Link Video: https://youtu.be/If_Q7GDnfko
Trong tứ trụ, ông Nguyễn Phú Trọng là già nhất, có sức khỏe yếu nhất nhưng ngược lại, quyền lực của ông là vô đối. Ông Nguyễn Phú Trọng lớn tuổi hơn phần còn lại của Tứ Trụ khoảng.. 20 tuổi. Nghĩa là ông Trọng so với Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng như là bậc cha chú. Một ông già đã răng long đầu bạc, đã chân yếu gối mỏi rồi mà vẫn cứ đứng sừng sững giữa những ông đang ở thời kỳ chín muồi nhất về phong độ.
Hội nghị Trung ương 5 là một minh chứng về sức mạnh của ông Trọng. Ý là sức mạnh chính trị. Việc ông Nguyễn Xuân Phúc liên minh với Tô Lâm đấu với Phạm Minh Chính để giành lấy ghế ông Trọng, nhưng cuối cùng thì đã làm sao? Ông Trọng vẫn sừng sững không ai có thể lay được. Thậm chí, sau hội nghị, ông Trọng còn muốn chứng tỏ sức mạnh vô đối bằng cách bắt người nhiều hơn. Đấy là thông điệp mà ông Trọng muốn gởi cho các đối thủ trẻ tuổi của ông.
Ngày 22/05/2022, Bộ Chính trị quy định 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Nói chung là Tứ Trụ. Không biết vì lý do gì mà Bộ Chính Trị lại nảy ra ý tưởng “sửa lưng” 4 vị trong Tứ Trụ? Đây là quyết định khá bất ngờ.
Người thực hiện công việc này chính là ông Võ Văn Thưởng – Thường trực Ban Bí thư. Ông Thưởng chính là cấp phó cho ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Võ Văn Thưởng là người đứng vị trí thứ 5 trong Bộ Chính Trị, sau Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ. Vậy thì ông Võ Văn Thưởng dựa vào sức mạnh nào để ban hành một quy định quy định các chức vụ gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được đây?
Thực tế, những gì ông Võ Văn Thưởng đưa ra chỉ là làm theo lệnh ông Nguyễn Phú Trọng mà thôi. Được biết, dưới danh nghĩa kết luận của Bộ Chính Trị, ông Thưởng kết luận chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở có 3 nhóm. Quy định từ Trung ương đến địa phương nhưng đáng nói là nhóm cao nhất, tức là 4 vị trí cao nhất trong Bộ Chính Trị mà dân thường gọi là “Tứ Trụ”.
Bản chất của nhà nước CS là cá nhân quan lý nhưng lại luôn lấy danh nghĩa tập thể nên mới có chuyện khi sai thì không ai chịu trách nhiệm mà đổ lỗi cho tập thể. Việc lấy danh nghĩa tập thế có 2 cái lợi, cái lợi thứ nhất là sẽ dễ dàng thoát tội khi làm sai, và cái lợi thứ nhì là lấy danh nghĩa tập thể thì mệnh lệnh mới mạnh. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Phú Trọng đã lấy danh nghĩa Bộ Chính Trị để tròng lên nhóm Tứ Trụ những quy định mới. Quy định càng ngặt nghèo thì đối thủ chính trị dễ sai phạm. Đấy là cái bẫy.
Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ thua “Tam Trụ” còn lại ở vấn đề sức khẻo, tuy nhiên, ở phàn kinh nghiệm, tuổi đảng, và sự cáo già thì ông Trọng hơn phần còn lại rất nhiều. Ông Trọng muốn vững ngôi thì ông phải luôn có hành động “nắn gân” như vậy, mục đích là để nhắc nhở lớp trẻ là cần phải đợi đến khi ông không thèm quyền lực nữa hãy ra tay, nếu không thì nhận hậu quả khôn lường.
Dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, nhiều người từng có triển vọng rất lớn để thay thế ông, thế nhưng người thì nhận cái kết bị thảm, người thì không được toại nguyện. Trước ông Võ Văn Thưởng, có Đinh Thuế Huynh đã bị bệnh một cách bí ẩn rồi lui về hậu trường chính trị và im hơi lặng tiếng cho đến hôm nay. Còn ông Trần Quốc Vượng thì lại không sơ múi được gì vào cuối nhiệm kỳ và phải về vườn. Ông Trần Đại Quang thì cũng đã bị bệnh và chết một cách khó hiểu, đây là lời nhắc nhở cho Nguyễn Xuân Phúc, đùng có mà tham quá. Tham quá thì thâm chứ chẳng được gì.
Hiện nay, nếu ai khôn ngoan thì nên đợi, đợi đến khi nào ông Trọng nhả ra rồi chiến, nếu vội mà chiến nhau giành ghế quá sớm thì không tốt cho sự nghiệp chính trị. Không biết, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng có hiểu được vấn đề đó không?
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Xử quan chức VEAM, Con trai ông Trần Đức Lương trốn ở đâu?
>>> Phan Văn Mãi lại phát động “tổng tấn công” bà Phương Hằng. Không tha một mống nào?
Phan Văn Mãi lại phát động “tổng tấn công” bà Phương Hằng. Không tha một mống nào?