Link Video: https://youtu.be/vuhdBV8MNpE
Nhà báo Nhị Lê, cựu Phó tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã viết bài “Âm mưu phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa từ việc cổ xúy chủ nghĩa hội tụ”, đăng báo QĐND ngày 30/8/2021.
Chủ nghĩa hội tụ cho rằng, nhân loại đang phát triển theo những con đường ngày càng xích lại gần nhau và cuối cùng sẽ hòa nhập vào nhau, hình thành nên một xã hội mới, trong đó kết hợp những tính chất tích cực của chế độ tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa.
GS Nguyễn Đình Cống nêu lên quan điểm phản bác lại ông Nhị Lê như sau:
Theo ông Nhị Lê, đây là một lập luận ngụy khoa học, ông khẳng định “Xu hướng tiến hóa của thế giới không phải là chủ nghĩa hội tụ”.
Xin chưa bàn đến sự đúng, sai, hay, dở của chủ nghĩa hội tụ, chỉ nhận xét rằng ông Nhị Lê vẫn kiên trì con đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo Mác-Lê.
Ông cho rằng: “Con đường xây dựng CNXH luôn gặp phải trắc trở, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và rơi vào thoái trào. Đó là điều bình thường…
Nhưng sự sụp đổ của mô hình CNXH kiểu cũ không phải là do thế giới quan phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin là sai lầm, mà là sự sai lầm của những người cơ hội và phản bội lại chính Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Nhưng từ đó đã mở ra một không gian mới cho nhận thức đích thực sáng tạo và đúng đắn về Chủ nghĩa Mác-Lênin, CNXH khoa học, với những bài học mới trên con đường XHCN của các quốc gia dân tộc Việt Nam, Cuba, Trung Quốc…”
Để chứng minh rằng con đường mà Đảng CSVN lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, ông Nhị Lê dẫn ra những ‘sự thật lịch sử’.
Đó là lời phát biểu của đại diện Đảng Cộng sản Ấn Độ tại đại hội Đảng, là lời trong các bức điện chúc mừng đại hội ĐCSVN của các Đảng Cộng sản Brazil, Chile, Mexico… trong đó có các câu như: “Thành tựu mà nhân dân Việt Nam có được là do các đồng chí đã nghiêm túc nỗ lực áp dụng học thuyết mác-xít lê-nin-nit vào điều kiện cụ thể của Việt Nam…
Có thể khẳng định con đường mà Việt Nam lựa chọn là đúng đắn… Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và chia sẻ với nhận định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: ‘Đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay’.”
Bài viết của ông Nhị Lê làm tôi thấy là lạ, hoặc về nhận thức, hoặc về động cơ. Lạ về nhận thức khi ông cho rằng, Chủ nghĩa Mác- Lê (CNML) là một học thuyết khoa học nghiêm chỉnh.
Ở thế kỷ 21 chỉ còn những kẻ hoặc ngu trung vào CNML hoặc quá kém trí tuệ mới tin như vậy. Vì sao?
Vì rằng một tập hợp lý luận được xem là học thuyết khoa học chỉ có thể chưa được hoàn chỉnh chứ không được sai cơ bản.
Thế mà CNML đã phạm phải những cái sai từ gốc, những sai lầm về luận cứ, là những cơ sở làm tiền đề để suy luận.
Đó là những điều sau:
1- Vật chất có trước và quyết định ý thức.
2- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
3- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người.
4- Tư bản bóc lột công nhân bằng giá trị thặng dư.
5- Quy luật thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
6- Giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất công nghiệp tiên tiến.
Những sai lầm vừa kể đã được nhiều học giả chứng minh, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là của tầng lớp trí thức tinh hoa. (Để tránh cho bài quá dài nên ở đây tôi không nhắc lại các chứng minh này).
Nó cũng được những người bảo vệ CNML phản bác lại một cách yếu ớt. Ở Việt Nam đã từng có nhiều đề nghị đem các vấn đề trên ra cho tự do ngôn luận hoặc đối thoại công khai. Nhưng những đề nghị như thế, không được chính quyền chấp nhận.
Mác và Lênin đã dựa vào những luận cứ kể trên để xây dựng nên học thuyết về đấu tranh giai cấp, về cách mạng vô sản, về chuyên chính vô sản, về giai cấp lãnh đạo, về công hữu hóa tư liệu sản xuất, về con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản v.v…
Những người theo Mác vô cùng khâm phục ông vì ông đã suy luận rất hấp dẫn, rất thuyết phục, rất chặt chẽ.
Nhưng mọi suy luận đó lại dựa vào các luận cứ sai, các tiên đề dối trá thì không thể công nhận được sự đúng đắn của kết luận. Đó là nguyên lý của khoa học.
Có thể ông Nhị Lê, các trí thức, các cán bộ và đảng viên của Đảng cũng đã từng biết đến những chứng minh Mác – Lê sai và những phản bác cho rằng Mác – Lê vẫn đúng, cũng như các đề nghi tự do ngôn luận hoặc đối thoại.
Nhưng các vị tin vào lời phản bác mà không thấy được sự đúng đắn của các chứng minh, không dám ủng hộ các đề nghị.
Một điều lạ nữa về nhận thức là ông Nhị Lê cho rằng: “Con đường xây dựng CNXH luôn gặp phải trắc trở, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và rơi vào thoái trào. Đó là điều bình thường… Sự sụp đổ của phe XHCN là sự sai lầm của những người cơ hội và phản bội lại chính Chủ nghĩa Mác-Lênin…”
Nếu việc làm là hợp quy luật, là hết sức tốt đẹp thì làm sao lại xem là bình thường khi phạm sai lầm nghiêm trọng và tại sao lãnh đạo cao cấp của rất nhiều Đảng Cộng sản lại là kẻ phản bội CNML. Phải chăng đây chỉ là những lời ngụy biện ngây ngô.
GS Nguyễn Đình Cống nêu ý kiến.
Nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa công bố bài viết có tựa đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“.
Trong đó ông lý giải chủ nghĩa xã hội là gì, vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì.
Và ông kết luận: “Điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin – học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động.
Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện.
Hôm 17/5, từ Việt Nam, một số nhà hoạt động, quan sát thời sự chính trị trước hết chia sẻ khái quát góc nhìn và cảm nhận chung của mình về bài viết này của Tổng thư Nguyễn Phú Trọng.
“Cảm giác đầu tiên của tôi sau khi đọc xong bài viết của ông Trọng là thất vọng vì không tìm thấy những luận điểm mới, trái lại lối lập luận xơ cứng đó đã được bộ máy tuyên truyền của nhà nước này lặp đi lặp lại nhiều lần từ 30 năm nay,” từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nói với BBC.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Vũ Bình, nhà hoạt động, cựu biên tập viên Tạp chí Cộng sản nói:
“Bài viết của ông Tổng Bí thư nhu tôi thấy là một sự xào xáo lại hoàn toàn nội dung cũ, đã đăng tải rải rác 20-30 năm qua, điểm mới là có thêm một số dữ kiện mới cả trên thế giới và Việt Nam để minh họa cho những quan điểm , nội dung cũ. Vẫn là sự bế tắc hoàn toàn về khái niệm Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên CNXH.”
Còn từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ nêu nhận xét:
“Theo tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ hơn lựa chọn từ lâu của đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới, đặc biệt sau khi ông tiếp tục nắm quyền tối cao ở nhiệm kỳ thứ 3. Về lý thuyết, Tổng Bí thư muốn khẳng định giai đoạn phát triển dựa trên chủ nghĩa chuyên chế mới.”
Đi vào bốn điểm cơ bản, then chốt được đặt vấn đề trong bài viết của Tổng Bí thư Trọng, các ý kiến bình luận thêm với BBC:
“Khi đã không làm rõ được khái niệm Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên CNXH thì toàn bộ những vấn đề ông Tổng Bí thư nêu ra, theo tôi, không có nội dung khoa học, chỉ là ngụy biện. Các nội dung và so sánh với thực tiễn chỉ là gượng ép,” ông Nguyễn Vũ Bình phát biểu.
“Nhưng quan trọng hơn hết là nó không cho thấy bản chất của nền kinh tế và chế độ. Đó là một nền kinh tế có số nợ gấp 3-4 lần GDP và không có khả năng trả lãi, chưa nói trả nợ gốc. Còn chế độ đã tạo ra tầng lớp dân oan và sự dồn nén cùng cực của tất cả các giai tầng trong xã hội.”
Ông Phạm Quý Thọ nêu ý kiến của mình:
“Cũng như CNXH mang màu sắc Trung Quốc, đây là khái niệm đã được kiểm nghiệm ở nước này trước Tập Cận Bình. Còn ở Việt Nam, trong góc nhìn của tôi, có khác biệt nhưng chưa được thảo luận công khai. Tôi cho rằng ông Tổng Bí thư viết bài trên nhằm mục đích này.”
Từ Sài Gòn, ông Lê Công Định nói thêm:
“Tôi thấy rằng định nghĩa về chủ nghĩa xã hội của ông Trọng giống cách mô tả về mục tiêu của bất cứ xã hội nào trên thế giới, khiến không ai thấy được cốt lõi của thể chế XHCN là gì, ngoài vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản là điều mà không xã hội hiện đại nào có.
“Mặt khác, những khuyết tật của Chủ nghĩa tư bản mà ông Trọng mô tả, chẳng hạn “kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc”, đều có thể dễ dàng tìm thấy ở xã hội Việt Nam ngày nay.
“Và tôi e rằng những bất công của xã hội Việt Nam còn tệ hơn ở những nước gọi là “tư bản chủ nghĩa” đó, vì Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển hoang dã mà các nước đó đã trải qua 200 năm trước.”
Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đang không biết mình có những quyền lực gì?
>>> Đi chợ hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Quân đội ‘chào thua’, shipper trở lại
>>> Lần thứ 3 VTV tấn công Thoibao.de, bao giờ VTV mới thôi dùng trò bẩn?
Vụ bắt giữ đầu tiên sau chuyến thăm ‘đề cập đến nhân quyền’ của phó tổng thống Mỹ
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT