Link Video: https://youtu.be/5sjand_t84Q
Tại một số chốt kiểm soát từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây đêm 30/9 và rạng sáng ngày 1/10 đã xảy ra cảnh người dân phá chốt, chống cảnh sát, đòi được thông chốt về quê, trong khi ở một số nơi khác người dân quỳ lạy trên đường xin được thông chốt về quê vì hết tiền.
Các hình ảnh và video được người dân quay tại chỗ và phát trên mạng xã hội Facebook và Tik Tok cho thấy như vậy.
Theo truyền thông Nhà nước, sau khi thành phố Hồ Chí Minh dỡ bỏ lệnh giãn cách vì dịch bệnh COVID-19 kéo dài khoảng bốn tháng, hàng ngàn người lao động ngoại tỉnh đã rời thành phố vào đêm ngày 30/9 và rạng sáng ngày 1/10, gây ùn tắc tại nhiều chốt kiểm soát ở thành phố.
Theo VOV, đến sáng ngày 1/10, thành phố đã có chủ trương đưa đón những người dân có nhu cầu về các tỉnh bằng xe khách song tại nhiều trạm cảnh sát giao thông vẫn đang xảy ra ùn ứ do lượng người có như cầu về quê quá đông.
Đến trưa ngày 1/10, trạm Quốc lộ 1, đoạn qua khu vực thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, hướng về Bến Lức, tỉnh Long An, vẫn có nhiều người dân đang chờ để qua chốt, xe vẫn chưa thể lưu thông.
Theo Zing, vào sáng ngày 1/10, các tỉnh miền Tây đã cử cảnh sát giao thông đến địa bàn giáp ranh đón đoàn người được đưa từ TP.HCM về quê bằng xe khách. Vào sáng cùng ngày, một đoàn xe chở hơn 1.000 người từ TPHCM về 13 tỉnh, thành miền Tây. Đoàn xe cũng có xe tải chở hàng trăm xe máy của người dân về quê.
Những người dân về quê từ TPHCM được yêu cầu phải cách ly tập trung tại địa phương. Lãnh đạo các địa phương này được báo chí Nhà nước trích lời cho biết, người dân không nên tự ý về quê, mà nên đăng ký trước để về từng đợt để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Theo Chỉ thị, người dân chỉ được di chuyển trong nội thành, không được tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác.
Trên FB cá nhân nhà hoạt động Phạm Minh Vũ đưa ra bình luận:
“Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký lệnh ngăn chặn người Dân đổ về quê. Võ Văn Hoan – Phó chủ tịch TpHCM thì đe doạ xử phạt ai ra đường không lý do chính đáng (nhưng những lý do nào chính đáng hay không chính đáng thì không nêu ra).
Cả đêm qua, hàng ngàn người Dân ngủ ngoài đường để mong về quê. Cả đêm họ vật vờ cùng gia đình, hành trang mang theo không chỉ đồ đạc cá nhân, con cái, vật nuôi mà cả sự hỗn loạn, một tương lai mờ mịt phía trước.
Ngay lúc Dân ngủ vật vờ ngoài đường, ông Đam ở đâu có hiểu nỗi lòng họ không? Ông Hoan ở đâu có thấu hiểu những khó khăn và tận cùng của sự chịu đựng mất mát cũng như bế tắc (vì giam cầm) của họ không?
Hay các ông chỉ ngồi phòng máy lạnh, rồi ra những quyết sách ảnh hưởng tới sinh mạng toàn Dân trong trạng thái ngáo đá?
Lúc Dân chực chờ đấu tới cùng với sự chết chóc bủa vây để tìm sự sống, các ông đang làm gì? Nằm trên chăn ấm đệm êm, trong những ngôi biệt phủ có được từ biết bao mồ hôi xương máu của những người này?
Nếu không lo được cho Dân hãy để họ tự lo. Vì ngoài nghĩ cách cướp của họ ra, quả thực các ông chẳng làm được gì cho đời.
Dân nuôi lầm đám báo cô chăng?” Fb Phạm Minh Vũ nêu quan điểm.
Đau xót nhìn cảnh người dân vái lạy CSCĐ, nhà báo Võ Văn Tạo viết rằng:
“CON SÂU, CÁI KIẾN CÙNG ĐƯỜNG
Người lao động các tỉnh thất nghiệp, rã rời, cùng kiệt mấy tháng nay ở SG, mong mỏi về quê tránh dịch, mưu sinh, nhưng bị chặn.
Về quê kg được, ở lại chẳng xong. Cùng đường, phận con sâu, cái kiến, bà con đành van vái trời đất cùng mấy thày đội, xin linh động cho qua chốt.
Hỡi trời cao, đất dày, có bao giờ dân tôi khốn khổ, nhục nhã thế này chưa?!”
Trên FB cá nhân, nhà báo Nguyễn Như Phong lý giải “thảm họa nhân đạo” mà người dân miền Tây “trở đi mắc núi trở về mắc song” bằng bài viết có tựa đề:
Tại sao lại có ” thảm cảnh” thế này?
Mặc dù chính quyền TP HCM kêu gọi người dân ở lại.
Mặc dù chính quyền tạo điều kiện cho người dân về quê bằng xe khách.
Mặc dù có những nơi phải dùng cả xe cảnh sát dẫn đường đưa bà con về quê.
Tôi gọi điện cho một số lãnh đạo CA các tỉnh đang “nóng” thì hóa ra mọi chuyện lại rất đơn giản, và bắt đầu từ một chỉ đạo của cấp trên , đó là: Hạn chế người dân đi về bằng xe máy, mà tổ chức cho đăng ký, đưa mọi người về bằng xe khách…
Chủ trương này là nhân văn và đúng…Nhưng tại sao bà con bất chấp lời khuyên, bất chấp lời kêu gọi của chính quyền?
Đó là vì bà con chịu khổ quá rồi. Và nay họ như chiếc lo xo bị nén lâu ngày giờ được bung ra.
Và chính quyền hình như không ai nghĩ đến một thực tế là: Chiếc xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là tài sản, là phương tiền kiếm sống của người dân… Làm sao họ có thể giao chiếc xe đó vào tay người khác? Làm sao họ có thể rời chiếc xe của mình? Và khi họ về quê, nếu không có xe thì sẽ đi lại bằng gì? Chính vì thế người dân ai cũng muốn về bằng chiếc xe của mình.
Ở một số chốt, khi anh em công an giải thích, và chỉ yêu cầu bà con khai tên tuổi, địa chỉ để còn quản lý, rà soát khi dịch bùng phát thì bà con cũng không chịu, không nghe mọi lời giải thích, mọi sự vận động…Và thế là dẫn đến những ảnh rất đau lòng…
Thiết nghĩ, qua việc này, các cấp chính quyền phải nghĩ đến một điều , đó là : Sẽ xảy ra điều gì? Việc gì? Khi ban hành một chỉ thị, một chủ trương mới…
Còn các ông lãnh đạo ngồi phòng lạnh, đi xe sang, lương không bị giảm…mà cứ nay ra lệnh này, mai ra lệnh khác…không biết lệnh đó sẽ gây tác động xã hội thế nào thì dân cần quái gì các ông?
Thực tế xảy ra ở Hà Nội, TP HCM, và một vài tỉnh phía Nam thì thấy rõ : Trình độ quản lý xã hội của rất nhiều lãnh đạo quá kém…quá kém! Mặc dù họ có “học hàm học vị” hẳn hoi đấy.
Tôi cũng từng có bài đề nghĩ chính phủ , qua thực tế chống dịch này, nên “sàng lọc” bớt đi những cán bộ bất tài và nặng lý thuyết suông… Hy vọng chúng ta cũng sẽ loại bớt được được những “cô vít quan chức“. Nhà báo Nguyễn Như Phong nệu quan điểm.
Dẫn bản tin trên báo Tuổi trẻ mang tựa đề “TpHCM trân trọng mời người dân ở lại để đóng góp cho thành phố”, họa sỹ Nguyễn Quốc Dũng bình luận rằng:
“Thử hình dung 2 vợ chồng 2 đứa con, vật vã 100 ngày trong 4 bức tường nhà trọ, nóng nực giữa ngày hè. Không có thu nhập, họ ăn dần đến những đồng dành dụm cuối cùng, đến bữa ra cửa hóng chờ đồ cứu trợ bữa đực bữa cái… Trong khi tiền trọ tiền điện nước tiền thuốc… lúc ốm đau phải cắt giảm dần.
Hơn cả là nỗi nhớ quê nhà nhớ ông bà cha mẹ, xóm giềng, sự chịu đựng là căng thẳng đến tột cùng.
Về quê có thể vẫn ko có thu nhập nhưng là quê nhà là gia đình rau cháo kiểu gì cũng tốt hơn nhiều khi ở phố, là chỗ dựa cuối cùng có thể dựa vào.
Thương họ hãy tạo điều kiện cho họ về nhà, đừng “trân trọng” cao xa nữa, nghe giả dối lắm. Họ đóng góp sức lao động cho tp đã quá nhiều rồi, đóng góp hơn trăm ngày cấm túc quá đủ rồi. Sống hay chết ko gì bằng quê hương, ở lại sẽ chỉ là nước mắt.
Yên hàn họ sẽ lại lên phố, lên vì miếng cơm manh áo chẳng vì gì đâu. Các ông lãnh đạo Tp. HCM hãy hiểu cho!” Họa sỹ Nguyễn Quốc Dũng nêu nhận định.
Lý giải hình ảnh người dân lạy sống nhóm CSCĐ xin được vượt qua chốt để về quê, FB Lê Hải viết như sau:
“Trong cách nói ngày thường bỗ bã của dân miền Tây, “tao lạy mày” “lạy luôn” “muốn lạy” thực ra là một lời chửi với vẻ khó chịu. Bởi không ai lạy người sống ở miền Tây, mà lạy người sống là trái thiên lý với dân miền Tây, nên làm cho ra tới mức lạy đó, là đang thể hiện sự trái đạo lý, còn mà tới mức lạy thiệt kèm theo bó nhang, là trù cho người bị lạy đó chết đi.
Nói cách khác, theo ngôn ngữ Tây phương, thì đó là một hình thức phản kháng bằng niềm tin tâm linh, là một kiểu tà thuật nguyền rủa cho đối phương chết cảnh bất đắc kỳ tử.
Mà hễ nhang khói xong, là tới dao tới mác, buồn cảnh trái ngang có một, nhưng lo lắng cảnh tang thương thực sự đến mười. Những người ngồi nhà lớn lầu cao ra quyết định hãy biết lo sợ khi người dân phẫn uất làm đến mức này, nó là chuyện đáng sợ, vì người ta sắp liều mạng!” FB Lê Hải nêu nhận định.
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Phú Trọng trở chứng quật Trần Tuấn Anh?
>>> Người Cuba muốn tự do, không muốn lưu vong
>>> Hàng ngàn người phá chốt thành công để về Long An và miền Tây
Được Bộ y tế chỉ định thầu 2 ngàn tỷ, 130 triệu bộ kit test – Vượng Vin đang kiếm tiền trên thân xác người dân thế nào?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT