Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=sfNfD_CU1Lk
Không còn nghi ngờ gì nữa, Phạm Minh Chính là thế lực độc lập không cần phải dựa hơi ai. Cũng giống như ông Nguyễn Phú Trọng thì Phạm Minh Chính hiện nay là đối tượng để nhiều cá nhân tụ về đầu quân. Đã làm chính trị mà không nhìn ra thế lực nào sắp trở thành mạnh nhất mà phò thì không thể nào leo cao được.
Nguyễn Xuân Phúc cũng có thể được xem là một thế lực trong 5 năm qua, nhưng rất tiếc ông Nguyễn Xuân Phúc đã đi nước cờ sai mà giờ này phải ngồi vào chiếc ghế chủ tịch nước không có thực quyền gì. Hiện nay thì tuy ông Nguyễn Xuân Phúc không cần phải phò ai để tiến thân nữa, nhưng ông cũng không còn được xem là một thế lực nữa. Nếu nông Phúc chịu trụ lại ghế thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa thì có thể 5 năm sau, thế và lực của ông sẽ là mạnh nhất. Trò chơi vương quyền là vậy, không cho phép sai lầm, nếu sai lầm thì khó mà có cơ hội chuộc lỗi.
Thành tích chính trị của Phạm Minh Chính quả là đáng nể, nếu so sánh với nhưng thủ tướng khác thì ông Chính có phần tự lực khá hơn. Và từ xưa đến nay, chưa có ai mà từ trưởng ban tổ chức lại có thể nắm trọn chính phủ trong tay như ông Phạm Minh Chính.
Thời còn làm bí thư tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Tấn Dũng là người đã giúp đỡ Phạm Minh Chính khá nhiều thì nay nếu ông Phạm Minh Chính kết hợp với ông Nguyễn Tấn Dũng thành một liên minh mà đôi bên cùng có lợi tại sao không? Chính trị của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thế, ngoài lí lịch đỏ thì người đó phải biết kéo bè kết cánh, biết chọn người để phò, biết ẩn mình chờ thời thì mới thành công. Ông Vương Đình Huệ ẩn mình trong giai đoạn 2012-2016 để né đòn Nguyễn Tấn Dũng và sau khi ông Dũng bị loại khỏi Bộ Chính Trị thì ông mới ngọi lên, ông Vương Đình Huệ đúng là một dạng mẫu người ẩn mình chờ thời.
Ông Nguyễn Tấn Dũng rất cần Phạm Minh Chính lúc này
Với Nguyễn Thanh Nghị thì có thể cần thêm 5 năm nữa thì bản lĩnh mới cứng lên được. Tuy Nguyễn Tấn Tấn Dũng đã về hưu nhưng về quyền lực ngầm thì Nguyễn Thanh Nghị vẫn thua cho mình khá xa.
Cũng may là Phạm Minh Chính làm chủ chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 chứ nếu vẫn là Nguyễn Xuân Phúc còn làm thủ tướng thì tương lai Nguyễn Thanh Nghị khó mà xác định được. Còn nếu ông Vương Đình Huệ mà làm thủ tướng thì xem như Nguyễn Thanh Nghị không có đất sống ở chính phủ. Ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng là may cho ông Nguyễn Tấn Dũng và may cho cả Nguyễn Thanh Nghị nữa.
Việc Nguyễn Thanh Nghị ra trung ương là điều bắt buộc, vì đã là chính sách thuyên chuyển cán bộ để cơ cấu thì không thể để Nghị ngồi một chỗ. Tuy nhiên rất nhiều thế lực trong ĐCS dùng chính sách thuyên chuyển cán bộ như là công cụ đẩy phe đối thủ đi đưa phe mình trám vào. Chính vì vậy trong quá trình thuyên chuyển, người ta xem đối tượng được thuyên chuyển sẽ đỗ ở bến đỗ nào. Có những bến đỗ để tiến và cũng có những bến đỗ chỉ để lùi.
Gần cuối nắm 2020, người đứng đầu ban bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng chính sách thuyên chuyển cán bộ để đẩy Nguyễn Thanh Nghị ra khỏi quê hương An Giang để kéo về trung ương. Lúc đó Nghị bị giáng chức từ bí thử tỉnh xuống còn thứ trưởng. Lúc đó Nguyễn Thanh Nghị đang ngấp nghé giữa bờ vực sự nghiệp đi xuống. Ngồi ở vị trí thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Tấn Dũng xem kết quả đấu đá ở đại hội 13 sẽ ngã về đâu. Nếu nghị còn giữ chức ủy viên trung ương thì Nghị có thể lên chức bộ tưởng, nếu rớt thì kết thúc sự nghiệp chính trị. Nhưng Nghị đã may, sự chiến đấu của 2 cha con ông Nguyễn Tấn Dũng đến phút chót cũng giữ được ghế ủy viên trung ương cho Nghị.
Tuy nhiên ở đại hội 13, cha con Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Thanh Nghị có niềm vui kép, đó là người từng được Nguyễn Tấn Dũng giúp đỡ – Phạm Minh Chính giành đượcn ghế thủ tướng. Phạm Minh Chính là nhân vật mà ông Nguyễn Tấn Dũng rất cần.
Hình thành liên minh Chính – Dũng, tại sao không?
Một phẩm chất không thể thiếu trong việc gầy dựng sức mạnh cho mình, đó là liên minh. Để chống lại ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Trương Tấn Sang đã từng liên danh với Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy mà ông Trương Tấn Sang cũng giúp Nguyễn Phú Trọng một phần trong việc lật ngược thế cờ trước Nguyễn Tấn Dũng ở đại hội 12. Sau đó ông Nguyễn Phú Trọng cũng giúp lại đàn em của Trương Tấn Sang là Trương Hòa Bình vào được Bộ Chính Trị bà nắm được ghế phó thủ tướng thường trực. Đó là tấm gương liên minh chính trị gần đây nhất.
Hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng rất cần Phạm Minh Chính che chở và tạo cơ hội cho Nguyễn Thanh Nghị thì tất nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng rất cần Phạm Minh Chính. Ngày xưa khi ông Nguyễn Tấn Dũng giúp Phạm Minh Chính thì ông ta ở cửa trên, còn bây giờ sự bắt tay giữa ông Phạm Minh Chính và Nguyễn Tấn Dũng thì ông Dũng ở cửa dưới.
Hiện nay ông Nguyễn Tấn Dũng đã về hưu nhưng ông Dũng vẫn rất muốn ông có sự ảnh hưởng nhất định ở Trung Ương. Ông Trương Tấn Sang cũng muốn như vậy và ông từng thành công với việc xây dựng quyền lực cho Trương Hòa Bình. Nhu vậy thì lần này Nguyễn Tấn Dũng xây dựng tầm ảnh hưởng của mình với trung ương chắc chắn là qua cầu nối là đứa con trai cả của ông – Nguyễn Thanh Nghị. Nếu nói về tầm ảnh hưởng cá nhân thì ông Nguyễn Tấn Dũng không thể thua ông Trương Tấn Sang Được. Vậy thì Trương Tấn Sang làm được thì Nguyễn Tấn Dũng tại sao không? Và rất có thể ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nghĩ đến một liên minh Chính – Dũng.
Phạm Minh Chính nếu liên minh với Nguyễn Tấn Dũng có lợi gì?
Cái lợi trước mắt là Phạm Minh Chính được một số ủy viên trung ương miền nam ủng hộ. Tiếp theo Phạm Minh Chính sẽ có một thứ trưởng Bộ Xây Dựng hết mình phò trợ cho ông. Thực tế, trong các người thuộc quyền của Phạm Minh Chính là 5 phó thủ tướng và 18 bộ trưởng thì chưa chắc gì tất cả trong họ là người của chính Phạm Minh Chính đề bạt. Nếu nói bà Trương Thị Mai là người mà ông Phạm Minh Chính cài lại trong ban bí thư thì rất có thể nhiều bộ trưởng và thậm chí phó thủ tướng dưới quyền là người của ông Nguyễn Phú Trọng cài lại cũng có khi.
Trước đây có ông Vương Đình Huệ là người của ông Nguyễn Phú Trọng cài vào ghế bộ trưởng bộ tài chính, ông Dũng biết và ông Huệ ngồi ghế Bộ trưởng bộ tài Chính chỉ có 1 năm là phải cuốn gói sang ban bí thư của ông Nguyễn Phú trọng làm trưởng ban kinh tế trung ương.
Người bên này cài qua bên kia rất quan trọng, nếu lúc trước ông Vương Đình Huệ mà ngồi lâu ở Bộ Tài Chính, nắm hết các chỉ đạo ngầm của Nguyễn Tấn Dũng về thu chi cho các dự án rồi đem nó trình cho ông Nguyễn Phú Trọng để ông ra tay thì ộng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mất chức sớm chứ không phải ngồi ở ghế thủ tướng đến hết nhiệm kỳ của khóa 12.
Hiện nay Phạm Minh Chính là thế lực đang lên, nhưng chưa thể là vượt trội so với thế lực Nguyễn Phú Trọng. Cũng rất có thể trong các bộ trưởng, có người vẫn còn giữ được lòng trung thành với ông Nguyễn Tấn Dũng thì những người đó sẽ thành người ủng hộ ông Phạm Minh Chính. Trong chính trị, những con người đang ẩn mình chờ thời khá nhiều, nếu có liên minh giữa Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Minh Chính thật thì họ sẽ ra mặt. Đó là cái lợi không nhỏ cho ông Phạm Minh Chính.
Những bất lợi khi Phạm Minh Chính liên minh với Nguyễn Tấn Dũng
Nếu có liên minh Nguyễn Tấn Dũng – Phạm Minh Chính thì có thể Phạm Minh Chính phối hợp với Nguyễn Thanh Nghị gầy dựng sức mạnh cho chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng sau hậu trường vận động thuộc hạ cũ ủng hộ. Đấy là liên minh đẹp cho ông Chính lần cha con ông Dũng, tuy nhiên nếu liên minh này hình thành thì tất ông Nguyễn Phú Trọng không để yên. Một khi Phạm Minh Chính đã hợp ý với Nguyễn Tấn Dũng thì thế nào ông ta cũng ở trong thế đối đầu với Nguyễn Phú Trọng. Tuy ông Trọng già nua, quyền lực có yếu hơn cách đây 3 năm nhưng hiện nay ông vẫn còn rất mạnh. Phạm Minh Chính là con người biết nhìn ra thời cơ và cũng biết nhìn ra mối nguy tiềm ẩn nên khó mà hình thành nên liên minh này. Mới vào Chính Phủ, ông Phạm Minh Chính cần yên ắng để xây dựng lực lượng và phe cánh ổn định rồi mới có thể hiên nganh đối đầu với ông Nguyễn Phú Trọng được.
Thực chất của sự đối đầu khốc liệt giữa ông Trọng và ông Dũng trước đây vì ông Dũng đã tiếm quyền người đứng đầu văn phòng Trung Ương Đảng lúc đó ông Nông Đức Mạnh. Ông Nguyễn Phú Trọng là con người bảo thủ, ông muốn duy trì quyền lực mạnh nhất cho văn phòng trung ương đảng và cũng là giành lại quyền lực cho ông nên mới xảy ra sự đối đầu gay gắt nhất từ xưa đến nay trong nội bộ ĐCS.
Ông Nguyễn Xuân Phúc lên trong thế kẻ yếu nên không có cuộc chiến giữa ông Trọng và ông Phúc. Và cũng vì ông Phúc an phận thủ thường ít chịu đấu đá nên ông đã bị văng ra khỏi ghế thủ tướng đầy quyền lực và ngồi vào ghế chủ tịch nước mang tính tượng trưng.
Với ông Phạm Minh Chính thì tham vọng hơn ông Phúc nhiều, và năng lực cũng hơn ông Phúc. Tất ông Chính có tham vọng mình là người có quyền lực số một lấn át cả tổng bí thư, tuy nhiên đối đầu quá sớm với ông Nguyễn Phú Trọng là không nên. Vậy nên rất khó có liên minh Chính – Dũng lúc này, nhưng chừng 1 năm sau thì hoàn toàn có thể.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nếu có chiến tranh với Mỹ, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam?
>>> Tô Lâm đang “run” vì lời khai Trịnh Xuân Thanh?
>>> Đồng Tâm: Ác mấy cũng không thắng được dân!
Công an Việt Nam sẽ bắn hay không bắn vào người dân biểu tình?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT