Báo Việt Nam phủ nhận hacker ‘yêu nước’ tấn công VOA và các báo đài ở Mỹ, châu Âu

Link Video: https://youtu.be/6Nwz_I84JgE

Ngay sau khi trang mạng xã hội chính thức của VOA và ba cơ quan truyền thông tiếng Việt khác có trụ sở Mỹ và châu Âu bị tấn công, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam lập tức lên tiếng phủ nhận các hacker “yêu nước” hay các cơ quan chức năng của Việt Nam đứng sau vụ việc này.

Trang Facebook của VOA Tiếng Việt bị “hack” và bị đổi tên thành “Đông Lào Muôn Năm” vào khoảng 10:30 giờ tối ngày 29/10 giờ miền đông Hoa Kỳ.

Cùng thời gian này trang Facebook của RFA, cùng có trụ sở ở Washington DC của Mỹ, và của BBC Tiếng Việt, có trụ sở ở London của Anh, cũng đều bị tấn công tương tự.

Trang Facebook của RFA bị đổi tên thành “Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm” và của BBC bị đổi tên thành “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.”

Tương tự, trang Facebook của Thoibao.de, tờ báo tiếng Việt có trụ sở ở Berlin, Đức, cũng bị các “hacker” đột nhập vào ngày 30/10 và đổi tên thành “Việt Nam Muôn Năm 79.”

Vụ tấn công diễn ra trong một thời gian ngắn khi VOA và hai đài tiếng Việt, RFA và BBC, trong cùng ngày đã có lại được tên và trở lại bình thường. Trong khi đó, theo người sáng lập Thời Báo Lê Trung Khoa cho biết, trang tiếng Việt của tờ báo, thường bị truyền thông nhà nước Việt Nam nêu tên, sau hơn 1 ngày mới có lại tên chính thức.

Tờ báo của quân uỷ trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 30/10 lập tức phủ nhận vai trò của các hacker được gọi là “yêu nước” cũng như cơ quan chức năng của Việt Nam trong các vụ tấn công mạng này. VOA và các đài báo nói trên chưa đưa ra bất cứ cáo buộc chính thức nào.

Bài báo trên trang điện tử Quân đội Nhân dân với tiêu đề “Nhiều fanpage chống phá Đảng, Nhà nước bị đổi tên: Đừng nên gán ghép suy diễn” cho rằng nhiều người đã suy diễn rằng “có những hacker ‘yêu nước’ làm chuyện đó.”

Tờ báo, được xem là tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam, cho rằng những “suy diễn kiểu đó là không có cơ sở” và phủ nhận “không có chuyện cơ quan chức năng liên quan đến việc này như một số thông tin trên mạng xã hội.”

VOA, RFA, BBC và Thời Báo thường được xem là những cơ quan truyền thông “chống cộng” hay “chống phá” Đảng và Nhà nước Việt Nam vì có nhiều bài viết về nhân quyền và chỉ trích Đảng Cộng sản mà truyền thông trong nước không được phép đề cập.

Ảnh: các trang Fanpage của RFA, VOA BBC và Thoibao.de đều bị hacker đổi tên

Trang web của các trang báo này do đó bị chặn truy cập tại Việt Nam nên nhiều người trong nước thường đọc tin tức của VOA và các tờ báo nói trên qua các trang Facebook chính thức.

Theo tìm hiểu của VOA, các cuộc tấn công hôm 29 và 30/10 vào các đài ở Mỹ và châu Âu được thực hiện từ các tài khoản “hacker” khác nhau. Đây là lần đầu tiên trang Facebook của VOA bị đột nhập và đổi tên. Vụ việc đang được Facebook điều tra.

Ông Khoa, người sáng lập Thời Báo, cho VOA biết cơ quan an ninh điều tra của Đức về tấn công mạng và Đài truyền hình Đức BR đang tìm hiểu tại sao và ai là người xâm nhập trang Facebook của tờ báo này.

Theo nhận định của ông Khoa, người điều hành một công ty sản xuất phần mềm ở Đức, các trang Facebook của VOA, BBC, RFA và Thời Báo nhiều khả năng bị tấn công “theo cùng một cách xâm nhập”, tức là hacker đã truy cập được vào các trang mạng xã hội này để đổi tên rồi sau đó trở lại và đổi lại tên gốc cho các trang đó.

Báo Quân đội Nhân dân cho rằng “chuyện một số trang fanpage bị đổi tên có lý do từ lỗ hổng trên không gian mạng thì không có gì mới mẻ” và trích dẫn một chuyên gia công nghệ phần mềm nói rằng “đây không phải là hình thức tấn công mạng tinh vi” nhưng “khiến những người sử dụng mạng xã hội lo lắng về vấn đề bảo mật.”

Chính phủ Việt Nam gần đây bị nghi là có mối liên hệ với một nhóm tin tặc có tên Ocean Lotus, hay APT32, đứng sau chiến dịch tấn công an ninh mạng nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, theo một báo cáo của nhóm kỹ thuật an ninh của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty Tech) đưa ra hồi tháng Hai năm nay.

Ảnh: báo Quân đội nhân dân cho rằng các trang bị đổi tên là chống phá Đảng, nhà nước

Trước đó vào tháng 11 năm ngoái, các nhà điều tra an ninh mạng tại Facebook tìm ra một nhóm hacker từ lâu bị nghi làm gián điệp cho chính phủ Việt Nam, được biết là APT32 hay Ocean Lotus, từng bị cáo buộc trong nhiều năm qua về các hoạt động theo dõi các nhà bất đồng chính kiến, doanh nghiệp và quan chức nước ngoài.

Facebook ‘vì lợi nhuận mà để cho tin giả, tin xấu lan tràn’

Việc Facebook đặt lợi nhuận lên trên hết không chỉ dẫn đến hậu quả là ‘để cho tin giả tràn lan’, ‘khuyến khích sự nóng giận của người dùng’ mà còn ‘dập tắt tiếng nói của sự thật theo yêu cầu của các nhà nước độc tài’, một kỹ sư công nghệ thông tin người Mỹ gốc Việt vốn dành nhiều thời gian theo dõi Facebook nói với VOA.

Facebook, mạng xã hội được nhiều người Việt sử dụng nhất hiện nay, đang bị chính quyền Mỹ săm soi sau những tiết lộ gây sốc của cô Frances Haugen, một cựu quản lý dự án của Facebook, khi ra điều trần ở Quốc hội hồi tháng trước.

Cô Haugen đã nói trước một tiểu ban ở Thượng viện rằng Facebook ‘đặt lợi nhuận ngất ngưỡng của họ trước người dân’ và kêu gọi Quốc hội hành động để kiềm chế hãng công nghệ khổng lồ này, theo USA Today.

Chúng ta có thể tận hưởng mạng xã hội giúp kết nối chúng ta mà không phải phá nát nền dân chủ của chúng ta, đưa con em chúng ta vào nguy hiểm và gieo rắc bạo lực sắc tộc khắp thế giới,” cô Haugen được USA Today dẫn lời phát biểu trong buổi điều trần truớc Quốc hội.

Người thổi còi’ này đã phân tích bằng cách nào mà các thuật toán nhằm kích thích người dùng bỏ nhiều thời gian trên Facebook đã ‘dẫn đến các mức độ nguy hiểm của bạo lực và xung đột trên khắp thế giới, điều mà Facebook không hề chặn bởi vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận’.

Ảnh: nhóm tin tặc APT32 dùng rất nhiều thủ thuật câu nhử giả mạo để chiếm đoạt quyền điều khiển của nạn nhân

Dường như Facebook đầu tư vào những người dùng có thể đem lại tiền cho họ,” cô Haugen nói và lập luận rằng mạng xã hội này tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tăng cường tương tác của người dùng bằng mọi giá.

Những nhận định này được ông Nguyễn Bình Phương, một lập trình viên ở California từng làm việc cho hãng Google nay ra mở công ty riêng, khẳng định lại với VOA. Ông Phương đã có thời gian theo dõi cách thức hoạt động của mạng xã hội này rất lâu trước buổi điều trần của cô Haugen.

Những gì cô Haugen nói đã xác minh cho những gì mà tôi còn mơ hồ,” ông Phương nói với VOA. “Nhưng nó ở mức độ hơn rất nhiều so với những gì tôi ngờ vực.”

Phục tùng độc tài’

Tờ Washington Post mới đây cũng đưa tin Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook, đã phục tùng các yêu cầu của chính quyền Việt Nam là tăng cường kiểm duyệt những thông tin bất lợi cho Đảng Cộng sản để không bị chặn ở một trong những thị trường đem lợi nhuận lớn nhất ở châu Á cho Facebook.

Báo cáo minh bạch thường niên của Facebook cho thấy số lượng bài đăng bị họ chặn ở Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 là 2.200, tăng gần gấp 3 lần so với 6 tháng đầu năm.

Ông Phương cho biết bản thân ông đã chứng kiến việc Facebook hợp tác với chính quyền Việt Nam – điều khiến ông từng nghi ngờ ‘có người của cộng sản làm việc cho Facebook’.

Thị trường Việt Nam đem lại cho Facebook doanh số 1 tỷ đô la một năm, tức là Facebook và chính bản thân Mark Zuckerberg bán đứng quyền tự do ngôn luận, sự tranh đấu cho tự do dân chủ Việt Nam với cái giá 1 tỷ đô la,” ông nói.

Ông cho rằng việc các hãng công nghệ bị các nhà nước độc tài gây áp lực là ‘điều không mới’, chẳng hạn như Google từng bị Trung Quốc yêu cầu phải chặn các từ khóa tìm kiếm nhạy cảm, và Google dù nghe theo nhưng vẫn có dòng chữ là ‘có những kết quả đã bị xóa theo yêu cầu của chính quyền’.

Đằng này, Facebook ‘không có nỗ lực gì bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người dùng’.

Ông dẫn ra một trường hợp là nhóm ‘Lều của đầy tớ’ vốn phơi bày dinh thự xa hoa của các quan chức Việt Nam đã bị Facebook đánh sập vào tháng 12/2020, tức trước thềm Đại hội Đảng 13, với lý do ‘vi phạm sở hữu trí tuệ’ mà không nói rõ là ‘vi phạm thế nào, lấy hình của ai’.

Lều của đầy tớ’ bị đóng đến nay không mở lại được. Các quản trị viên của nhóm liên tục khiếu nại lên Facebook nhưng không có hồi âm,” ông cho biết và lên án Facebook ‘không tôn trọng người dùng’.

Phản dân chủ’

Ông Phương đặc biệt chỉ trích cách Facebook tiếp nhận các trình báo mà theo ông là ‘thực thi dân chủ một cách phản dân chủ’.

Ông kể là ông và những người cùng chí hướng lập một nhóm gồm 300 thành viên chuyên trình báo các trang tin giả Tiếng Việt nhưng trên thực tế đến nay ‘hiệu quả là con số không’.

Nhưng nếu có bài nào đó bất lợi cho chính quyền cộng sản thì lực lượng dư luận viên thi nhau báo cáo khiến cho tài khoản đăng bài đó bị Facebook đóng cửa,” ông chỉ ra và nói Facebook không hề cho biết số lượng báo cáo là bao nhiêu là đủ để họ hành động.

Khi họ đóng thì họ cũng đưa ra lý do rất mơ hồ và cơ hội để khiếu nại là zero,” ông nói thêm và nhận định rằng người dùng ‘rất thấp cổ bé họng’ trước ông lớn mạng xã hội này.

Ông nói nhóm của ông bất lực nhìn tin giả hoành hành trong cộng đồng Việt dù đã báo cáo rất nhiều lần.

Thu Thuỷ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Phú Trọng bung lời đe dọa, bao nhiêu người xanh mặt?

>>> Vụ nhà báo Phạm Đoan Trang: Chính phủ Việt Nam có thể bị chất vấn trước Hội đồng nhân quyền

>>> Xử Hữu Danh Báo Sạch: buộc tội không ra, báo công rất rõ!

Việt Nam: Thu hồi tiền từ án tham nhũng ‘chỉ đạt 5%’ còn chống đối trong dịch tăng 48%


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT