Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Nr_0BeFVgxM
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã là cựu chủ tịch quốc hội. Là người phụ nữ từng giữ chức vụ cao nhất trong chính quyền CS, liệu rằng bà Ngân có phải là người xuất sắc hay không?
Ngồi ở ghế quyền lực lớn nhất trong nhánh lập pháp, bà Ngân đã làm gì? Điều đặc biệt, bà Ngân từ trải qua các chức vụ bên chính phủ trước khi bà lên chức chủ tịch quốc hội, liệu rằng bà có điều hành cơ quan lập pháp hiệu quả hay không?
Xét về mặt đảng, bà Ngân là một đảng viên nên bà sẽ nhận nhiệm vụ đảng giao để chăn dắt quốc hội gật đồng đều những gì mà đảng đã đưa ra.
Luật pháp Việt Nam hiện nay không rõ ràng, gây khó khăn cho xã hội, đấy là điều mà nhiều thế hệ người Việt đã than phiền chứ không phải mới bây giờ. Tuy nhiên dù chức chủ tịch quốc hội được phá rào trao cho một người phụ nữ thì dường như luật pháp cũng chẳng khá gì hơn.
Đất nước có yên bình hay không, dân có cảm thấy an toàn hay không nó phụ thuộc hai yếu tố: thứ nhất là làm luật, thứ nhì là thi hành luật. Cả hai yếu tố này được làm thật tốt thì xã hội sẽ bình yên và đất nước phát triển.
Vấn đề làm luật là vấn đề muôn thuể, quốc hội Việt Nam là loại đảng cử dân bầu nên chất lượng đại biểu rất yếu kém, tuy nhiên tập thể đã yếu kém mà lãnh đạo cũng yếu kém thì nó kéo theo vấn đề làm luật ở Việt Nam rất tệ hại.
Một quốc gia mà có luật pháp bất cập thì nhân dân sẽ không có bình yên. Xã hội Việt Nam từ nhiều năm nay không hề có bình yên, đấy là điều mà ai cũng có thể nhận ra. Mà luật pháp bất cập, chồng chéo lên nhau thì người chịu trách nhiệm lớn nhất là chủ tịch quốc hội chứ không ai khác.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là người làm chính trị lâu năm, nhưng liệu rằng bà có để lại sản phẩm gì mà người dân có thể ghi nhận không? Hay là 5 năm trôi qua với chức chủ tịch quốc hội nhạt nhẽo?
Người đàn bà vô cảm
Sau phiên tòa “giám đốc thẩm” ô nhục của Hội Đồng 17 thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao vào tháng 10 năm 2020 với vụ án Hồ Duy Hải, lúc đó dư luận bức xúc đặt tên là “hội đồng dao thớt,” thì cả xã hội bất bình. Người dân lúc đó kỳ vọng bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng công đạo tại Quốc hội. Thế nhưng sau năm tháng, qua hai kỳ họp, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – chủ tịch Quốc Hội cứ bảo chờ kết luận của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đó là ai trong khi Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định đó là trách nhiệm của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội?
Ngày 24 Tháng Mười Một, trả lời chất vấn cử tri Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân lại không có chính kiến gì mà phó cho “đao phủ” Nguyễn Hòa Bình ra quyết định. Bà Ngân nói: “…Do có ý kiến khác nhau nên sau phiên tòa giám đốc thẩm thì Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét lại. Do đó, vụ án đến nay vẫn chưa thi hành án, còn oan hay không thì đề nghị cử tri chờ ý kiến kết luận của các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước đảng, nhà nước, trước nhân dân về thực hiện quyền tư pháp.”
Câu trả lời của bà Kim Ngân thật vô cảm, vô lương, như con bò nhai lại mớ rơm khô vậy. Trước đó, ngày 24 Tháng Sáu cũng tại Cần Thơ tiếp xúc với hơn 300 cử tri là cán bộ hưu trí, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng: “Vụ án đang được xem xét nên không có cơ sở nói oan hay không oan. Cử tri để cơ quan có trách nhiệm xem xét lại và sẽ có báo cáo.”
Thử hỏi, cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền mà bà Kim Ngân nại ra đó là cơ quan nào? Trong một đoạn khác bà Kim Ngân đã thừa nhận “đây là vụ án phức tạp, kéo dài 11 năm. Vụ án này đã được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội giám sát và có báo cáo. Tuy nhiên, vừa rồi sau phiên ‘giám đốc thẩm,’ dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến nói đúng, có ý kiến nói oan. Do đó Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội chỉ đạo Ủy Ban Tư Pháp xem lại báo cáo thẩm tra để các cơ quan có trách nhiệm ngồi lại nghe báo cáo.” Hành động của bà rõ ràng muốn né tránh trách nhiệm, mà trách nhiệm đó lại liên quan đến sinh mạng của một con người.
Theo thông tin chính thức từ báo chí nhà nước thì ngoài những bất cập, vi phạm tố tụng của phiên tòa “giám đốc thẩm” của “hội đồng dao thớt,” trong vòng năm tháng đã có thêm nhiều kiến nghị, nhiều diễn biến mới, chứng cứ mới củng cố thêm cho nỗi oan của Hồ Duy Hải cũng như những sai phạm của các cơ quan tốt tụng.
May áo dài lãng phí và miệt thị nhân dân
Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân may 300 bộ áo dài với giá trị mỗi bộ cả trăm triệu đồng làm người dân Việt Nam nghĩ đến bà đệ nhất phu nhân vợ của nhà độc tài Ferdinand Marcos của Phillippines- bà Imelda Marcos. Bà nổi tiếng về việc mua xắm y phục xa hoa và rất lãng phí. Tất nhiên để cung phụng người vợ thích làm đẹp thì ông Ferdinand Marcos đã trở thành một tổng thống tham nhũng nhất lịch sử Phillipines. Đấy là hình ảnh dùng quyền lực kiếm tiền để chưng diện, tất nhiên là bà Imelda Marcos dùng tiền tham nhũng của chồng bà.
Còn bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì sao? Bà cũng chưng diện quá mức, quá hoang phí làm người ta liên tưởng nến một Imelda Marcos phiên bản Việt Nam. Với 300 bộ áo dài tương đương với 30 tỷ đồng thì với lương 18 triệu mỗi tháng, người ta tính ra phải mất 139 năm thì lương bà Ngân mới đủ mua 300 bộ áo dài. Như vậy là ai cũng hiểu là chỉ có tham nhũng mới có thể hoang phí như vậy.
Với nước Phillipines thì người ta sẽ lật tẩy tổng thống tham nhũng Ferdinand Marcos nhưng tại Việt Nam thì đã vào tứ trụ thì miễn nhiễm với luật pháp. Luật Pháp Việt Nam không bao giờ đụng đến những nhân vật đã từng đứng trong tứ trụ dù cho người đó là người có sai phạm khủng như trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ngoài chuyện lãng phí như thế, bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn từng miệt thị người dân bằng lời nói trịnh thượng rằng “đã làm được gì cho đất nước chưa?” trong khi đó người dân hằng ngày làm lụng vất vả để đóng sư cao thuế nặng cho đảng dùng, và quan trong nhất là tiền mua sắm áo dài đắc tiền của bà Ngân cũng là từ tiền thuế của người dân mà ra.
Làm chủ tịch quốc hội, bà Ngân còn ủng hộ quốc hội ra luật buộc luật sư tố thân chủ. Một điều luật rất phi lí nó vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Ngoài ra bà còn để lại tai tiếng lớn khi để 9 người trong chuyến công du của bà sang Hàn Quốc trốn ở lại. Đây là nỗi nhục quốc thể.
Liệu bà Ngân có để lại vết son gì không?
Nói về vấn đề cho sử dụng đồng nhân dân tệ ở Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nói “Có người nói vi hiến. Liệu có vi hiến, có vi phạm pháp luật không, vì trên một đất nước sử dụng 2 đồng tiền? Phải trả lời câu hỏi này. Tất nhiên, quy định này chỉ ở khu vực biên mậu, tức là khu vực thương mại ở biên giới thôi, nhưng cũng phải xem lại“.
Không biết vì động cơ gì mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân bất chợt ‘mở miệng’ trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ quốc hội vào trung tuần tháng Chín năm 2018. Đây là một lần hiếm hoi mà bà Ngân tỏ ra quan tâm đến ý kiến trái chiều của người dân và giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
Chỉ vài giờ đồng hồ sau khi những phát ngôn của bà Ngân được báo Thanh Niên tường thuật nguyên văn, toàn bộ nội dung phát ngôn đó đã biến mất khỏi bài báo.
Hiện tượng báo phải ‘xóa thông tin xấu độc’ về phát ngôn của Nguyễn Thị Kim Ngân xảy ra trong bối cảnh hàng trăm nhân sĩ, trí thức gửi một kiến nghị thư cho giới chóp bu Việt Nam, yêu cầu xóa bỏ Thông tư số 19 của Ngân hàng nhà nước về việc cho phép 7 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam được dùng đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc để thanh toán.
Có lẽ vì Bà Ngân đã từng làm thứ trưởng Bộ tài Chính nên bà đã nói lời theo đúng lương tâm và nghiệp vụ mà bà từng được đào tạo. Có thể xem đấy là điểm son ít ỏi trong 5 năm ngồi ở ghế chủ tịch quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngoài điểm son nhạt nhẽo này ra, bà Ngân hoàng toàn không để lại ấn tượng tốt nào cả.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Translated)
>>> Trần Lưu Quang mới về Hải Phòng, Lê Văn Thành vội kéo đàn em bỏ chạy?
>>> Nguyễn Phú Trọng dáng đi như bại liệt, Phạm Minh Chính mừng thầm?
>>> Phạm Minh Chính chống dịch, Nguyễn Phú Trọng rình rập cướp công?
Nguyễn Xuân Phúc gạ gẫm Tập Cận Bình? Đã quá muộn để cầu cứu
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT