Phan Văn Giang là nhân vật mới nổi từ cuối năm 2020 trước thềm đại hội 13. Từ sau khi nổi lên ông này đã chiếm được ghế mà lễ ra giành cho ông Lương Cường. Lúc đó ông Phan Văn Giang chỉ là thượng tướng nhưng ông Giang đã qua mặt Lương cường một cách ngoạn mục.
Có thể nói trong chính trường, Phan Văn Giang là đối thủ chính trị của Lương Cường. Mà đã là đối thủ chính trị thì phe này mạnh lên ắt phe kia yếu đi. Trước đây, khi mới lên chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ông Phan Văn Giang vẫn còn là thượng tướng, cấp bậc thấp hơn ông Lương Cường. Người ta e rằng, với cấp bậc cao hơn mà làm lính thì rất khó sai bảo. Tuy nhiên để khắc phục điểm yếu này, hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng đã cho phong đại tướng đố với ông Phan Văn Giang.
Ngày 12/7, theo thông báo của báo chí nhà nước CS thì ông Phan Văn Giang được ông Nguyễn Xuân Phúc thăng cho quân hàm đại tướng. Có thể nói đây là bổng lộc đầu tiên mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn trao cho người mà ông muốn cùng ông sát cánh trong 5 năm nhiệm kỳ thứ ba trong quân ủy trung ương.
Ông Phan Văn Giang được thăng hàm đại tướng tất ông cũng sẽ kéo thêm nhiều thuộc hạ được phong cấp theo. Như vậy là nhờ đợt ban bổng lộc chức tước này, ông Phan Văn Giang cũng củng cố thêm cho thế lực của ông ở Bộ Quốc Phòng.
Được biết, ngoài ông Bộ trưởng Quốc Phan Văn Giang được thăng quân hàm Đại tướng thì người thân cận của ông Giang- Thứ trưởng Vũ Hải Sản cũng được trao quyết định thăng quân hàm.
Quân đội là công cụ bảo vệ chế độ
ở những nước dân chủ, sĩ quan quân đội chỉ trung thành với đất nước không trung thành với đảng phái chính trị nào cả. Chính vì vậy, người sĩ quan quân đội dù cao cấp đến đâu cũng đều không được là đảng viên cho bất kỳ một đảng phái nào cả. Tuy nhiên ở Việt Nam lại khác, ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa là đảng viên ĐCS vừa là sĩ quan quân đội. Chính vì thế, được thăng hàm trong quân đội thì cơ hội làm chính trị cũng lớn hơn và quyền lực cũng được củng cố hơn.
Theo nguyên tắc, đảng quyết định nhưng Chủ tịch nước lại là người trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Về mặt đảng ông Phan Văn Giang vừa là Ủy viên Bộ Chính trị vừa Phó bí thư Quân ủy Trung ương. Về mặt đảng ủy quân đội, ông Phan Văn Giang là người chỉ đứng sau Nguyễn Phú Trọng. Về việc thăng hàm đại tướng cho Phan Văn Giang, ông Nguyễn Phú trọng họp quân ủy trung ương để nghe bên đảng ủy quân đội đề xuất, sau đó vấn đề được đưa ra Bộ Chính Trị và được gật. Khi Bộ Chính Trị gật thì ông Nguyễn Xuân Phúc kí ban hành quyết định thăng quân hàm. Lần này ông Phan Văn Giang được thăng từ thượng tướng lên đại tướng, còn ông Thứ trưởng Vũ Hải Sản, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương được thăng hàm từ trung tướng lên thượng tướng.
Tại lễ trao quyết định, như thường lệ Nguyễn Xuân Phúc ca tụng ông Đại tướng Phan Văn Giang là cán bộ Quân đội có lập trường quan điểm, tư tưởng kiên định, vững vàng, đạo đức trong sáng, được đào tạo cơ bản, chính quy, được rèn luyện, thử thách và trưởng thành từ cơ sở, “trải qua chiến đấu trực tiếp có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tác phong sâu sát, quyết đoán“. Thực chất, ông Phan Văn Giang lên chức không phải vì những phẩm chất kia mà ông Phan Văn Giang được lên chức vì ông Giang là cùng một phe cánh với Nguyễn Phú Trọng. Được ông Trọng ủng hộ thì dù có thành tích kém cũng sẽ lên chức, nếu không được ông Trọng ủng hộ thì dù cho có làm tốt thế nào cũng khó mà được thăng chức.
Liệu Phan Văn Giang có khá hơn Ngô Xuân Lịch không?
Tuy được ông Nguyễn Xuân Phức ca ngợi là người “hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao“. Tuy nhiên, theo giới quan sát đánh giá thì triều đại ông Phan Văn Giang so với Ngô Xuân Lịch cũng không thay đổi gì cả. Quân đội vẫn rệu rã và thối nát, đặc biệt là thái độ với phía Trung Quốc là không thay đổi.
Nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước đang là thách thức rất lớn đối với đất nước. Tuy nhiên trong nhiều năm nay, người dân chỉ thấy quân đội Việt Nam hèn với giặc là chủ yếu. Với thái độ ương hèn như vậy nó thể hiện đúng bản chất của người có quyền lực cao nhất trong đảng ủy quân đội – ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông đại tướng Phan Văn Giang và Thượng tướng Vũ Hải Sản sẽ là những thuộc hạ trực tiếp của ông Nguyễn Phú Trọng trong quân đội. Nhánh Phan Văn Giang sẽ là trụ cột còn Lương Cường thì xem như ngồi một chỗ, làm công việc cũ rồi đợi đến khi đến tuổi hưu thì về vườn như bao quan chức hết thời khác.
Ông Đại tướng Phan Văn Giang 61 tuổi; tiến sĩ Khoa học quân sự; quê ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Phó Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia; đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông Giang bắt đầu cuộc đời binh nghiệp vào tháng 8/1978, là chiến sĩ Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 677, Sư đoàn 346, chiến đấu tại Cao Bằng. Sau đó, ông ôn văn hóa tại trường Văn hoá Quân khu 1, rồi là học viên Trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Tăng.
Từ tháng 9/1983, ông là Trung úy, Trung đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1037, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó từng bước phát triển tại Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, giữ đến vị trí Sư đoàn trưởng.
Từ tháng 8/2008, ông giữ chức Phó Tư lệnh về Quân sự Quân đoàn 1; rồi Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1. Tháng 6/2010, ông là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 1.
Trong bốn năm (10/2011 – 2/2014), tướng Giang là Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng; Trung tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hai năm sau đó, ông giữ chức Tư lệnh Quân khu 1.
Từ tháng 4/2016, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Quốc phòng. Một tháng sau đó, ông nhận nhiệm vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tháng 4/2021, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Còn ông Thượng tướng Vũ Hải Sản 60 tuổi; Cử nhân Quân sự; quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII. Ông từng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh; Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 3; Tư lệnh Quân khu 3. Từ tháng 7/2020, ông được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Quốc phòng.
Ngô Xuân Lịch đã hết thời?
Chưa có một đại tướng ủy viên Bộ Chính Trị nào mà không được ngồi vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ngoại trừ ông Lương Cường. Với cấp bậc trong quân đội như vậy và chức vụ trong đảng như vậy mà giữ chức chủ nhiệm tổng cục chính trị thì xem như Lương Cườngđang bị đì.
Khi được đề xuất thăng quân hàm, ông Phan Văn Giang là người duyệt trước tiên. Nếu có người của Lương Cường lọt trong danh sách thì cũng khó mà lọt qua khỏi bàn tay ông Phan Văn Giang.
Thực ra chức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng từ nay trở đi cũng chỉ có nhiệm vụ bảo vệ chế độ chứ không bảo vệ đất nước. Mà bảo vệ chế độ thì tất nhiên mục tiêu là chống lại nhân dân, mà chống nhân dân thì quân đội chỉ cần tàn bạo chứ không cần sự hùng mạnh. Với tiêu chuẩn như vậy thì ông Phan Văn Giang sẽ khó mà xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh cho được.
Nhiệm vụ đối phó với Trung Quốc đã được ông Nguyễn Phú trọng giao cho Bộ Ngoại Giao. Mà hành động của Bộ Ngoại Giao trước các lần gây hấn của phía Trung Quốc thì gần như cũng chỉ có một giọng điệu trong nhiều năm nay.
Phan Văn Giang chỉ cần cho các đối thủ chính trị của Nguyễn Phú Trọng hiểu rằng, quân đội sẵn sàng nghe theo lệnh tổng bí thư là đủ. Chỉ cần như thế thì mỗi lần ông Nguyễn Phú Trọng muốn biến ai làm củi thì người đó không phản ứng tự vệ. Chỉ vậy thôi.
Nói tóm lại, dưới thời Phan Văn Giang thì Lương Cường gần như hết cơ hội. Chỉ vậy thôi, còn với câu hỏi quân đội dưới thời của Phan Văn Giang có mạnh lên không thì câu trả lời là “Không”.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ai đã dám cả gan “vỗ mặt” Tân Hiệp Phát?
>>> Ghế Bí thư tỉnh Bình Dương có chủ mới, Trần Văn Nam thành củi “cháy rụi”?
>>> Có phải Phan Văn Mãi đã lấy oán báo ân với Nguyễn Thành Phong?
Ghế Bí thư tỉnh Bình Dương có chủ mới, Trần Văn Nam thành củi “cháy rụi”?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT