Trương Thị Mai và Nguyễn Thị Kim Ngân, cặp đấu hiếm gặp

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=yOQBDRqQ_C8

Theo truyền thống thì đàn ông thích bạo lực hơn phụ nữ, chính vì vậy mà môn boxing nó xuất hiện là để dành cho nam giới chứ không phải nữ giới. Bởi nữ giới mà chơi môn boxing thì thân thể họ là nữ nhưng tính cachs thì lại hướng về nam tính. Tuy nhiên, thời hiện đại thì nữ giới cũng chơi boxing nốt.

Trong lĩnh vực chính trị cũng vậy, thời phong kiến thì nam giới tham gia bày mưu tính kế đấu đá nhau ở cung đình chứ phụ nữ ít tham gia. Tuy nhiên ở hậu cung thì quý bà đấu nhau với thủ đoạn ác độc không thua gì đàn ông. Thời đó người ta trọng nam khinh nữ, chuyện chính sự phụ nữ không được xen vào, và để cho họ lo việc hậu cung.

Chuyện chính sự và chuyện hậu cung là hai thế giới rạch ròi, nước sông không phạm nước giếng. Hoàng hậu và các phi tầng đấu nhau chí tử nhưng hoàng hậu không làm gì đến vị thế của bá quan văn võ. Ngược lại chuyện bá quan văn võ tố nhau, thuốc nhau nhưng tuyệt nhiên họ không làm hại đến các cung tầng ở hậu cung. Chuyện hậu cung chỉ có thái giám mới tham gia.

Đó là chuyện thể chế chính trị xưa cũ thời phong kiến. Họ phân biệt giới tính trong rất nhiều lĩnh vực và trong lĩnh vực chính trị là rõ nhất. Tuy nhiên đến thời hiện đại, quốc gia dân chủ càng ngày càng tiến bộ, họ ra luật đem lại công bằng giới tính ở rất nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy chính trường các quốc gia này nam nữ bình đẳng. Việc bầu bán chọn lựa lãnh đạo dân cử cho nhà nước chỉ dựa vào năng lực cá nhân chứ không dựa vào giới tính.

Chế độ độc tài toàn trị do CS dựng lên, nó  là thể chế mang mô hình phong kiến có hiệu chỉnh. Tuy nó sinh sau các thể chế dân chủ nhưng nó lại có cách tổ chức lạc hậu hơn, có cơ cấu bộ máy lạc hậu hơn, có luật pháp kém văn minh hơn. Và tất nhiên, trong lòng các quốc gia này cũng chưa hề có sự bình đẳng giới tính hoàn toàn mặc dù là luật pháp họ có nói về bình đẳng giới tính rất nhiều.

Lĩnh vực chính trị, nữ giới luôn chiếm tỷ lệ thấp

Nữ giới trong chính trường Việt Nam

Phải nói trong chính trường Việt Nam, nữ giới tham gia khá phổ biến. Tỷ lệ nữ giới tham gia chính trị luôn thấp hơn nam giới đó là điều bình thường và ở các nước dân chủ cũng thế. Tuy nhiên về bản chất, phụ nữ tham gia chính trị ở Việt Nam khác với các nước dân chủ.

Ở các nước dân chủ thì họ tạo quy chế cạnh tranh ngang bằng, nam và nữ cứ cạnh tranh dựa vào năng lực chính trị của mỗi người. Giữa nam và nữ đấu nhau, ai thuyết phục được cử trị bầu cho mình thì người dó thắng. Tuy vậy trong chính trường các nước dân chủ, nữ vẫn ít hơn nam. Vì sao? Vì thực tế sức mạnh của nữ giới là hướng nội, còn làm chính  trị là hướng ngoại nên tính trung bình, nữ vẫn ít hơn nam trên chính trường. Đó là bản chất tự nhiên không liên quan gì đến phân biệt nữ giới.

Còn trong chế độ CS thì khác, tỷ lệ nữ giới trong chính trường là tỷ lệ quy hoạch không phải là tỷ lệ tự nhiên do tranh cử công bằng. Như vậy tính bình đẳng nữ giới trong chính trị Việt Nam bị ĐCS làm méo mó, nó không thật.

Điều đáng nói là, tỷ lệ phụ nữ tham gia chính trị cấp cơ sở thì đông, nhưng càng lên cao thì tỷ lệ nữ rất thấp. Tỷ lệ nữ ở trung ương đảng thì cao hơn tỷ lệ nữ trong bộ chính trị, và tỷ lệ nữ trong tứ trụ là thấp nhất. Hầu như nhiệm kỳ nào, tỷ lệ nữ giới trong Bộ Chính Trị cũng 0%, ngoại trừ khóa 12.

Vì sao có chuyện lên càng cao tỷ lệ nữ càng thấp? Vì gười Việt bị tư tưởng đạo Khổng ăn vào máu rồi, tuy trên truyền thông thì nói bình đẳng giới, nhưng trong tư tưởng họ không có cái nhìn bình đẳng được. Vì vậy khi chức càng cao, nam giới phá vỡ tỷ lệ quy hoạch và giành lấy chiếc ghế quyền lực về mình.

Từ nhiều năm nay, ghế phó chủ tịch nước luôn dành cho phụ nữ. Đó là một loại quy hoạch, họ chia cho phụ nữ chiếc ghế không có thực quyền để lấy chỉ tiêu, còn ghế có thực quyền thì nam giới giành hết.

ĐCS nắm chính quyền từ năm 1945 đến năm 2015, thì chưa bao giờ có một phụ nữ nào lọt vào tứ trụ. Và thậm chí chưa có phụ nữ nào lọt vào 5 vị trí lãnh đạo chủ chốt trong ĐCS Việt Nam. Chỉ có một nhiệm kỳ 12 là có bà Nguyễn Thị Kim Ngân lọt vào, và đến nhiệm kỳ 13 thì trật tự lại được lặp lại như cũ.

Bà phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, vị trí được ĐCS dành riêng cho phụ nữ

Tỷ lệ phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo cấp cao vắng nên ít khi có va chạm quyền lợi

Nước Mỹ hay các nước dân chủ khác cũng vậy, khi tổng thống qua đời hay bị cách chức thì theo nguyên tắc kế thừa là phó tổng thống lên thay. Tuy nhiên với Việt Nam thì khác, khi ông chủ tịch nước Trần Đại Quang chết thì ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhận chiếc ghế của ông Quang chứ không phải bà phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh kế thừa. Bởi đơn giản, đảng chỉ quy hoạch phụ nữ cho chức phó chủ tịch nước, còn chức chủ tịch nước giá trị hơn không để rơi vào tay phụ nữ.

Từ năm 1945 đến năm 2015 trong tứ trụ bỗng nhiên suất hiện bà Nguyễn Thị Kim Ngân ở vị trí trụ thứ tư. Trong 4 vị trí thì vị trí chủ tịch quốc hội là không có thực quyền nhưng vị trí này mà rơi vào tay phụ nữ thì chuyện xưa nay chưa từng có. Vị trí đó lẽ ra dành cho nam giới, nhưng theo giới quan sát thì nhờ thỏa hiệp cuối cùng giữa ông Trọng và ông Dũng mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân thành người phụ nữ đầu tiên leo vào tứ trụ và ngồi vào ghế chủ tịch quốc hội. Khi đấu đá lắng xuống thì bà Ngân cũng không trụ lại được chiếc ghế quyền lực nhất dành cho một phụ nữ như thế này.

Nói thật, chiếc ghế chủ tịch quốc hội không có thực quyền nhưng nhiều ông vẫn đấu đá để giành được nó. Nếu đấu với đàn ông, bà Nguyễn Thị Kim Ngân không có cửa thắng, vì bà Ngân vốn dựa vào thế lực Nguyễn Tấn Dũng để leo cao, khi Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thì sau đó bà cũng không trụ lại quá một nhiệm kỳ ở chiếc ghế chủ tịch quốc hội.

Các cá nhân được lựa chọn cho một trong bốn vị trí “Tứ Trụ” phải phục vụ đủ một nhiệm kỳ trong Bộ Chính Trị và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến công việc cụ thể của họ. Tuy nhiên trường hợp bà Ngân rất đặc biệt, bà chỉ vào Bộ Chính Trị được nửa nhiệm kỳ là bà vào được tứ trụ ngay, bà phá nguyên tắc lâu nay trong ĐCS, tuy nhiên đó không phải bà mạnh mà phá quy tắc như ông Nguyễn Phú Trọng mà là nhờ sự nhượng bộ của ông Trọng để đổi lấy điều kiện ông Dũng ra đi.

Khi lên đến vị trí tứ trụ thì gần như đối thủ của bà Ngân toàn là nam giới, khó có phụ nữ nào mà có tham vọng vào tứ trụ để tranh ghế với bà Ngân.

3 phụ nữ trong Bộ Chính Trị, khóa 12 có tỷ lệ phụ nữ cao nhất so với các khóa

Trước đại hội 13, xuất hiện đối thủ nữ của bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Vào hội nghị trung ương 13 vào giữa năm 2020 thì thông tin rò rỉ cho biết, Bộ Chính Trị đã dự định bà Trương Thị Mai sẽ là người hất cẳng bà Nguyễn Thị Kim Ngân khỏi ghế chủ tịch nước. Được biết, bà Mai cũng là một trong những cá nhân mà được ông Nguyễn Phú Trọng tín nhiệm. Đó là yếu tố quan trong ở giới thạo tin tin rằng, tứ trụ của ĐCS Việt Nam lại có một nhân vật nữ nữa.

Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì hội nghị 14 và 15 sẽ xảy ra tranh nhau giữ bà Mai và bà Ngân cho ghế chủ tịch quốc hội. Bà Mai thuộc thế lực mạnh còn bà ngân đã thuộc thế lực hết thời, tuy nhiên qua 5 năm ngồi ghế chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã tạo được uy tín đối với trung ương đảng và nhiều người trong Bộ Chính Trị. Tuy nhiên dù tạo được uy tín nhưng bà Ngân vẫn chưa phải là người đủ bản lĩnh để đứng đầu một nhóm lợi ích như ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây, vì vậy cửa thắng của bà Ngân không cao nếu đấu với bà Trương Thị Mai.

Khóa 12 có 3 người phụ nữ là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Tòng Thị Phóng và bà Trương Thị Mai, một tỷ lệ cao nhất so với các khóa trước và sau. Tuy nhiên 3/19 người thì tỷ lệ nữ cũng quá thấp khó mà có va chạm được. Tuy nhiên khi đã cơ cấu vào tứ trụ mà có 2 phụ nữ giành nhau một ghế thì lúc đó có va chạm thực sự. Việc phụ nữ vào tứ trụ đã khó, mà phụ nữ choảng nhau để giành một ghế trong tứ trụ lại càng khó hơn. Được biết tại hội nghị trung ương 13 và 14, có đến 5 ủy viên Bộ Chính Trị còn đủ tiêu chuẩn để được chọn vào vị trí chủ tịch Quốc Hội trong đó có bà Mai. Như vậy để trở thành người duy nhất trong 5 người đó thì bà Mai phải đánh bật 4 đấng nam nhi còn lại, một điều kiện quá sức đối với bà Trương Thị Mai.

Tuy nhiên, càng về sau thì chốt lại chỉ còn 2 cá nhân ứng cử cho vị trí chủ tịch quốc hội là bà Trương Thị Mai và ông Vương Đinh Huệ. Ông Vương Đình Huệ đương kim bí thư thành ủy Hà Nội so với một Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương như bà Mai thì ông Huệ quá nặng kí. Nếu ông Huệ mà không thắng bà Mai thì chính trường Việt Nam có một cặp đấu hiếm nhất từ xưa đến nay, cặp đấu giữa 2 người phụ nữ tranh nhau một chiếc ghế trong tứ trụ.

Bà Trương Thị Mai và bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Trận đấu giữa 2 phụ nữ bị huỷ vào phút chót

Như đã nói, ông Vương Đình Huệ là đối thủ quá nặng kí đối với bà mai. Bởi sự thân tín giữ ông Huệ và ông Trọng thì ai cũng biết, còn bà Mai thì không phải là cánh tay đắc lực của ông Trọng. Ước mơ của ông Huệ là chức thủ tướng chứ không phải là chức chủ tịch quốc hội. Vì đấu với Phạm Minh Chính không lại nên ông Vương Đình Huệ ngồi tạm vào ghế chủ tịch quốc hội. Việc ông Huệ không thắng nổi Phạm Minh Chính đã tước mất cơ hội lớn của bà  Trương Thị Mai.

Chính trường Việt Nam rất phức tạp, ông nào cũng lập phương án A và phương án B, thậm chí có ông lập phương án C. Thất bại phương án A thì chon phương án B. Và chính vì con người kỹ tính, lập nhiều phương án như thế nên ông Vương Đình Huệ cuối cùng chiếm lấy cái ghế mà lẽ ra dành cho bà Trương Thị Mai. Chính vì vậy mà cặp đấu giữ 2 phụ nữ cho chiếc ghế quyền lực thứ tư trong tứ trụ đã không xảy ra. Chắc có lẽ phải lau lắm, hoặc sẽ không bao giờ chính trường Việt Nam xảy ra 2 phụ nữ choảng nhau để giành một ghế trong tứ trụ.

Vương Đình Huệ, kẻ làm mất trận đấu giữa 2 phụ nữ ở chính trường Việt Nam

Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bí ẩn nhân vật Nguyễn Phú Trường – Ai là con trai của ông Nguyễn Phú Trọng?

>>> Cuộc chiến soán ngôi giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng bắt đầu?

>>> Chưa ngồi vào ghế thủ tướng nhưng đã xuất hiện “lời cảnh báo” với Phạm Minh Chính

Trần Thanh Mẫn thắng Tô Lâm thì sẽ xuất hiện một Lê Hồng Anh thứ 2?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT