Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=DIplAuj78nU
Vũ Đức Đam cần cù, mẫn cán được khá nhiều người khen, tuy nhiên trong chính phủ không mấy ai ưa ông Vũ Đức Đam. Chống dịch là một công tác khó khăn vầ đầy rủi ro, từ đầu năm 2020 Việt Nam đã hứng chịu nhiều đợt dịch bùng phát, người chịu trách nhiệm chống dịch vẫn là ông Vũ Đức Đam.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 gần đây nhất, bắt đầu từ ngày 27/1/2021. Sau chỉ hai ngày, cơ quan chức năng ghi nhận tổng cộng 107 ca nhiễm mới với 100 ca nhiễm từ cộng đồng. Đó cũng là thời điểm ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất kể từ khi dịch xuất hiện tại Việt Nam. Chỉ trong hai ngày, năm địa phương ghi nhận các ca bệnh trong đợt dịch này gồm Hải Dương 84 ca, Quảng Ninh 13 ca, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh mỗi địa phương 1 ca.
Khi phát biểu tại cuộc họp Chính phủ hôm 28/1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tuyên bố sẽ dập được dịch trong 10 ngày.
Tuy nhiên đến hết ngày 3/2, tức gần đến hạn 10 ngày, Theo Bộ Y tế Việt Nam, COVID-19 đã lan ra 10 tỉnh thành với 329 ca nhiễm cộng đồng.
Thấy Vũ Đức Đam khó hoàn thành lời hứa, thì ngay tại một buổi họp báo của Chính phủ hôm 2/2/2021, ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng lại cho rằng Chính phủ không công bố thông tin 10 ngày dập được dịch. Theo ông Dũng “Ai công bố thì trách nhiệm của người đó, người công bố thông tin này không phải với danh nghĩa Chính phủ”… Ông Dũng nói thêm: Căn cứ nào, cách tính thế nào, đánh giá thế nào là trách nhiệm của Ban Chỉ đạo. Nói chung là ông Mai Tiến Dũng muốn bắt lỗi và đổ trách nhiệm lên vai ông Vũ Đức Đam. Điều đó cho thấy, ngay trong chính phủ có kẻ vẫn đang chực chờ để hạ uy tín hoặc thậm chí buộc tội ông Vũ Đức Đam nếu ông Đam không hoàn thành nhiệm vụ.
Vũ Đức Đam khó lên cao nhưng dễ bị hạ bệ
Một con người như ông Vũ Đức Đam mà bị giam ở ghế ủy viên trung ương đảng 3 khóa là bất thường. Ở Chính Phủ chưa có ai “lưu ban” lâu như ông Vũ Đức Đam. Những người yếu kém bị đì không nói gì, nhưng con người năng nổ mà cứ bị đì suốt thì đấy là một hiện tượng bất thường. Hiện đang có thể lực không muốn nâng ông Vũ Đức Đam lên nữa, tuy nhiên đó là thế lực nào thì vẫn chưa rõ.
May là đợt dịch vào cuối tháng giêng đầu tháng hai vừa qua cũng được kiểm soát, nếu không thì ông Vũ Đức Đam có thể đã văng ra khỏi ghế phó thủ tướng nhiệm kyg 2021-2026 rồi. Với con người ông Vũ Đức Đam thì làm tốt vẫn khó lên chức những làm kém thì có thể bị kết tội.
Từ Việt Nam, Bác sĩ Đinh Đức Long nhận định với RFA hôm 3/2:
Ông Vũ Đức Đam là Phó thủ tướng tính ra ông Đam vẫn là cấp trên của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng. Tuy nhiên ông bộ trưởng lại thẳng thừng choảng với sếp của mình. Đấy là một dấu hiệu cho thấy ông Vũ Đức Đam không được lòng thuộc cấp.
Việc không được lòng thuộc cấp không quan trọng, mà quan trọng nhất là được lòng sếp. Với việc dẫm chân tại chỗ ủy viên trung ương đảng 3 nhiệm kỳ liên tiếp thì điều đó cho thấy, Vũ Đức Đam vẫn chưa có ai đỡ đầu cho ông. Tự bơi trong chính trường ĐCS là một việc làm không biết tự lượng sức mình.
Ông Nguyễn Hồng Diên bao nhiêu năm làm vua ở đất Thái Bình, bao che cho thế lực Đường Nhuệ lớn mạnh. Vả lại ông Diên không có chút gì về chuyên môn kinh tế nhưng ông này lại được đưa về trung ương nắm bộ công thương – một bộ nắm gần hết nền kinh tế Việt Nam. Ồn Diên được như vậy vì ông được thế lực mạnh đỡ đầu.
Con người như ông Vũ Đức Đam hơn hẳn Nguyễn Hồng Diên nhưng ông Đam lại không thể lên cao được. Vậy nên, nếu ông Đam không tìm cho mình người đỡ đầu thì rất có thể người ta sẽ sử dụng hết khả năng ông Đam xong rồi cho ông về vườn.
Cho đến bây giờ vẫn chưa thấy thế lực nào giúp đỡ Vũ Đức Đam. Ông Vũ Đức Đam được ở lại ủy viên trung ương và được giữ chức cũ cũng bởi vì người ta cần ông chông dịch thay cho họ chứ chẳng quý gì Vũ Đức Đam.
Vũ Đức Đam đang bị vào thế kẹt
Ngày 11/5 trên báo Tiền Phong có bài viết “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chưa đến mức phải giãn cách xã hội”. Với tư cách là Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, ông Đam đã có cuộc gặp gỡ với báo giới và chia sẻ nhiều thông tin về chiến lược và biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ Trung ương đến địa phương, tình hình vắc xin phòng chống dịch và giải pháp đối phó với tình trạng nhập cảnh trái phép.
Tại cuộc gặp, các nhà báo đưa ra nhiều câu hỏi: Tại sao hiện đã có 26 tỉnh có ca bệnh nhưng Chính phủ chưa lệnh giãn cách xã hội? Tại sao có tỉnh ít ca thì giãn cách, tỉnh thành có nhiều ca bệnh, như Hà Nội, thì không? Vì sao việc tiêm vắc xin ở nước ta có vẻ chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới? Chính phủ có biện pháp gì quyết liệt hơn để ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép đe doạ làm bùng phát nhiều ổ dịch? Chính phủ có thay đổi chính sách trước tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay hay không?…
Trả lời các câu hỏi, ông Vũ Đức Đam nói, chiến lược đối phó với dịch COVID-19 bằng công thức là Phát hiện – Truy vết – Khoanh vùng – Cách ly – Điều trị tích cực, hiệu quả, nhờ đó đạt mục tiêu kép, kinh tế vẫn tăng trưởng, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng lên.
Mục tiêu kép là vừa chống dịch và vừa phát triển kinh tế. Đay là bài toán khó, ông Vũ Đức Đam mà không chống dịch tốt thì mọi tội lỗi cũng sẽ đổ trên đầu ông. Còn nếu chống dịch tốt nhưng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thì cũng sẽ có nhiều người vin vào đó mà cho điểm trừ vào lí lịch của ông Vũ Đức Đam.
Ông Đam nói rằng, sẽ khoanh vùng nhanh nhất có thể và gọn nhất có thể. Ở những vùng chưa thật rõ thì có thể khoanh rộng hơn nhưng xác định các yếu tố dịch tễ để thu hẹp lại.
Ông Đam có vẻ khá tự tin, ông nói hiện nay ông đã lường cả những kịch bản đến 30.000 ca. Như vậy để cả Trung ương và địa phương chuẩn bị sẵn sàng nếu tình huống xấu đó xảy ra.
Về vấn đề vắc xin, ông Đam nói ngay từ tháng 3/2020, Chính phủ đã nhận định là loại virus này có khả năng còn tồn tại lâu nên đã chỉ đạo một số bộ như Y tế, Khoa học công nghệ, Quốc phòng tập trung nghiên cứu chế tạo vắc xin. Chủ trương là phải có có vắc xin mới là giải pháp căn cơ, lâu dài.
Có lẽ Việt Nam có vaccin đại trà thì cũng giữa hoặc cuối năm 2022 chứ trong năm nay thì chưa thể có sớm được. Vì vậy ông Vũ Đức Đam sẽ phải nỗ lực chống dịch và đó cũng vừa là cơ hội để ông ghi điểm, vừa là rủi ro đối với ông Đam, vì nếu để cho Việt Nam toang thì xem như sự nghiệp chính trị của ông sẽ kết thúc vì sẽ không có ai bao che chô ông cả.
Ai muốn đẩy cái khó về cho ông Vũ Đức Đam?
Tuy ông Vũ Đức Đam từng làm phó thủ tướng dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không nhiệt tình nâng đỡ Vũ Đức Đam. Đến thời ông Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam vẫn làm ghế phó thủ tướng như dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng, và ông Phúc lại đẩy việc khó lên vai ông Đam. Tuy nhiên ông Vũ Đức Đam lại không để dịch covid mất kiểm soát. Điều đó cho thấy ngay cả Nguyễn Xuân Phúc cũng không nhận đỡ đầu Vũ Đức Đam. Còn Nguyễn Phú Trọng thì cũng không mặn mà gì với Vũ Đức Đam, vì nếu ông Trọng biết dùng Vũ Đức Đam thì ông đã mang về bang bí thư bố trí cho một ghế nào đó.
Hiện nay ông Vũ Đức Đam đang làm phó cho ông Phạm Minh Chính. Liệu ông Phạm Minh Chính có nhận lời đỡ đầu cho Vũ Đức Đam hay lại dùng chiêu trò muốn “vắt chanh bỏ bỏ” như ông Nguyễn Xuân Phúc đã dùng? Còn quá sớm để kết luận. Tuy nhiên ông Vũ Đức Đam đối với Phạm Minh Chính thì không xa lạ gì. Ông Vũ Đức Đam từng là tiền nhiệm của Phạm Minh Chính ở ghế bí thư tỉnh Quảng Ninh. Giờ đây ông Vũ Đức Đam lại cay đắng làm thuộc hạ của Phạm Minh Chính. Với thế đảo ngược này, rất khó để ông Phạm Minh Chính che chở cho Vũ Đức Đam.
Việc đẩy Vũ Đức Đam đứng ra xử lý tốt dịch và sau lưng ông Phạm Minh Chính ra chỉ tiêu kinh tế để Vũ Đức Đam không được sai phạm thì điều đó cũng cho thấy, Phạm Minh Chính dường như đang muốn bẫy Vũ Đức Đam hơn là muốn nâng đỡ ông này. Bây giờ mà kết luận thì còn quá sớm, hãy chờ một thời gian rồi sẽ rõ.
Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ai cử Nguyễn Xuân Phúc vào Sài Gòn khắc chế Nguyễn Thiện Nhân?
>>> Chuyện tình của các quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam
>>> Thế lực Lê Thanh Hải “phản đòn”, Tất Thành Cang được đề nghị giảm tội
Vương Đình Huệ chỉ tay, Tô Lâm „ hạ độc thủ“
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT