nam
>>> Trần Tuấn Anh được thăng chức hay sắp „lên thớt“?
Chia ghế sau Đại hội 13 – thay đổi và thách thức với bộ máy quyền lực mới
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT