Link Video: https://youtu.be/8WXve03zPR4
Về nhân sự của chính phủ trong suốt 6 tháng qua, người ta nói nhiều nhất về chức phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình. Ông Trương Hòa Bình đã bị loại khỏi ủy viên trung ương đảng vẫn ủy viên Bộ Chính Trị nhưng quyết định không rời ghế vì phe liên minh Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang cù nhầy.
Trương Hòa Bình mà ngồi vào ghế phó thủ tướng thường trực là một khó khăn cho Phạm Minh Chính. Ông Trương Hòa Bình không thuộc phe Phạm Minh Chính mà ngồi ở ghế quyền lực thứ hai của chính phủ thì Phạm Minh Chính khó triển khai chính sách như ý là đúng. Tuy nhiên, việc để rớt ủy viên trung ương đảng và ủy viên Bộ Chính Trị thì xem như Trương Hòa Bình nắm chắc “suất xuống hạng” rồi, vấn đề chỉ là thời gian.
Ngày 17/7, báo chí thông tin, Quốc hội dự kiến phê chuẩn 4 Phó thủ tướng, trong đó không có tên của ông Trương Hòa Bình. Như vậy là sự lì lợm của ông Trương Hòa Bình và thế lực chống lưng ôn này cũng đến lúc đầu hàng vô điều kiện. Người ta e ngại một trường hợp Nguyễn Thị Kim Tiến thứ hai trong chính phủ, nghĩa là rớt ủy viên trung ương vẫn ngồi lại ghế bộ trưởng. Có người e là dù rớt bủy viên Bộ Chính Trị vẫn ngồi ghế phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy.
Số lượng Phó thủ tướng đương nhiệm là 5, tuy nhiên Quốc hội khóa mới dự kiến phê chuẩn 4 người ở chức danh này. Người ta không hiểu vì lí do gì Bộ Chính trị lại quyết định như vậy. Có lẽ là kết quả đấu đá phức tạp sau đó thỏa thuận như vậy. Từ 5 phó thủ tướng mà rút xuống còn 4 thì rõ ràng số ghế giảm đi. Người tranh ghế rất nhiều mà số ghế giảm đi là điều khó hiểu. Ở nhiệm kỳ trung ương đảng khóa 13 này, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải nhả ghế chủ tịch nước cho ông Nguyễn Xuân Phúc, nghĩa là tăng ghế, nhưng không biết tại sao lúc này chính phủ lại giảm ghế thì đấy là một câu hỏi to tướng.
Hội nghị Trung ương 3 vừa qua đấu đá như thế nào?
Hội nghị Trung ương 3 có 2 phần nội dung, nội dung công khai và nội dung bí mật. Nội dung công khai là kết quả được công bố trên bao chí thì mọi người đã biết.
Phần đấu đá ngầm rất quan trọng, đó là phần ngã giá giữa các phe phái với nhau để đạt đến thỏa thuận quyền lực. Ông Phạm Minh Chính là thế lực chính trị đang lên, tuy nhiên ông Phạm Minh Chính đạt được thỏa thuận này nhưng lại nhượng bộ ở thỏa thuận khác. Những thỏa thuận nào được cho là chiến thắng của ông Phạm Minh Chính? Đó là thỏa thuận đẩy ông Trương Hòa Bình ra khỏi ghế quyền lực, tuy nhiên kỳ hội nghị trung ương 3 vừa qua cho thấy rằng, ông Phạm Minh Chính không thể đẩy được Nguyễn Văn Thể đi. Nguyên nhân là hầu như không một địa phương nào muốn tiếp nhận Nguyễn Văn Thể. Thực chất, ở vị trí bộ trưởng bộ giao thông vận tải, ông Nguyễn Văn Thể có vị trí thuận lợi hơn để kiếm chác, tuy nhiên vì không hợp với nhóm Phạm Minh Chính nên ông Thể sẽ không dễ gì làm việc tốt trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính.
Tại khỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa 15 sẽ bầu lại hầu hết các chức vụ mà quốc hội khóa 14 đã bầu. Đây là việc làm mang tính thủ tục, tuy nhiên ở kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa 15 lần này có thay đổi một số vị trí. Tại cuộc họp báo chiều 17/7, ông Bùi Văn Cường nói kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 20 tới, các đại biểu sẽ bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước; gồm các khối Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
Riêng khối Chính phủ, hiện nay có 5 Phó thủ tướng, kỳ tới kiện toàn 4 vị, như vậy tổng số nhân sự lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước giảm một so với trước đây (từ 51 xuống 50). Cơ bản các Phó thủ tướng đương nhiệm đều được giới thiệu tái cử.
Giải thích việc kỳ họp Quốc hội tới tổ chức trực tiếp trong điều kiện dịch bệnh, ông Cường cho biết nội dung quan trọng của kỳ họp này là kiện toàn nhân sự, mà công tác nhân sự phải bỏ phiếu kín.
Thế lực của Trương Tấn Sang lụi tàn
Lẽ ra ông Trương Tấn Sang có thể đưa Trương Hòa Bình vào tứ trụ rồi từ đó kéo nhóm lợi ích Long An của ông Trương Tấn Sang về Trung Ương. Tuy nhiên, sức chiến đấu của Trương Hòa Bình khá yếu nền đành thất bại thôi. Ông Trương Tấn Sang có con cái vô năng chứ không được như con ông Nguyễn Tấn Dũng. Việc thất bại của Trương Hòa Bình xem như chấm hết cho quyền lực ngầm của Trương Tấn Sang.
Sắp tới số lượng phó thủ tướng chỉ có 4, tuyn nhiên 4 người phụ tá làm cho ông Phạm Minh Chính dễ làm việc hơn vì cả 4 người này đều thuộc phe ông Chính, hoặc chí ít ông Chính có thể kiểm soát được.
Như vậy thì nhân sự cho chính phủ đã sắp xếp xong từ sau hội nghị Trung ương 3. Vấn đề còn lại là bây giờ làm sao để cho 499 đại biểu quốc hội tụ về hội trường Ba Đình để bỏ phiếu mang tính thủ tục bầu các chức phó thủ tướng và bộ trưởng. Tuy là mang tính thủ tục nhưng không thể ông tổ chức dù cho Covid-19 đang bùng phát mạnh trên cả nước.
Theo báo chí nhà nước cộng sản cho biết, để đảm bảo an toàn, đại biểu đến từ địa phương có dịch sẽ được đưa đón riêng, ở nhà khách riêng và ngồi họp riêng một khu vực trong phòng họp Diên Hồng. Các đại biểu được tiêm vaccine phòng Covidd-19.
Theo ông Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường thì với một số địa phương tình hình dịch bệnh phức tạp, cán bộ chủ chốt của tỉnh (là đại biểu Quốc hội) phải chỉ đạo chống dịch nên đã xin nghỉ họp. Một số người tiếp xúc với F0, trở thành F1, Quốc hội cũng cho phép không tham gia kỳ họp.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm và nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước đều theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Về mặt tổ chức, khi bắt đầu một nhiệm kỳ mới, các đại biểu Quốc hội sẽ bầu hoặc phê chuẩn chức danh lãnh đạo của các cơ quan này.
Chính phủ hiện có 5 Phó thủ tướng, gồm các ông Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành, Lê Minh Khái. Trong đó, ông Trương Hòa Bình không tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa XIII. Với dự kiến nêu trên, Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ gồm 27 chức danh là Thủ tướng, 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Khoảng trống Trương Hòa Bình?
Thực ra Trương Hòa Bình rút đi chẳng để lại khoảng trống nào cả. Chính phủ Việt Nam là một chính phủ cồng kềnh, một thủ tướng có đến 5 phó. Trong khi đất nước Nhật giàu có và đông dân thì cũng chỉ có một thủ tướng và một phó thủ tướng.
Chỉnh phủ Việt Nam có số lượng phó thủ tướng và bộ trưởng rất đông thực chất là những người này tranh quyền. Vì nhiều kẻ giành quyền quá sinh ra nhiều ghế chứ nếu muốn tinh gọn, đảng cộng sản hoàn toàn có thể rút lại cho gọi bộ máy một thủ tướng một phó thủ tướng là đủ.
Ông Phạm Minh Chính đang từ từ củng cố quyền lực của ông ở chính phủ. Với 4 phó thủ tướng là người ông Chính chọn lựa thì hứa hẹn khó ai mà cản đường Phạm Minh Chính phát triển hơn nữa. Thục tế thì thế lực ông Chính chưa thể vượt mặt thế lực Nguyễn Phú Trọng nhưng tương lai không xa ông Chính có thể vượt được. So với Nguyễn Xuân Phúc thì ông Chính mạnh hơn nhiều, vả lại hiện nay sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng ngày gặp vấn đề nghiêm trọng nên rất có thể thời gian không lâu nữa ông Trọng sẽ không còn mạnh nữa và ông Phạm Minh Chính trở thành thế lực độc tôn.
Trước đại hội 13, ông Trương Hòa Bình là người đấu với ông Phạm Minh Chính để đoạt chiếc ghế thủ tướng nhưng bất thành. Ông Chính từ Ban Tổ Chức nhảy qua chính phủ nắm ghế thủ tướng còn Trương Hòa Bình thì nhận thất bại đau đớn. Sau thất bại, ông Trương Hòa Bình không chịu đi mà còn ngồi lì làm công Chính phải vất vả lắm mới tống đi được. Nói tóm lại, ở hội nghị Trung ương 3 vừa qua, Trương Hòa Bình thất bại toàn diện.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thực hư chuyện một phó chủ tịch UBND TP. HCM bị Covid vật?
>>> Dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng đang gặp vấn đề nghiêm trọng?
>>> Ba Đình họp khẩn trong tình trạng đầy lo sợ?
Covid-19: VN phong tỏa miền Nam, Hà Nội dùng ‘biện pháp cấp bách’
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT