Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=DM-zZ2-sUVE
Phạm Minh Chính là một nhân vật đặc biệt, đặc biết không phải bởi ông xuất sắc trong việc quản trị quốc gia mà xuất sắc ở khía cạnh khác. Khía cạnh cạnh tranh quyền lực, tận dụng cơ hội và chắc cóp cơ hội để tiến thân. Từ bí thư Quảng Ninh ông nhảy thẳng vào ban bí thư một lần láy 2 chức lớn vừa lấy uỷ viên bộ chính trị vừa lấy chức trưởng ban tổ chức trung ương.
Bàn đạp để ông Chính tiến thân thần tốc như vậy là dự án Đặc Khu kinh tế Vân Đồn. Mặc dù luật đặc khu đã bị hoãn từ năm 2018 vì vấp phải sự phản đối của người dân nhưng công tác xây dựng vẫn cứ được tiếp nối những gì mà Phạm Minh Chính đã đặt nền tảng trước đó. Và nhờ thế với tư cách là trưởng ban tổ chức trung ương thì năm 2016 ông Phạm Minh Chính có sang Trung Quốc thăm lại đối tác xưa. Đó là điều cần phải nhớ.
Đặc khu kinh tế đã có ý tưởng từ thời ông Võ Văn Kiệt và thêm rằng chủ trương đặc khu Vân Đồn là do “nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào thập niên 90.”
Tuy nhiên, dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn được ông Phạm Minh Chính đã đề xuất đề án vào năm 2013. Và chính ông đã kết nối với phía Trung Quốc để bàn công việc xúc tiến.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, trên trang báo nội bộ của Khoa Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc – CCSEZR (China Center for Special Economic Zone Research) thuộc trường Đại học Thâm Quyến (Shenzhen University) đăng tải một bài báo bằng Anh ngữ với tiêu đề: Việt Nam học hỏi về Đặc khu kinh tế của người Trung Quốc (Vietnam study Chinese special economic zone).
Nội dung của bài báo cho biết đoàn đại biểu gồm 5 chuyên gia của CCSEZR được mời đến tỉnh Quảng Ninh vào ngày 19 tháng Giêng năm 2013 để trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm về chiến lược kiến trúc hình thành phát triển cho đặc khu kinh tế (SEZ) Vân Đồn.
Dẫn đầu đoàn đại biểu này là Giáo sư, Tiến sĩ, bà Đào Nhất Đào (Tao Yitao), Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.
Và từ đó mối quan hệ giữa ông Phạm Minh Chính và phía Trung Quốc nảy nở theo dự án. Ngày nay Phạm Minh Chính đăth vấn đề về đặc khu kinh tế Vân Đồn rào chuyện đã rồi. Mọi công tác xây dựng cho khu này đến nay về cơ bản đã xong.
Như vậy trong 3 đặc khu thì đặc khu kinh tế Vân Đồn được Phạm Minh Chính hoàn thành xuất sắc. Giờ chỉ còn đợi thời điểm thích hợp áp luật đặc khu cho vùng Vân Đồn là xong.
Vì sao mới vừa có tin ứng cử vào ghế thủ tướng thì báo chí đăng tin về dự án hàng chục tỷ đô?
Khu kinh tế vân đồn cũng là dự án nhiều tỷ đô. Từ dự án kinh tế lớn mới tạo nên quyền lực cho ông Phạm Minh Chính, đây là điểm mạnh của ông Chính mà ai cũng có thể nhìn thấy.
Được biết, ngày 18/3 báo quốc hội đề cử ông Phạm Minh Chính ứng cử chức thủ tướng thì ngày 19/3 báo chí nhà nước đã đăng “Đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang 20 tỷ USD”. Đây là dự án đường sắc cao tốc đã được đề xuất từ 10 năm trước và bị hoãn, nay ông Phạm Minh Chính sắp ngồi lên ghế quyền lực thứ 2 của ĐCS thì dự án khởi động trở lại một cách quyết liệt. Trường hợp xây dựng Vân Đồn cũng tương tự, cũng là dự án cũ được ông Phạm Minh Chính làm sống lại.
Được biết, làm chủ dự án chính là thủ tướng, hay nói đúng hơn dự án hàng chục tỷ đô này sẽ được điều hành dưới bộ máy chính phủ do ông Phạm Minh Chính lãnh đạo.
Hai tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang tổng chiều dài 651 km được đề xuất ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030. Tức là nếu ông Phạm Minh Chính ngồi 2 nhiệm kỳ thủ tướng sẽ điều hành dự án này.
Trong báo cáo cuối kỳ dự thảo quy hoạch đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang đưa vào khai thác năm 2030. Được biết theo báo cáo của liên danh tư vấn về quy hoạch mạng lưới đường sắt cho biết, tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021 – 2030 là 665.920 tỷ đồng, trong đó đường sắt tốc độ cao là 561.598 tỷ đồng, đường sắt thường là 104.322 tỷ đồng.
Cụ thể, từ nay đến năm 2030, sẽ ưu tiên đầu tư 2 tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là đoạn Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang tổng chiều dài 651 km. Phương án thấp sẽ đưa 2 tuyến này vào khai thác năm 2032 với quy mô vốn 375.000 tỷ đồng (tương đương 15 tỷ USD). Phương án cao đưa vào khai thác năm 2030 với quy mô vốn tới 561.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD).
Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu phát triển đến năm 2030 mạng đường sắt quốc gia đáp ứng nhu vận chuyển. Tập trung nâng cấp, cải tạo, đảm bảo an toàn chạy tàu các tuyến đường sắt hiện có, ưu tiên các tuyến đang khai thác hiệu quả như Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng; đường sắt khu đầu mối Hà Nội, TP HCM…
Tại sao lại kết nối với Lào Cai?
Lào Cai là tỉnh nghèo, xây dựng đường sắt từ Hà Nội lên Lào Cai là rất lãng phí. Tuy nhiên việc xây đường sắt cao tốc qua Lào Cai không phải là kết nối với Lào Cai mà là kết nối với ga Hà Khẩu Bắc của Trung Quốc. Khi kết nối xong, người Trung Quốc có thể đi một mạch từ Trung Quốc đến tận Cà Mau bằng tàu cao tốc. Đây là vấn đề cần phải xem xét thật kỹ.
Được biết đến năm 2050, ngành giao thông sẽ đầu tư tiếp đường sắt tốc độ cao đoạn Vinh – Nha Trang và xây dựng mới các tuyến như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Dĩ An – Lộc Ninh, Tháp Chàm – Đà Lạt. Đồng thời, nghiên cứu các đoạn đường sắt Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Hạ Long, Đắk Nông – Bình Thuận, Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột, Cần Thơ – Cà Mau…
Như vậy từ Hà Khẩu bên Trung Quốc kết nối với Lào Cai thì rõ ràng đang là một phần của dự án một vành đai một con đường. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam nó như một lưỡi gươm có cán tận bên Trung Quốc đâm toạt đất nước này đến miền tây nam bộ.
Khi dự án này được đưa lên báo, bài toán dùng dự án kinh tế để tạo mối quan hệ chính trị quen thuộc cũng hiện ra. Rất nhiều các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế trên thế giới đã đưa ra những quan ngại về ảnh hưởng của chiến lược Vành đai, con đường đối với những quốc gia nó liên kết. Tuy nhiên ông Phạm Minh Chính vẫn phớt lờ. Và hiện nay, Phạm Minh Chính lại phớt lờ ý kiến dân trong 10 năm qua.
Theo ý kiến của Ông Peter Cai, chuyên gia tư vấn tại Viện Lowy (Úc) chuyên nghiên cứu chiến lược “Vành đai, Con đường”, nhận định rõ ràng rằng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc sẽ mở rộng ở những quốc gia mà “Vành đai, Con đường” liên kết.
Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS), có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ nhận định trong 1 báo cáo rằng “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh là thật ra nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.
Một báo cáo khác của các nhà nghiên cứu Mỹ về 15 dự án cảng biển do Trung Quốc cấp vốn ở Bangladesh, Sri Lanka, Campuchia, Úc, Oman, Malaysia, Indonesia, Djibouti và những quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kết luận rằng các dự án này không được xúc tiến theo hướng “có lợi cho đôi bên” như Bắc Kinh tuyên bố. Thay vào đó, các khoản đầu tư dường như để tạo ra ảnh hưởng chính trị, lén lút mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc và dựng lên một môi trường chiến lược có lợi cho Bắc Kinh trong khu vực.
Trúng thầu khó vuột khỏi tay Trung Quốc
Từ bao năm nay, Trung Quốc luôn là đối tượng được chính phủ chọn nhận thầu những công trình gọi thầu quốc tế vốn ngân sách. Thống kê trên báo Việt Nam cho hay tuy đầu tư trực tiếp không cao nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc lại chiếm lĩnh thị trường tổng thầu EPC trong các công trình thượng nguồn.
Thông tin trên chuyên trang diễn đàn doanh nghiệp VNR500 của báo điện tử VietnamNet nói tuy lượng đầu tư trực tiếp FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua chỉ tương đương 1,5% tổng vốn FDI, nhưng “tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm” với tư cách tổng thầu EPC.
Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng trong đó nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật tới cung ứng vật tư, thiết bị, thi công công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.
Bản tin trên trang VNR500 nói thực tế chưa có thống kê chính thức, nhưng 90% là tỷ lệ ước tính của “các quan chức ngành công thương“.
Thông tin nói trên tuy không hẳn mới, nhưng nó một lần nữa cho thấy đang có quan ngại trước sự hiện diện ồ ạt của các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khai khoáng, năng lượng… thuộc loại tối quan trọng của quốc gia.
Với dự án Cát Linh Hà Đông ê chề như vậy nhưng phía Việt Nam vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt và chấm cho Trung Quốc trúng rất nhiều gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, dự án 20 tỷ đô lần này cũng khó mà thoát khỏi bàn tay Trung Quốc, bởi lẽ dự án này là dự án kết nối với đại dự án Một vành Đai Một con đường của Trung Quốc.
Rất có thể vì dự án này, ông Phạm Minh Chính thành thế lực mạnh nhất trên trên chính trường trong những năm sắp tới. Sắp tới, Chính sẽ là người thân thiết với Tập chứ không phải Trọng?!
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trọng, Chính giành nhau – Nguyễn Hòa Bình chưa chọn được chủ?
>>> Việt Nam tiết lộ danh tính ‘tam trụ’ như dự báo
>>> Chưa an tọa nhưng Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã „choảng nhau tơi bời“?
Ứng viên Đại biểu Quốc hội Việt Nam có cần ‘nhất thân, nhì thế’?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT