Link Video: https://youtu.be/UEK6dQYSfNQ
Ông Trần Sỹ Thanh từ Nghệ An mà được nhảy vào chiếc ghế quyền lực thứ hai tại thành phố Hà Nội là một may mắn mà cũng là một chiến thắng “vẻ vang” của cánh Nghệ An. Dân Thủ Đô ngàn năm văn hiến đã thua trắng bụng trước một ông tỉnh lẻ, đây là nỗi nhục cho lực lượng quan chức gốc thành phố.
Mỗi ông quan chức khi mới nhậm chức luôn tạo dấu ấn. Vấn đề là tạo dấu ấn với Đảng hay tạo dấu ấn với dân. Thông thường, nếu tạo dấu ấn với đảng thì được đánh giá cao, nhưng dễ bị đối thủ âm thầm triệt hạ. Tạo dấu ấn với dân thì đôi khi lại làm phật lòng đảng cũng là một cái dại. Vậy thì ông tân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tạo dấu dấn gì cho vị trí mới?
Khoảng từ một tuần nay, mạng xã hội xôn xao về vụ khôi phục loa phường tại thành phố Hà Nội. Việc tái lập hệ thống loa truyền thanh đến tận tổ dân phố, thôn mà dân chúng vẫn ví von là “loa phường” nằm trong kế hoạch gọi là “Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn Hà Nội”.
Khỏi phải nói là người dân cả nước phản ứng tiêu cực như thế nào. Tuy nhiên việc dân phản ứng là chuyện của dân, còn vấn đề ở đây là ông Trần Sỹ Thanh cho khôi phục nó vì lý do gì? Nếu lấy lòng dân thì chắc chắn không phải, vì chẳng ai lại đi nghe loa phường trong khi đó ai cũng có smartphone trên tay.
Hồi thập niên 2010, sau khi tổ chức thăm dò dư luận trên Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội về “loa phường” và nhận lại kết quả là 89,67% không tán thành, Chủ tịch Hà Nội lúc đó đã quyết định xóa bỏ hệ thống “loa phường”.
Việc ông Trần Sỹ Thanh mới nhậm chức mà cho tái lập hệ thống “loa phường” là một kiểu “dọa dân” nhằm khẳng định sức mạnh mới của một tân chủ tịch. Tuy nhiên, ẩn đằng sau nó là ý đồ khác, đó là ông Trần Sỹ Thanh đã giúp nhóm lợi ích Ban tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông Tin Truyền Thông Thành phố Hà Nội có cơ hội rút ruột ngân sách để chia chác. Thực sự đây là một loại dự án vẽ ra để trục lợi chứ người dân không ai đồng tình khôi phục lại hệ thống gây ô nhiễm tiếng ồn này.
Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn Hà Nội được công bố ngay sau khi ông Trần Sỹ Thanh trở thành Chủ tịch Hà Nội, đây được cho là cách “chào sân” thiếu khôn ngoan của ông tân chủ tịch thành phố.
Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương đã rút ra được nhiều “kinh nghiệm sâu sắc” từ việc công bố các dự án, kế hoạch, công trình,… bị dân chúng phản đối kịch liệt vì đã vô bổ còn tốn kém, cuối cùng, không ít dự án, kế hoạch, công trình,… phải tạm ngưng triển khai hay đình chỉ vĩnh viễn, gần đây, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương chỉ công bố các dự án, kế hoạch, công trình. Nếu ông Trần Sỹ Thanh khôn ngoan thì cho tạm nhưng, còn không thì lúc không được vui ông Tổng cho khui ra dự án thì dính phốt. Dự án loa phường này để lại vết tích rất dễ truy.
Khôn hay dại trong mỗi quyết định rất kho xác định. Dù mất lòng dân nhưng Trần Sỹ Thanh được lòng nhóm lợi ích Hà Nội vì có thêm dự án để chia chác. Lấy lòng quan chức địa phương là một cái nhìn khá tốt cho định hướng chính trị, tuy nhiên nếu nhìn tổng thể thì dấu vết dự án luôn là thứ có thể quật quan chức bất cứ lúc nào. Đấy là cái dại.
Trần Sỹ Thanh đang ở thế kẹt, thỏa lòng tham thuộc hạ thì có được sự ủng hộ nhưng đầy rủi ro, còn khó khăn với thuộc hạ thì cũng là một rủi ro. Không có con đường nào hoàn mỹ. Trò chơi chính trị là thế, và Nguyễn Đức Chung và Chu Ngọc Anh đã ngã ngựa là một bài học cho ông Trần Sỹ Thanh cẩn thận. Trò chơi chính trị rất lường, bạn bè đó rồi kẻ thù đó nên rất nhiều cạm bẫy.
Nguyễn Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ông Tổng hất ông Chủ tịch “ra rìa”, dấu hiệu của trận “đánh úp” bắt đầu?
>>> Phạm Thị Thanh Trà đang rơi vào thế bị kẹp giữa ông Tổng và ông Thủ, bà Trà theo ai?
>>> Hóa ra lâu nay võ sĩ Tổng ôm võ sĩ Thủ nên khó ra đòn. Nay nhả ra thì ai tung đòn trước?
Có dấu hiệu Tô Bộ trưởng bị “đồng chí” chơi xỏ, ai đã “ném đá giấu tay?