Người Việt tị nạn ở Thái Lan: chờ đợi mòn mỏi và khó khăn nhưng vẫn hơn ở quê nhà!

Link Video: https://youtu.be/2g3rUu4L8-8

Dịp Tết Nhâm Dần 2022 năm nay, người Việt tị nạn ở Thái Lan không tụ họp đón mừng năm mới cùng nhau như những năm trước đây.

Lý do vì làn sóng dịch bệnh COVID-19 ở Thái Lan tăng cao trong năm qua khiến Chính phủ nước này hạn chế tụ họp, nhiều người tị nạn không tìm được việc làm, không có đủ tiền để mua sắm, chuẩn bị gì cho ngày Tết cả.

Tết một mình, lặng lẽ

Chị Thu Nguyệt, đang tị nạn Bangkok, cho biết người Thái không ăn Tết cổ truyền giống Việt Nam. Trước Tết, chỉ có vài anh em tị nạn gói mấy cặp bánh tét chia nhau cho đỡ nhớ Việt Nam, chứ cũng không sắm sửa gì.

Năm 2021, cũng như nhiều Quốc gia Châu Á khác, làn sóng dịch COVID gây ra nhiều tác động tiêu cực cho Thái Lan, nên người Việt tị nạn cũng khó tìm việc làm hơn, hoặc nếu may mắn tìm được việc thì cũng lo sợ bị Cảnh sát Thái truy bắt.

Chính phủ Thái không công nhận người tị nạn, cho nên, người tị nạn dù đã được Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn, cũng không được phép đi làm việc, theo luật Thái Lan.

Chị Nguyệt may mắn được người quen giới thiệu công việc nên Tết cũng tranh thủ đi làm, lủi thủi có một mình, chỉ đi làm rồi về nhà:

Ngày hôm nay gọi về nhà thì mẹ nói là nếu mà ở một mình bên này không được thì về, chấp nhận bị bắt rồi về ở với mẹ, anh chị. Ở bên Việt Nam cũng nói lớn tuổi rồi mà sống ở bên này có một mình.

Mẹ nói là còn anh chị em cũng thương, thôi bây giờ nếu mà không được thì quay về chịu án.”

Chị Nguyệt chạy trốn sang Thái Lan đến nay đã hơn ba năm, được cấp quy chế tị nạn hơn hai năm, nhưng từ đó đến nay không hề có tin tức gì về vấn đề tái định cư ở một nước thứ ba.

Vài lần gọi điện cho Cao uỷ Tị nạn hỏi thăm tình hình thì họ chỉ trả lời là phải tiếp tục chờ đợi, chứ cũng không cho biết khi nào sẽ có tin tức mới. Chị Nguyệt nói sau tiếng thở dài:

Bây giờ chị thấy tương lai mịt mù quá. Mình cũng hy vọng chứ, hy vọng rằng nếu mà có thể được thì trở về,  mà không biết là có về được hay không.

Con đường đi định cư ở nước thứ ba thì nói thẳng ra là nó rất mịt mù, không có bất kỳ một tin tức gì, thông báo gì hết!”

Mỗi cuối tuần, chị cũng đến nhà thờ, phụ giúp linh mục John Hung Le là linh mục đại diện Hội Tương trợ Tị nạn ở Thái Lan, đi xin thực phẩm gần hết hạn của các siêu thị, rồi phân loại, chia lại cho đồng bào người Thượng tị nạn.

Ảnh: một khu nhà trọ mà người Thượng sinh sống ở ngoại ô Bangkok

Mòn mỏi chờ được tái định cư

Cuộc sống của người tị nạn ở Thái Lan không chỉ khó khăn về vật chất, thiếu tình cảm gia đình, mà họ còn phải sống trong cảnh chờ đợi, nuôi hy vọng sẽ sớm được tái định cư, nhưng ngày đó không ai biết được khi nào sẽ tới.

Ông Nguyễn Văn Tráng vượt biên qua Thái Lan xin tị nạn từ tháng 5/2018.

Ngày được cấp quy chế tị nạn vào năm 2019, chưa kịp vui mừng thì ông đã thất vọng với thông báo từ Cao uỷ Tị nạn rằng chỉ có 1% người được cấp quy chế tị nạn được đi định cư ở nước thứ ba:

Khi mình được cấp quy chế tị nạn thì họ thông báo thẳng là chỉ có 1% người tị nạn được đi tái định cư thôi.

Chờ đợi nó kéo dài từ tháng 3/2019 cho đến giờ thì Cao uỷ chưa liên lạc lần nào đề cập đến việc định cư ở nước thứ ba.

Lúc đó cảm thấy khá là tuyệt vọng. Tuy nhiên vì không còn cách nào khác, do ở phía Việt Nam thì bị truy bức, truy nã và mình không còn một con đường nào khác là phải chạy sang Thái Lan.

Cái số phận của mình hoàn toàn phụ thuộc vào Cao uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và mình không còn cách thức nào khác để thay đổi được.”

Ông Nguyễn Văn Tráng bị phát lệnh truy nã hồi tháng 12/2018 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Đến ngày 3/1/2022, Chính quyền Việt Nam phát Thư kêu gọi ông Tráng ra đầu thú với nội dung “nếu tiếp tục lẩn trốn, phạm tội mới, khi bị bắt sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Ảnh: Ông Nguyễn Văn Tráng tham gia biểu tình phản đối Formosa hủy hoại môi trường khi còn ở Việt nam

Vẫn tự do hơn ở Việt Nam

Siu Thoan, một người Thượng đưa cả gia đình trốn sang Thái Lan từ năm 2018, sau gần 20 năm chịu ba án tù, cho biết cuộc sống ở Thái Lan dù có thiếu thốn cái ăn, cái mặc thì nó vẫn thoải mái tâm trí hơn nhiều so với khi còn ở Việt Nam.

Anh Siu Thoan kể từ đầu những năm 2000, Chính quyền tỉnh Gia Lai không cho phép đồng bào người Thượng theo đạo Tin Lành thực hành nghi lễ tôn giáo.

Đất đai bao đời người bản địa vẫn trồng trọt, làm rẫy nhưng Chính quyền đến cưỡng chế thu hồi, nói là phải có “bìa đỏ” mới được công nhận là người có đất.

Anh nhiều lần cùng dân làng chống lại nên bị bắt giam lần đầu sáu tháng vào năm 2001.

Đến năm 2004, anh Thoan bị bắt lần thứ hai với mức án hai năm sáu tháng tù giam.

Và lần thứ ba anh bị kết án 10 năm tù giam vào năm 2007.

Cả ba lần đều bị cáo buộc vì tội “gây rối an ninh”, theo Điều 118 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Trong suốt 10 năm ở trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam), vợ con chỉ đi thăm được một lần; vì nhà nghèo, con nhỏ nên gia đình không thăm nuôi được.

Trong quãng thời gian đó, anh Thoan được các anh em tù chính trị khác, như luật sư Nguyễn Văn Đài, chia sẻ đồ ăn, thuốc men cho mà dùng.

Ra tù năm 2017, anh Thoan vẫn liên tục bị hạch sách, theo dõi nên phải tìm đường trốn sang Thái Lan.

Ở đất Thái, dù không được đi làm, vật chất cũng thiếu thốn đủ bề, nhưng ít nhất anh được đi lễ, được cầu nguyện mà không phải lo sợ bị bắt bỏ tù:

Nói chung là cũng có khó khăn nhưng mà thoải mái hơn ở đất nước Việt Nam, là đất nước mình đó. Kể cả ở đây phải làm chui thì cuộc sống vẫn là thoải mái hơn nhiều ở Việt Nam.

Thoải mái ở chỗ là ví dụ cuộc sống con người mình được cầu nguyện với Chúa. Thứ hai là được đi chơi chỗ này chỗ kia, suy nghĩ tư tưởng của mình nó thoáng thôi một tí.”

Anh nói ở đây anh được Cao uỷ cho tiền nhà, được nhà thờ phụ thức ăn, con cái được cho đi học đầy đủ, dù phải đi làm chui kiếm ít tiền cũng vừa đủ trang trải.

Với anh Thoan, cuộc sống ở Thái Lan đơn giản vậy đã là hạnh phúc. Nhưng anh vẫn mong được quay trở về quê hương, một ngày nào đó, khi Việt Nam đã có tự do:

Mong muốn hiện tại bây giờ mình muốn được có tự do đất nước Việt Nam của mình, sớm có tự do để sớm được quay về quê hương của mình, thế thôi.

Nếu tái định cư đó là trường hợp đường cùng, cũng muốn đi nhưng mà kể cả đất nước của mình thay đổi là mình cũng muốn về hết.”

Mong ước của ba người mà chúng tôi tiếp chuyện nhân dịp Xuân Nhâm Dần vừa nêu cũng là tâm tình của những người tỵ nạn khác tại Thài Lan mà chúng tôi có dịp tiếp xúc trong nhiều năm qua.

Anh chị em tị nạn luôn luôn chia sẻ với nhau, ví dụ người nào không có tiền đóng tiền nhà thì tụi em mỗi người góp lại một vài trăm Baht để chia sẻ với nhau. Hiện tại rất khó khăn về tài chính thì tụi em chia sẻ với nhau từng đồng, từng ký gạo, từng bó rau . Tiền nhà thì chủ Thái ở đây không bớt đâu, người Thái được giảm 50% nhưng mình là người tị nạn bất hợp pháp chủ Thái họ không giảm tiền nhà cho mình, bây giờ cũng không biết tính như thế nào”.

Chị Thảo, con gái ông Vương Văn Thả – người đang bị giam giữ tại trại tù An Phước tỉnh Bình Dương vì tội tuyên truyền chống phá Nhà Nước, cho hay bây giờ nỗi lo không tiền sinh sống đang át đi nỗi sợ bị lây nhiễm bệnh. Chị cùng chồng và con nhỏ phải chạy sang Thái Lan sau khi bố chị bị kết án tù.

Mà thực tế, vẫn theo lời chị Thảo, nhỡ có bị vướng COVID 19 thì người tị nạn ở Thái như chị cũng không biết bám víu vào đâu:

Từ hôm dịch tới giờ khó khăn hơn trước gấp 10 lần. Hồi trước còn được cho gạo cho này kia, giờ dịch tràn lan, riêng gia đình em có con nhỏ thì cuộc sống khó khăn hơn trước rất nhiều”.

Tạm thời không ai giúp đỡ, không ai đi làm được thì mượn đỡ anh em, giống như  hỗ trợ lẫn nhau, mượn đỡ tiền nhà, tiền sữa… Khi nào có thì hoàn lại chứ hiện tại không biết làm thế nào. Nói chung người tị nạn ở Thái này thì khó khăn như nhau. Ra đường có giấy tờ đầy đủ, thậm chí người Thái họ còn bắt nữa huống chi người Việt không hợp pháp trên đất nước của họ. Người nào không có trẻ em, không có con nhỏ thì nó đỡ hơn xíu, còn gia đình có con nhỏ thí khó khăn hơn nhiều”.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Tết với Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà và mong ước tuổi xế chiều

>>> Vì sao Trung Quốc xây hàng rào biên giới với Việt Nam?

>>> Kon Tum: Khởi tố bắt giam nghi phạm giết Linh mục Trần Ngọc Thanh

17 tháng 2 và lư hương, thế nào là chính trị?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT