Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=0Nhb28xX-2s
Hiện nay dinh hiệu bộ trưởng trẻ nhất chính phủ đang nằm trong tay Nguyễn Thanh Nghị – con trai ông Nguyễn Tấn Dũng. Với tuổi 45 mà làm bí thư tỉnh thì không trẻ, nhưng ở tuổi này mà ngồi vào ghế bộ trưởng thì Nghị là trẻ nhất. Tuy nhiên, danh hiệu “trẻ nhất” ấy không phải là điềm tốt cho Nguyễn Thanh Nghị.
Ở tại Pháp, trẻ hơn Nghị 1 tuổi mà ông Macron đã làm tổng thống cường quốc này đã được 4 năm. Tuy nhiên ở Việt Nam thì lại khác, tuổi 45 mà làm bộ trưởng là quá trẻ vì thông thường, tuổi 45 chưa đủ độ cáo già để đấu đá với hàng loạt quan chức cấp bộ khác.
Để có chức bộ trưởng, không ai tin Nguyễn Thanh Nghị tự lực cả, ai cũng biết phần giúp sức cho Nghị là người cha nổi tiếng của ông và ông tân thủ tướng có nhiều ân tình với cha của Nguyễn Thanh. Việc Nghị được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng hôm 8/4, ở tuổi 45 chỉ là mang tính thủ tục.
Ông Nghị trở thành người đứng đầu Bộ Xây dựng sau khi giữ chức thứ trưởng bộ này từ tháng 10 năm ngoái. Lúc đó ông được bổ nhiệm quay trở lại chức vụ này sau khi làm bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang giữa lúc Bộ Chính trị Việt Nam đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng 13 vừa kết thúc hôm 1/2.
Ai cũng biết, trường hợp của Nguyễn Thanh Nghị cũng như nhiều trường hợp khác, đã được quy hoạch từ lâu rồi. Tuy nhiên phải hiểu rằng, chân ghế bộ trưởng mà ông Nghị đang ngồi ấy có 4 chân thì 2 chân được giữ bởi ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều đó cũng có nghĩa, nếu ông Trọng tấn công vào cánh tay giữ ghế của ông Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Thanh nghị cũng ngã nhào. Hiện tại, ông Nguyễn Phú Trọng có thêm 5 năm giữ chức tổng bí thư thì số phận của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Trước khi được “điều động” trở lại Hà Nội làm công việc mà trước đó ông đã đảm nhận – thứ trưởng Bộ Xây dựng – động thái mà truyền thông trong nước khi đó gọi là “thuyên chuyển công tác”, ông Nghị đã bị kỷ luật “kiểm điểm rút kinh nghiệm” do những sai phạm đất đai theo kết luật của Thanh tra Chính phủ hồi cuối tháng 8 năm ngoái.
Bản thân Nguyễn Thanh Nghị đã dính phết
Được biết, ông Nguyễn Thanh Nghị là người duy nhất trong số 5 bí thư tỉnh Kiên Giang bị uỷ ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề nghị xem xét kỷ luật vì liên đới về trách nhiệm đối với các sai phạm trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường ở tỉnh này từ năm 2011 đến 2017, gây thất thoát hơn 2.300 tỷ đồng.
Kỷ luật của ông Nguyễn Thanh Nghị ở Kiên Giang hồi tháng 8 năm ngoái được cho là rất nhẹ, đó là kỷ luật phê bình – mức thấp nhất so với khiển trách và cảnh cáo rồi khai trừ khỏi Đảng. Hình thức kỷ luật nhẹ như thế này được cho là có bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng can thiệp vào làm cho Nguyễn Thanh Nghị không phải mất chức và từ đó muôi hy vọng về trung ương.
Theo quy định về kỷ luật thì phê bình về mặt chính quyền không bị ghi vào lý lịch cá nhân và Đảng viên. Người ta không coi đấy là một hình thức kỷ luật nặng cho nên đây chỉ như một lời nhắc nhở và không ảnh hưởng gì đến việc tiến thân, tuy nhiên vết chàm này vẫn được ủy ban kiểm tra trung ương ghi vào sổ đen, khi nào ông Trọng cần đến thì họ sẽ lôi ra.
Trước đây, ông Trương Tấn Sang, người lúc đó là uỷ viên Bộ Chính trị và trưởng ban Kinh tế Trung ương bị “khiển trách” vì thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam, thường được biết là vụ án “Năm Cam”. Tuy nhiên ông Trương Tấn Sang lúc đó đang đứng trên đôi chân của mình còn hiện nay Nguyễn Thanh Nghị thì đang đứng nhờ sự trợ giúp của ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Phạm Minh Chính. Nội lực của ông Trương Tấn Sang mạnh hơn nhiều.
Khi Nguyễn Thanh Nghị bị kỷ luật kiểm điểm, người ta cứ ngỡ Nguyễn Thanh Nghị sẽ ngã ngựa vì chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó ng rất hăng. Đồng thời lúc đó ông Trọng cũng đang kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước có quyền lực rất lớn. Tuy nhiên cha con ông Nguyễn Tấn Dũng đã “tai qua nạn khỏi”.
Nguyễn Tấn Dũng đã làm gì để cứu con trai?
Trong thời gian Nguyễn Thanh Nghị bị kỷ luật, ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ xuất hiện trở lại khi trả lời phỏng vấn VTV nhân dịp ngày truyền thống của Ban Kinh tế Trung ương mà ông từng giữ chức trưởng ban để ca ngợi “cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng,” và theo giới quan sát đó có thể là “tín hiệu gì đó về thế cân bằng” quyền lực trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 13 được tổ chức trong vài tháng sau đó. Lời ca ngợi này được cho là tín hiệu tốt cho phe của ông, và cho đến hôm nay, với việc ông Phạm Minh Chính nắm giữ ghế thủ tướng chính phủ có thể nói là thành công mĩ mãn đối với ông Dũng.
Chiến dịch chống tham nhũng, được truyền thông trong nước gọi là “đốt lò” của ông Trọng – người thâu tóm đuợc nhiều quyền lực trong tay hơn khi kiêm nhiệm chức Chủ tịch vào tháng 10/2018 sau khi ông Trần Đại Quang qua đời, trong vài năm qua được giới quan sát cho là nhắm vào ông Dũng thông qua một loạt các ‘đại án’ liên quan tới nhiều quan chức chính phủ, lãnh đạo các ngân hàng, và cả ngành công an, dẫn tới việc cựu Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, và cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị kết án tù. Tuy nhiên cho đến nay, ông Trọng cũng không thể làm lung lay được ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi được luân chuyển trở về đảm nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng lần thứ 2, ông Nghị tiếp tục thăng tiến lên chức bộ trưởng. Ông Nghị lần đầu tiên được bổ nhiệm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng vào năm 2011, khi bố ông đang làm thủ tướng, và lúc đó ông mới có 35 tuổi. Sau đó ông trở thành người đứng đầu tỉnh Kiên Giang, nơi xuất thân của ông Dũng, từ 2015-2020. Theo truyền thông trong nước, con trai ông Dũng là bí thư Tỉnh uỷ trẻ nhất Việt Nam tại thời điểm được bầu. Chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng là khá phù hợp với nghề mà Nguyễn Thanh Nghị có kinh nghiệm và được học.
Theo lý lịch của ông Nghị được VTV đăng tải, tân Bộ trưởng Xây dựng có trình độ chuyên môn là Tiến sỹ Khoa học ngành Kỹ thuật xây dựng và từng có thời gian công tác tại trường Đại học Kiến trúc TPHCM với vai trò là giảng viên và sau đó là phó hiệu trưởng. Ông có bằng thạc sỹ và tiến sỹ tại Đại học George Washington của Mỹ.
Nguyễn Thanh Nghị đã hạ cánh nhưng vẫn chưa an toàn
Có thể nói, ông Trọng còn quyền lực này nào thì cha con ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Thanh Nghị lo âu ngày đó. Còn nhớ năm 2016, ông Nguyễn Xuân Anh con trai ông Nguyễn Văn Chi đã được cơ cấu vào ghế bí thư thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên sau đó chưa đầy 2 năm thì ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức và bị tước đảng tịch.
Cho tới giờ người ta cũng không biết ông Nguyễn Xuân Anh đã bị tội gì? Nếu tội đủ lớn thì phải truy tố chứ? Nhưng không. Chính quyền CS họ không truy tố, điều đó cho thấy họ chỉ cố tình lật Nguyễn Xuân Anh để lấy ghế mà thôi.
Nguyên nhân nổi thì tất nhiên là sai phạm trong quản lí nhà nước, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa của nó là cha của Nguyễn Xuân Anh, tức là ônng Nguyễn Văn Chi không đủ lực để giữa cái ghế bí thư thành phố cho con trai. Lúc Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật cách chức là lúc ông ta chỉ mới có 41 tuổi.
Ở địa phương mà tầm 40-45 tuổi là những người không phải tự đứng trên đôi chân của mình. Ở Trung Ương thì độ tuổi từi 45-50 thì hầu hết cũng không tự đứng trên đôi chân của mình.
Nguyễn Thanh Nghị mới có 45 tuổi, để cho Nghị có thể đứng được thì ông Nguyễn Tấn Dũng cần phải yểm trợ cho Nghị thêm 5 năm nữa. Như vậy trong 5 năm tới sẽ là 5 năm đầy rủi ro đối với Nguyễn Thanh Nghị. Trong nhiệm kỳ 3 của ông Trọng, Nguyễn Thanh Nghị trụ được thì ắt sang năm 2026 Nguyễn Thanh Nghị sẽ tiến thân như dìu gặp gió.
Như vậy, từ nay đến 2016, ngoài việc ông Dũng lo vòng ngoài thì tại vòng trong, ông Dũng cần phải nhờ Phạm Minh Chính hỗ trợ. Có như vậy, Nguyễn Thanh Nghị mới có thể “tai qua nạn khỏi” được.
Trần Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> 2000 tỷ rót vào túi ai? Sao ông Trọng vẫn còn sợ Hoàng Trung Hải?
>>> Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh, Nguyễn Văn Nên vờn Lê Thanh Hải
>>> Đinh Tiến Dũng mới ngồi vào ghế bí thư Hà Nội liền giở trò côn đồ
Giữa Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính, Tô Lâm chọn theo ai?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT