Thực hư chuyện Phạm Minh Chính đã ép Nguyễn Phú Trọng buông ghế chủ tịch nước?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=ljwO7JIMhZ4

Cuộc chiến cung đình của ĐCS có rất nhiều uẩn khúc. Việc ông Nguyễn Phú Trọng bị ép phải buông ghế chủ tịch nước là câu hỏi to tướng. Dù cho cộng đồng mạng có giải thích là do thế lực của ông Nguyễn Xuân Phúc ép ông Trọng nhả ghế, nhưng lời giải thích này có vẻ không hợp lý cho lắm. Bởi ông Nguyễn Xuân Phúc đang ngồi ghế thủ tướng có thực quyền hơn ghế chủ tịch nước thì tại sao ông Phúc lại ép ông Trọng nhả ghế này?

Thực chất trong vấn đề này là, bất đắc dĩ ông Nguyễn Xuân Phúc mới vớ đại chiếc ghế chủ tịch nước chứ ông không hề muốn chiếc ghế này.

Cũng có lời giải thích là ông Nguyễn Phú Trọng nhường ghế này cho ông Phúc. Tuy nhiên việc nhường này là tự nguyện hay bắt buộc mới là câu hỏi cần được phân tích. Nếu nhường tự nguyện thì không đời nào, vì ông Trọng vốn tham quyền cố vị. Chức chủ tịch nước này ông đã bỏ công ra, lập nhiều mưu kế để lấy được thì không lý gì ông dễ dàng nhường cho người khác được. Như vậy ông bị ép phải nhường có vẻ là lời giải thích thỏa đáng nhất. Tuy nhiên nhưng ai có quyền lực đủ lớn mà ép ông Trọng phải buông một ghế là một ẩn số lớn.

Hiện tại thì người ta nhìn bề ngoài nghĩ rằng, ông Trọng đang là thế lực mạnh nhất trong ĐCS nhưng sau khi có tin ông nhường ghế chủ tịch nước cho Nguyễn Xuân Phúc thì nhiều người đặt câu hỏi ngay “liệu rằng trong đảng CS đang có thế lực đủ mạnh để ép ông Trọng?” Và thế lực đó là thế lực nào? Đó là những câu hỏi mà người ta đang đi tìm lời giải đáp.

Ở đại hội 13, ông Trọng bị lấy mất ghế chủ tịch nước

Đoạt ghế thủ tướng là minh chứng cho sức mạnh

Trong tứ trụ thì Nguyễn Phú Trọng vẫn bị mất mát ở đại hội 13, ông bị mất ghế chủ tịch nước. Nguyễn Xuân Phúc cũng bị mất mát, ông ta dổi từ ghế thủ tướng sang ghế chủ tịch nước là lỗ chứ không lời. Còn Vương Đình Huệ thì nắm ghế chủ tịch quốc hội cũng không có thực quyền. Riêng ông Phạm Minh Chính là được nhiều nhất, ông ta chuyển ngang từ trưởng ban tổ chức sang thủ tướng là cú bẻ lái ngoạn mục, nếu không có thế lực cực mạnh sẽ không đoạt được điều đó đâu.

Để có được ghế thủ tướng hôm nay thì ông Phạm Minh Chính phải làm tốt 2 việc lớn. Thứ nhất là đẩy Nguyễn Xuân Phúc đi, thứ nhì là ép Nguyễn Phú Trọng nhường ghế chủ tịch nước cho Phúc thì lúc đó Phạm Minh Chính mới có thể ngồi vào ghế thủ tướng. Đẩy được Phúc, ép được Trọng là việc làm động trời mà Phạm Minh Chính làm được. Có thể nói ngay từ bây giờ, Phạm Minh Chính đã cho thấy, thế lực của ông không hề kém Thế lực Nguyễn Phú Trọng.

Như vậy có thể nói, nếu không gì thay đổi thì ngay trong nhiệm kỳ 2021-2026 này thế lực của ông Phạm Minh Chính sẽ lớn mạnh hơn nữa và sẽ thay thế cho thế lực Nguyễn Phú Trọng thôi. Thế lực Nguyễn Phú Trọng bắt đầu xuống dốc rồi đó là điều mà có thể nhìn thấy được.

Tách chức Tổng bí thư – Chủ tịch nước là việc làm khó, ấy vậy mà ông Phạm Minh Chính tách được. Phạm Minh Chính là một người rất thông minh. Cách hành xử của ông trong thời gian qua cho thấy ông đang tìm kiếm vị thế số một trong ĐCS Việt Nam hiện nay.

Hiện nay có thể ông Phạm Minh Chính là số một trong đảng chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng

Ông Phạm Minh Chính đã chuẩn bị cho ngày hôm nay từ rất sớm. Từ khi ông bắt đầu rời Bộ Công. Ông Chính đã tích lũy di sản cả về thực tiễn khi nắm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh. Và kể từ đó vốn chính trị của ông lớn mạnh rất nhanh.

Ông Phạm Minh Chính, đang muốn gây dấu ấn củaminhf trong ĐCS với vai trò là thủ tướng. Với ông Nguyễn Phú Trọng là tấm gương đi trước, rất có thể ông Chính sẽ tiếp bước theo sau tạo nên một thế lực độc tôn trong đảng mà không gì có thể cản nổi.

Phạm Minh Chính gầy dựng sức mạnh từ đâu?

Ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng được thế lực như hôm nay cũng là nhờ ông có mối quan hệ tốt với Tập Cận Bình. Cho đến giờ, ông Trọng đã ký 27 văn kiện bí mật với Tập Cận Bình, điều này làm cho phía Bắc Kinh khá hài lòng.

Cho đến trước đại hội 13, có thể nói chính ông Nguyễn Phú Phú Trọng là người tạo ra mối quan hệ tốt với Trung Cộng Nhất. Mà người nào được Trung Cộng tín nhiệm thì người đó rõ ràng có ưu thế trên con đường quan lộ.

Bắt đầu từ dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn, dưới thời ông Phạm Minh Chính làm bí thư ông không thể bỏ lỡ dự án này vì nó là con đường kết nối một bí thư tỉnh với phía Trung Cộng. Một cơ hội tìm kiếm mối quan hệ không phải ai cũng có được.

Báo Quảng Ninh của cơ quan Tỉnh ủy Quảng Ninh, ngày 19/3/2014 cũng đăng một bài phỏng vấn bà GS Đào về Khả năng có thể thành Đặc khu Kinh tế của Khu vực Vân Đồn … Khả năng gì? Tại sao lại lấy Thâm Quyến là tấm gương cho Vân Đồn noi theo? Được biết đây là thành tựu mà ông Phạm Minh Chính muốn khoe với trung ương đảng. Nó mang 2 dụng ý, thứ nhất nó cho thấy ông Phạm Minh Chính đã có công với đảng khi đẩy mạnh dự án mà nhiều năm trước tiến triển chậm chạp. Thứ nhì là ông cho biết, qua dự án này ông đã có mối quan hệ tốt với phía Trung Cộng.

Thực tế khu Vân Đồn là một khu vực mang tính chiến lược từ thời nhà Lý nhà Trần chứ không phải mới bây giờ. Nó là khu đặt căn chứ quân sự thì rất dễ thủ khó công, nơi nầy không thể giao cho người nước ngoài đầu tư. Thế ông Phạm Minh Chính mời Trung Cộng vào xây dựng trong khi luật đầu tư chưa được thông qua.

Khi Trung Cộng nắm được nơi hiểm yếu này thì tất nhiên, người có công lớn nhất là Phạm Minh Chính. Và điều dễ thấy là, sau khi thôi giữ chức bí thư tỉnh Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính về Trung Ương và tiến thân rất nhanh.

Xuất thân của Phạm Minh Chính, một hạt giống đỏ bí ẩn

Được biết Phạm Minh Chính học ngành xây dựng ở Romani về. Điều đáng nói là ông ta học kỹ sư đến 6 năm trong khi đó thời gian đúng chỉ có 4 năm. Được biết thời đó, chỉ có con ông cháu cha mới được cử đi Đông Âu học hành. Về tiều sử thì người ta không nói gì đến cha ông Phạm Minh Chính, tuy nhiên con đường học vấn của ông Chính đã cho thấy, ông là hạt giống đỏ chứ không phải con của một thường dân. Thời bao cấp không một thường dân nào được phép đưa con cái đi du học dù cho có tiền đi nữa. Thời đó nhà nước CS đóng cửa với thế giới tự do và chỉ mở với khối CS. Mà đi du học các nước CS thì con của thường dân không có tiêu chuẩn.

Nghề được đào tạo thì ông ta chỉ là anh kỹ sư xây dựng tốt nghiệp năm 1985. Tuy nhiên việc làm của ông là ở Bộ Nội Vụ, tức Bộ Công An ngày nay. Năm 2006, ông Phạm Minh Chính được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Nghĩa là ông là con người của ngành tình báo, một ngành rất dễ bắt liên lạc với tình báo nước bạn.

Phạm Minh Chính, một hạt giống đỏ bí ẩn

Năm 2007 được lên thiếu tướng và 2010 đã lên trung tướng và được phong thứ trưởng Bộ công an. Bước ngoặt của sự nghiệp là từ năm 2011, khi ông ta được trúng Ủy viên Trung ương đảng khóa 11, ông ta về làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, thì ông ta bắt đầu kề vai sát cánh với Trung Quốc xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.

Lịch sử ngàn xưa đã đánh giá, nếu mất Vân Đồn là mất Vịnh Hạ Long, là mất nước. Vị trí chiến lược như thế mà mở của cho Tàu là canh bạc mạo hiểm. Tuy nhiên nhờ canh bạc này ông Phạm Minh Chính vào Trung Ương và tiến thân rất tốt cho đến hôm nay.

Phạm Minh Chính Kết nối Bắc Kinh qua ai?

Website của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung quốc thuộc Trường Đại học Thâm Quyến, ngày 14/3/2013 đăng tin: ngày 19/1/2013, tỉnh ủy Quảng Ninh đã mời 5 chuyên gia của Trung Quốc, trong đó có bà GS Đào Nhất Đào sang Quảng Ninh dự Hội thảo khoa học về Đặc khu Kinh tế, các hình ảnh Ông Phạm Minh Chính và ba Đào Nhất Đào kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.

Tại đây, bà Đào Nhất Đào dành những lời nhận xét khá ưu ái khi trả lời phóng viên Báo Quảng Ninh về tiềm năng phát triển của đặc khu Vân Đồn:

Theo đánh giá của tôi, Vân Đồn hiện có những điều kiện thuận lợi hơn Thâm Quyến ngày trước rất nhiều: Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc, có những điều kiện thuận lợi về thiên thời, địa lợi và ưu thế đi sau, hiện chỉ còn thiếu nhân hòa.”

Đáng chú ý, bà Đào Nhất Đào là cố vấn, kiến trúc sư trưởng của chiến lược ‘Một vành đai, Một con đường’ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những chuyên gia kinh tế gọi nhận định đây là chiến lược có tham vọng nhân rộng ra cả Châu Á.

Rất nhiều các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế trên thế giới đã đưa ra những quan ngại về ảnh hưởng của chiến lược Vành đai, con đường đối với những quốc gia nó liên kết.

Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ nhận định trong 1 báo cáo ngày 17 tháng 4 rằng “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh là thật ra nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Một báo cáo khác của các nhà nghiên cứu Mỹ về 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, Úc, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kết luận rằng các dự án này không được xúc tiến theo hướng “có lợi cho đôi bên” như Bắc Kinh tuyên bố. Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực.

Như vậy nhờ bà Đào Nhất Đào kết nối, Phạm Minh Chính đã đưa Vân Đồn đi theo đúng quỹ đạo Trung Cộng đề ra. Nhờ thế mà ngày nay sự nghiệp chính trị của ông Phạm Minh Chính lên như dìu gặp gió. Sắp tới thế lực Phạm Minh Chính có thể nói là đáng ngại hơn cả thế lực ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng thách thức những gì với phần còn lại của đảng?

>>> Tranh luận sau Đại hội 13: Cải cách thế nào khi thách thức lớn nhất vẫn đang ở phía trước?

>>> Kiều hối đổ về ào ạt – Đảng “mở cờ trong bụng”

Bao giờ Phạm Minh Chính sẽ đoạt ghế tổng bí thư?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT