Link Video: https://youtu.be/7pdf_c3QqKU
Chiều ngày 15/7, Phó ban Tổ chức Trung ương Hoàng Đăng Quang cho biết Bộ Chính trị phân công ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước để chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Võ Văn Thưởng được chỉ định là người thay mặt Bộ Chính TRị trao quyết định điều động, phân công ông Trần Sỹ Thanh giữ nhiệm vụ Phó bí thư Thành ủy, đồng thời giới thiệu để HĐND thành phố bầu giữ chức Chủ tịch TP Hà Nội.
Ông Trần Sỹ Thanh là Ủy viên Trung ương Đảng đã là ủy viên Trung ương Đảng 3 khóa lần này ông Trần Sỹ Thanh về ngồi ngay chiếc ghế nóng mà ong Chủ Ngọc Anh để lại. Có mặt tại buổi trao quyền cho ông Trần Sỹ Thanh có mặt ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông Dũng đang là nhân vật rất có thể bị cho lên thớt trong thời gian tới.
Ông Trần Sỹ Thanh 51 tuổi, trình độ thạc sĩ Kinh tế, cử nhân Tài chính, kế toán; quê ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII.Ông Thanh từng giữ chức Phó vụ trưởng Kế hoạch tổng hợp, Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng, Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính).
Từ năm 2008, ông Thanh bắt đầu được luân chuyển về địa phương, sau đó giữ các nhiệm vụ như Phó chủ tịch tỉnh Đăk Lăk; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Từ cuối năm 2017, ông giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương, kiêm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tháng 8/2020, ông được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Tháng 4/2021 đến nay, ông Thanh đảm nhiệm vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước.
Thành ủy Hà Nội hiện có ba Phó bí thư, gồm bà Nguyễn Thị Tuyến (51 tuổi), ông Nguyễn Văn Phong (54 tuổi) và ông Nguyễn Ngọc Tuấn (56 tuổi). Bí thư Thành ủy Hà Nội là ông Đinh Tiến Dũng (61 tuổi). Ông Dũng cũng có thời gian đảm nhiệm vị trí Tổng Kiểm toán Nhà nước từ 8/2011 đến 5/2013.
Như vậy là cháu của ông cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang tiến rất gần đến chiếc ghế có thể làm bàn đạp vào Bộ Chính Trị. Đây được xem là bước tiến quan trọng của thế lực ông Nguyễn Sinh Hùng mà người ta tưởng rằng đã lụi tàn từ lâu. Từ năm 2011, ông Nguyễn Sinh Hùng bị đưa vào ghế Chủ Tịch Quốc hội xem như là một thất bại vì ông Hùng khi đó muốn thay Lê Thanh Hải làm bí thư TP HCM vị trí ngon ăn hơn nhiều vị trí Chủ tịch Quốc hội, tuy nhiên Lê Thanh Hải quá mạnh nên ông Nguyễn Sinh Hùng đã về Hà Nội nhận giải an ủi là ghế Chủ Tịch Quốc hội không có thực quyền.
Gồi ở ghế Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng xem như giảm quyền lực và đến năm 2016, ông Hùng mất quyền lực hoàn toàn. Ông Nguyễn Sinh Hùng có nâng đỡ ông Vương Đình Huệ từ nhiều năm trước, tuy nhiênn ông Huệ không phải là người trong dòng họ của ông Nguyễn Sinh Hùng. Chỉ có Trần Sỹ Thanh là cháu ông mới là thế lực thuộc nhóm lợi ích gia đình.
Nhìn bề ngoài chiếc ghế Chủ tịch Hà Nội thì trông có vẻ triển vọng, tuy nhiên, từ nhiều năm nay, chiếc ghế số hai thành phố Hà Nội được xem là chiếc ghế hung hiểm. Ông Nguyễn Thế Thảo hiện nay về hưu đã nhiều năm nhưng xem ra ông đang không yên, có thể bị kỷ luật hoặc khởi tố. Ông Nguyễn Đức Chung thì đã vào tù và cả người tiền nhiệm của ông Tràn Sỹ Thanh là Chu Ngọc Anh cũng đang ngồi tù nốt. Việck ngồi vào ghế chủ tịch Hà Nội rồi lụi tàn sự nghiệp là một vết xe đổ. Không biết đây là phúc hay họa của ông Trần Sỹ Thanh. Chờ thời gian vài năm nữa thì sẽ rõ.
Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Có tin ông Vượng Vin rút chân chuẩn bị bỏ chạy nhưng “bị túm cổ áo” lôi lại?
>>> Vingroup bay tỷ đô, Vượng bay 1/3. Bộ Công An đi đòi tiền
>>> Hết sản xuất “xe hỏa”, Vinfast cho nhái xe Vespa. Vượng Vin đang dẫm vào vết xe đổ?
Nguyễn Văn Thể sắp vào “lò quay”?