Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=4dJI9o0RJzk
Ông Nguyễn Tấn Dũng có 3 người con, con đầu là Nguyễn Thanh Nghị, con giữa là Nguyễn Thanh Phượng và con Út và Nguyễn Minh Triết, tức 2 trai một gái. 2 đứa con trai ông cho theo nghiệp chính trị giống ông còn lại Nguyễn Thanh Phượng thì làm kinh tế. Thời kỳ ông Dũng làm thủ tướng, Nguyễn Thanh Phượng là cá nhân khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam với vị trí bà chủ ngân hàng Bản Việt.
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng rời ghế quyền lực thì Nguyễn Thanh Phượng cũng âm thầm rút lui. Cô ta rút lui để lại câu hỏi to tướng về vụ án Mobifone mua AVG với vai trò của công ty tí hon AMAX có thể định giá được AVG đến hàng trăm triệu đô. Đồng thời vụ án chuyển đất quốc phòng có dính đến công ty Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng.
Ở chế độ này, có những cá nhân mà dù cho cơ quan điều tra có làm gì đi chăng nữa thì không được đụng đến họ. Nguyễn Thanh Phượng là một trong số những người như vậy. Thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng ngay cả những người dưới quyền ông thì Nguyễn Phú Trọng cũng không làm gì được chứ đừng nói gì đến con ông Dũng. Trong đó Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải là một ví dụ. Ông Trọng chỉ đụng đến 2 ông này khi Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực.
Với những cựu quan chức dưới quyền ông Dũng thì họ không thể chạy đi đâu nên sau khi không còn sự che chở của Nguyễn Tấn Dũng thì họ đã bị ông Nguyễn Phú Trọng cho bắt nguội và truy tố. Tuy nhiên với Nguyễn Thanh Phượng thì khác, khi Phượng thoái vốn tại các doanh nghiệp mà do cô làm chủ và rút đi thì không ai có thể truy tố được cô, vì đơn giản cô đã có chồng mang quốc tịch Mỹ và hiện nay cô đang định cư tại Mỹ. Vì vậy mà cô an toàn dù cho cha cô không còn quyền lực.
Xây dựng tương lai chính trị cho 2 con trai
Cả 3 đứa con ông Dũng đều được cho đi Tây du học. Trong đó Nguyễn Thanh Nghị đã lấy được tiến sĩ tại Hoa Kỳ, còn 2 đứa con còn lại của ông đều có bằng thạc sĩ. Về học vấn thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư cho con ông có kết quả vượt trội so với nhiều quan chức khác. Tuy nhiên những kiến thức chuyên môn ấy không đóng vai trò chính mà là thế lực chính trị của chính ông Nguyễn Tấn Dũng mới đóng vai trò dẫn dắt tương lại chính trị cho Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết.
Năm 2011, Nguyễn Thanh Nghị được trúng cử vào ủy viên dự khuyết của Trung Ương Đảng. Đến năm 2016 thì Nguyễn Thanh Nghị chính thức vào ủy viên Trung ương đảng. Và đến đại hội 13 Nghị vẫn dẫm chân tại vị trí ủy viên trung ương nhưng được về chính phủ nắm bộ xây dựng. Đây là bước đường mà ông Dũng đã gầy dựng cho Nghị. Còn với Triết thì sao?
Nguyễn Minh Triết sinh năm 1988 nhỏ hơn Nguyễn thanh Nghị đúng một con giáp. Sau khi du học tại đại học Ðại Học Queen Mary ở London – Anh Quốc. Sau khi về ông Dũng bố trí cho Triết vào Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM nhiệm kỳ 2012-2017. Ông Dũng muốn xây dựng cho con út của ông đi lên từ địa phương mạnh nhất nước là TP. HCM. Tuy nhiên thời đó thành phố này là lãnh địa của Lê Thanh Hải. Chính ông Hải đã cho Nguyễn Thanh Nghị rớt thành Ủy Viên của thành phố này khóa 2011-2016. Đây là dấu hiệu cho biết, ông Dũng không thể để Nguyễn Minh Triết gầy dựng sự nghiệp chính trị ở thành phố này được nên phải rút. Lê Thanh Hải không ưa Nguyễn Tấn Dũng.
Cần phải tránh xa Sài Gòn để né đi cái bóng Lê Thanh Hải, vì vậy ngày 01/3/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng đưa con út của ông vào chức Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển Sinh viên Việt Nam theo Quyết định số 639-QĐ/TWĐTN-BTC.
Ngồi ở Trung ương Đoàn chưa được bao lâu, thì ngày 23/6/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng đưa Nguyễn Minh Triết tại vào Ban bí thư Trung ương Đoàn tỉnh Bình Định với chức vụ Phó bí thư tỉnh đoàn nhiệm kỳ 2013 – 2017.
Ngày 22/11/2014, ông Dũng đưa Triết lên giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, nhiệm kỳ 2012 – 2017. Và vào tháng 12/2014, Nguyễn Minh Triết tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015.
Nguyễn Tấn Dũng thất thế Nguyễn Minh Triết gãy gánh lần hai
Dự định của ông Nguyễn Tấn Dũng là đưa Nguyễn Minh Triết vào tỉnh ủy viên để nắm giám đốc sở, hoặc bí thư huyện hoặc chủ tịch thành phố quy nhơn hay đại khái một chức vụ nào đó mà có thể từ đó làm bước đệm vào vị trí ủy viên trung ương đảng và nắm tỉnh này. Chính vì vậy ngày 16/10/2015, Nguyễn Minh Triết được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.
Đấy là con đường được Nguyễn Tấn Dũng thiết kế sẵn cho con trai út, tuy nhiên năm 2016 nông Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thì dự định đó thất bại. Không có thế lực của đương kim thủ tướng, Nguyễn Minh Triết đấu không lại Hồ Quốc Dũng nên phải rút. Đây là lần thứ nhì Nguyễn Minh Triết phải di dời đi nới khác. Lần trước là vướng thế lực Lê Thanh Hải, lần này là vì Nguyễn Tấn Dũng thất thế.
Kế hoạch chuyển từ đoàn sang đảng của Nguyễn Minh Triết vốn đã được thiết kế khi Triết công tác tại Bình Định. Vì Nguyễn Tấn Dũng thất thế nên Nguyễn Minh Triết vẫn phải ở lại công tác đoàn. Lần này Nguyễn Minh Triết chuyển về Trung Ương Đoàn chờ thời.
Ngày 12/12/2017 Nguyễn Minh Triết, trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa 11, nhiệm kỳ 2017-2022, cùng với 150 thành viên khác.
Được biết trước đó một ngày, ngày 11/12/2017, phát biểu tại phiên khai mạc đại hội Đoàn toàn quốc tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng: “Đoàn cần giúp thanh niên vững vàng bản lĩnh chính trị, tăng sức đề kháng cho thanh niên, tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn. Đoàn phải làm tốt vai trò ‘nòng cốt chính trị,’ phải đổi mới hoạt động; và phải xây dựng cơ chế để thanh niên phát huy tự chủ, làm giàu chính đáng.”
Việc lên tiếng của ông Trọng với trung ương đoàn như là lời nhắc nhở với trung ương đoàn mà trong đó có con trai ông Nguyễn Tấn Dũng với thông điệp rằng, ông đang rất quan tâm tới đoàn. Tuy nhiên có lẽ ông Trọng quan tâm tới con lớn của ông Dũng hơn là quan tâm tới cậu con út. Vì đơn giản chính Nghị mới là người gánh vác trách nhiệm hồi sinh thế lực cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải Triết. Ông Trọng thừa biết điều đó.
5 năm lu mờ tên tuổi
Gia tộc Nguyễn Tấn Dũng ngày một lu mờ sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi ghế quyền lực. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng thì quyền lực ông bao trùm toàn quốc. Khi ông hết quyền lực thì sự ảnh hưởng của ông chỉ gói gọn quanh khu vực tỉnh Kiên Giang.
Như vậy Nguyễn Minh Triết ở Trung Ương Đoàn nhiệm kỳ 2017-2022 cũng chỉ là tồn tại để chờ thời chứ không thể tính toán gì được cho tương lai. Từ khi Nguyễn Minh Triết rời tỉnh đoàn Bình Định, thì tên tuổi của anh ta cũng lu mờ theo cha chứ không có gì nổi trội.
Thực tế thì Nguyễn Minh Triết còn quá trẻ chưa đủ bản lĩnh chính trị để tự đi trên đôi chân của mình. Trong 5 năm qua, ngay cả Nguyễn Thanh Nghị còn phải nhờ thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng che chắn chứ nếu không, Nghị cũng có thể bị kỷ luật cách chức vì sai phạm đất đai tại Phú Quốc.
Nguyễn Minh Triết có thuận lợi là tuổi nhỏ chức nhỏ nên không gây chú ý đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Hầu hết mọi chú ý của ông Trọng vào gia tộc Nguyễn Tấn Dũng là chú ý vào Nguyễn Thanh Nghị. Và đó là một thuận lợi cho Triết.
Thực ra nếu xét đến tiêu cực thì Nguyễn Minh Triết chẳng có dính đến tiêu cực gì lớn. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng mà muốn triệt Nguyễn Minh Triết thì triệt bằng cách nào đây? Chính vì vậy Nguyễn Minh Triết tạm nghỉ chân tại Trung Ương Đoàn mà không cần phải rút về Kiên Giang là điều dễ hiểu. Khi nào thế lực ông Nguyễn Phú Trọng yếu đi thì Nguyễn Minh Triết tách ra khỏi trung ương đoàn vào trung ương đảng cũng chưa muộn. Tương lai của Nguyễn Minh triết nói chung là vẫn để cho cha sắp đặt chứ Triết vẫn chưa thể đứng vững trên đôi chân được.
Sau đại hội 13 ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ binh dường nào cho Nguyễn Minh Triết?
Sau địa hội 13, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có 2 niềm vui lớn. Thứ nhất, đó là người mà trước đây được ông Dũng giúp đỡ Phạm Minh Chính chính thức lấy được ghế thủ tướng. Và niềm vui thứ nhì là Nguyễn Thanh Nghị không bị đá ra khỏi ủy viên trung ương mà ngược lại còn giữ được vị trí này. Sắp tới Nguyễn Thanh Nghị sẽ làm Bộ Trưởng Bộ Xây dựng dưới trướng của Phạm Minh Chính. Đó là bước thuận lợi cho Nghị nhưng chưa thấy thuận lợi gì cho Nguyễn Minh Triết. Tương lai của Nguyễn Minh Triết còn phụ thuộc vào nhiều thứ.
Cản lực lớn nhất cho cả Nghị và Triết là Nguyễn Phú Trọng. Nay ông Trọng đã 77 tuổi nhưng vẫn quyết bám ghế. Không ai mong ông Trọng ngã bệnh giữa nhiệm kỳ bằng ông Nguyễn Tấn Dũng. Bởi đơn giản, hiện nay chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là cản lực lớn nhất đối với tương lai của 2 đứa con ông mà thôi.
Nếu giữa nhiệm kỳ ông Nguyễn Phú Trọng mà ngã bệnh phải nghỉ hoặc ông chuyển giao quyền lực cho người khác thì có thể nói đó là nút mở cho sự nghiệp chính trị của Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết.
Với Nguyễn Minh Triết thì năm 2022 sẽ là hết nhiệm kỳ ở trung ương đoàn. Việc nếu đến lúc đó ông Trọng không còn ở ghế quyền lực thì ông Dũng sẽ dễ dàng cất nhắc Nguyễn Minh Triết lên vị trí cao hơn và đợi đến năm 2026 vào trung ương đảng là đẹp nhất. Nếu không ủy viên chính thức mà ủy viên dự khuyết cũng là thành công. Khi đó gia tộc Nguyễn Tấn Dũng sẽ hồi sinh nhanh.
Tương lai của Nguyễn Minh Triết không chắc. Nó phụ thuộc rất nhiều vào động thái của ông Nguyễn Phú Trọng trong 5 năm tiếp theo. Mọi việc còn ở phía trước, hãy chờ xem.
Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Sai lầm của Nguyễn Xuân Phúc bị Phạm Minh Chính tận dụng như thế nào?
>>> Nguyễn Phú Trọng và chiến thuật “dùng người miền nam đánh người miền nam”
>>> Chuyên án VT17 là án gì? Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng mắc nghẹn suốt 3 năm?
Thế lực nào đã “đì” Vũ Đức Đam?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT