Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=GnelXMd0QZk
Hội nghị trung ương 2 khóa 13 được xem là hội nghị đầu tiên của trung ương đảng khóa 13. Trên danh nghĩa là hội trung ương 1 mới là hội là hội nghị đầu tiên, nhưng thực chất hội nghị trung ương 1 là đại hội đảng, chỉ bầu các chức vụ trong đảng và phân công các chức vụ trong đảng. Còn các chức vụ cụ thể trong chính phủ, nhà nước và quốc hội thì đợi hội nghị trung ương 2 mới xong.
Tứ trụ là người đứng đầu 4 nhánh quyền lực chính của chính quyền CS. Tổng bí thư là người đứng đầu ban bí thư dưới ông có 1 phó, đó là thường tực ban bí thư, trong bang bí thư có đến 11 cơ quan trực thuộc.
Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Hỗ trợ thủ tướng có 5 phó thủ tướng. Trong chính phủ có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 11 cơ quan trược thuộc chính phủ. Như vậy , chính phủ có tới 33 cơ quan trực thuộc. Rất đồ sộ.
Còn văn phòng chủ tịch nước và văn phòng quốc hội là những cơ quan khá ít ban bộ và thực quyền cũng chẳng có bao nhiêu. Vò vậy khi đại hội đại biểu toàn quốc diễn ra, các người đứng đầu Bộ Chính Trụ chủ yếu giành lấy ban bí thư và chính phủ. Có lúc, người đứng đầu quốc hội cũng có thể được thừa kế chiếc ghế tổng bí thư, tuy nhiên khi làm chủ tịch quốc hội thì không có thực quyền. Vì vậy, kết thúc hội nghị Trung ương 2 người ta không quan tâm đến nhân sự thuộc trụ chủ tịch nước và trụ chủ tịch quốc hội, mà người ta chỉ quan tâm đến trụ trổng bí thư và trụ thủ tướng thôi.
Từ đại hội 13 kết thúc ngày 7/1 thì đến hội nghị Trung Ương 2 là đúng 2 tháng, trong 2 tháng ấy là 2 vị đứng đầu đảng và đứng đầu chính phủ chọn nhận sự. Mà thực chất của việc chọn nhân sự dưới quyền là kéo người về phe mình. Lính đong và mạnh thì tướng sẽ có quyền uy hơn, đó là điều mà cả ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính phải ý thức rõ. Chọn quân yếu thì tướng sẽ vất vả hơn và có nguy cơ giảm quyền lực.
Hội nghị chỉ là vở kịch hợp thức hóa kết quả đấu đá
Theo Văn phòng Trung ương cho biết tại Hội nghị Trung ương 2 sẽ bàn về chương trình làm việc toàn khóa của BCH Trung ương khóa XIII, giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước và một số vấn đề quan trọng khác.
Trong 2 ngày nhóm họp thì Bộ Chính trị đã thông qua chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021; tiến hành phân công một các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bố trí và sắp xếp lại nhân sự một số cơ quan Trung ương.
Nói đơn giản là, hội nghị lần này công bố nhân sự dưới trướng của Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính. Để mỗi người có được thuộc hạ ý thì cả 2 đều đáu nhau, thương lượng, kể cả giành giật nhau những con người mà ở đại hội 13 trúng cử vào bộ chính trị.
Mới nhìn số cơ quan trực thuộc và nhân sự cấp phó thì chính phủ đông đảo hơn. Tuy nhiên theo truyền thống thì quyền lực của tổng bí thư bao giờ cũng mạnh hơn thủ tướng.
Tuy theo báo chí nói thì Hội nghị lần này, theo Quy chế làm việc, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung cao.
Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật vv… Tuy nhiên thực tế thì hội nghị trung ương 2 cũng là vở kịch. Thời điểm này người ta chỉ hợp thức hóa những chức danh mà đã bàn bạc ngã giá xong từ trước đó. Ví dụ như chủ tịch nước là ai, thủ tướng là ai và chủ tịch quốc hội là bai dân đã biết từ lâu chứ không phải đợi đảng bỏ phiếu ở hội nghị trung ương 2 mới biết.
Quân đông tướng mạnh hay quân tinh tướng mạnh?
Nếu nói quân đông thì chính phủ đông hơn. Thủ tướng có 5 phó và 33 cơ quan trực thuộc, còn tổng bí thư chỉ có 1 phó và 11 cơ quan trực thuộc. Tuy thiên thông thường thì tổng bí thư có quyền lực lớn hơn thủ tướng. Câu hỏi là lí so tại sao như vậy?
Có ba lí do làm cho giải thích cho điều đó: thứ nhất là do đảng luật quy định đảng ra chủ trương chính phủ thực hiện. Kẻ ra chủ trương đương nhiên là đứng trên kẻ thực thi chủ trương. Thứ nhì là ban bí thư thường chọn những người quản lý các bang có quyền lực hơn. Và cuối cùng là vị trí tổng bí thư tiếp xúc với Trung Quốc nhiều hơn vị trí thủ tướng.
Trước mắt, phải xem xét hội nghị trung ương 2 này sắp xếp nhân sự như thế nào, thì yếu tố nhân sự mỗi bên cũng quyết định sức mạnh mỗi bên. Thông thường, kẻ nào vâng lệnh tốt đấu đá giỏi thì rất dễ được mỗi bên lôi kéo. Khi nhân sự nào ai cũng chê thì đẩy sang Quốc hội “ngồi chơi xơi nước”.
Muốn biết bên chính phủ lợi thế hơn hay bên ban bí thư lợi thế hơn thì trước hết xem số ủy viên bộ chính trị được phân bổ mỗi bên. Sau đó thì xem năng lực của từng người, và xem cả những người ủy viên trung ương đảng dưới trước thủ tướng và tổng bí thư có những ai.
Theo kết quả nhận được thì bên ban bí thư có: Nguyễn Phú Trọng; Võ Văn Thưởng; Trương Thị Mai; Trần Cẩm Tú; Trần Tuấn Anh; Phan Đình Trạc. Tức 6 ủy viên bộ chính trị.
Còn bên chính phủ thì có: Nguyễn Xuân Phúc; Phạm Bình Minh; Nguyễn Hòa Bình; Tô Lâm; Phan Văn Giang. Tức bên chính phủ có 5 ủy viên bộ chính trị, ít hơn ban bí thư đúng 1 vị.
Những người bên ban bí thư bị Phạm Minh Chính giật lấy
Nhân vật mà cả Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đều muốn thuộc về mình, đó là Nguyễn Hòa Bình. Nguyễn Hòa Bình vón là chánh án tòa án nhân dân tối cao, là một người thuộc sự quản lý của ban bí thư. Khi ngồi trong ban bí thư, Trương Hòa Bình được ông Nguyễn Phú Trọng nuôi lớn. Tuy nhiên để được Nguyễn Phú Trọng vỗ béo thì ông Nguyễn Hòa Bình phải biết thể hiện cái Nguyễn Phú Trọng cần, đó là ác với dân để bảo vệ chính quyền bảo vệ đảng. Và qua vụ án Hồ Duy Hải, quyết ép chết oan bị cáo đã cho Nguyễn Phú Trọng thấy, rằng, Nguyễn Hòa Bình có phẩm chất cần thiết cho một nhà độc tài như Nguyễn Phú Trọng sử dụng.
Và kết quả là tuy ép chết Hồ Duy Hải gây ra sự phẫn nộ đối với nhân dân nhưng Nguyễn Hòa Bình vẫn được Nguyễn Phú Trọng cất nhắc vào Bộ Chính Trị nhiệm kỳ 2021-2026. Được biết, vị trí mà Nguyễn Phú Trọng muốn giành cho Nguyễn Hòa Bình là trưởng ban nội chính Trung ương.
Việc Nguyễn Phú Trọng bị Phạm Minh Chính phỏng tay trên kéo Phạm Minh Chính về chính phủ thì đấy là một điềm báo rằng, Phạm Minh Chính không phải như Nguyễn Xuân Phúc.
Được biết, từ vị trí bí thư tỉnh ủy mà Phạm Minh Chính còn móc nối được với thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng để được ưu ái dự án Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn thì có thể nói, Phạm Minh Chính quả là giỏi mưa móc. Chính vì vậy mà trước một thủ tướng như Phạm Minh Chính, ông Nguyễn Phú Trọng cần phải thận trọng và đánh giá đúng khả năng của ông này, nếu không thì một ngày không xa Phạm Minh Chính sẽ lấn át quyền lực của tổng bí thư. Qua quá trình xây dựng quyền lực cho mình, ông Phạm Minh Chính đâu chỉ mưa móc, tạo mối quan hệ , kéo người về dưới trướng mà ông còn liên kết được với cả Bắc Kinh thì đủ hiểu, Phạm Minh Chính đáng gờm như thế nào.
Vậy thì bên nào đang sở hữu sức mạnh lớn hơn?
Hiện tại thì số ủy viên bộ chính trị bên ban bí thư nhiều hơn nên sức mạnh tạm nghiêng về ban bí thư, tuy nhiên, sự chênh lệch là không đáng kể. Trong 5 măm tới, thế lực của ông Nguyễn Phú Trọng khó mà giữ mạnh như bây giờ, bởi sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đang trên đà xuống dốc.
Trong chế độ CS, hầu hết những người làm chính trị rất thức thời, họ sẽ phản khi mà thế lực chính trị họ phò trợ bị yếu dần.
Việc trung thành với một thế lực chính trị rất không tốt, nếu phò thế lực thất thế nếu nhẹ thì bị loại trong các cuộc ăn chia quyền lực, nếu nặng thì có thể bị moi ra sai phạm và truy tố để loại đối thủ ra khỏi quyền lực. Bài học Đinh La Thăng còn nóng hổi. Phò Nguyễn Tấn Dũng, sau khi Nguyễn Tấn Dũng thất thế thì không phản Dũng theo phe khác nên bị Nguyễn Phú Trọng đánh không còn đường đỡ.
Dù co thế lực ông Nguyễn Phú Trọng đang mạnh thật nhưng thế và lực của ông ta đang giảm. Trong khí đó, Phạm Minh Chính là một tân thủ tướng với nhiều thành tích đáng nể trên chính trường. Tương lai Phạm Minh Chính thay cho Nguyễn Nguyễn Phú Trọng là người có quyền lực lớn nhất ĐCS là điều có thể dự đoán được.
Nguyễn Hòa Bình sang chính phủ là do Phạm Minh Chính giành lấy, tuy nhiên, nếu Phạm Minh Chính giành mà Nguyễn Hòa Bình không đi thì ông Phạm Minh Chính cũng không làm gì được. Một con người thức thời như Nguyễn Hòa Bình một khi đã chọn ai đầu quân thì chắc là ông ta đã đặc cược vào Phạm Minh Chính.
Việc đặt cược vào một thế lực chính trị rất quan trọng. Nếu đặt đúng thì sự nghiệp chính trị sẽ thăng hoa. Còn nếu đặt trật thì xem như tiêu tan sự nghiệp chính trị.
Theo những gì quan sát và phân tích thì tương lai sức mạnh Phạm Minh Chính sẽ vượt Nguyễn Phú Trọng.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Phúc thẩm Đồng Tâm: Y án tử hình, chung thân và nhiều năm tù cho 6 bị cáo
>>> Ép “chết” Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình được thưởng chức phó thủ tướng?
>>> Đã có chiến thắng đầu tiên của Phạm Minh Chính trước Nguyễn Phú Trọng?
Hé lộ thông tin: Trịnh Xuân Thanh sẽ trở lại Đức
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT