Link Video: https://youtu.be/7XiAODYRJ5c
Nếu không có vụ án Mobifone mua AVG thì người ta cũng không biết đến tên tuổi của em trai ông Phạm Nhật Vượng. So với ông anh, Phạm Nhật Vũ khá im lặng. Tuy im lặng nhưng ông Vũ cũng làm ăn những dự án lên đến hàng ngàn tỷ. Điều đặc biệt là ông Phạm Nhật Vũ rất mộ đạo phật.
Cho đến nay, có đến 3 luồn ý kiến về công việc kinh doanh của ông Phạm Nhật Vũ: Luồn ý kiến thứ nhất cho rằng, ông Vũ kinh doanh là để hỗ trợ ông anh nổi tiếng; ý kiến thứ nhì thì cho rằng, ông anh nổi tiếng của ông Vũ hỗ trợ em trai trong vấn đề làm ăn; và ý kiến thứ ba cho rằng, ông Phạm Nhật Vũ và Phạm Nhật Vượng tuy là anh em ruột nhưng mỗi người làm kinh doanh độc lập không liên quan nhau.
Theo một số người có dịp gần gũi với anh em nhà đại gia này nhận xét, so sánh giữa ông anh Phạm Nhật Vượng và ông em Phạm Nhật Vũ thì người ta nói, mọi tinh túy đều dồn về cho ông anh. Ông em khá tầm thường, thiếu năng lực và thiếu tầm vì thế họ cho rằng việc kinh doanh ngàn tỷ của ông Phạm Nhật Vũ là có sự giúp đỡ về vốn và quan hệ của ông anh.
Người ta nói, ông Phạm Nhật Vũ chơi với Bộ trưởng cũng quan sự trung gian của ông anh nổi tiếng. Còn ông Vượng thì tầm của ông là chơi với Ủy viên Bộ Chính Trị và đặc biệt là các sếp lớn trong tứ trụ, đó là lý do lý giải cho thế lực vô đối hiện nay mà ông Vượng đang có.
Theo nhiều người đánh giá, ông Vượng là người ít nói, thâm trầm nhưng lại có nhiều toan tính ít ai ngờ. Ẩn đằng sau một con người ít nói đấy là những tham vọng cực lớn. Ông Vượng muốn rằng, ông có thể làm chủ truyền thông để phòng hề bất trắc từ xa cho tập đoàn Vingroup của ông. Ông biết rằng, có những cá nhân ban đầu Trung ương chỉ muốn cảnh cáo và bật đèn xanh cho truyền thông khui. Đến khi truyền thông khui quá đà thì Trung ương không còn cách nào dừng lại được và phải vào cuộc để làm tới nơi tới chốn. Những đại gia là nạn nhân của truyền thông rất nhiều.
Theo nguồn tin giấu tên cho biết, quan điểm của ông chủ tịch tập đoàn Vingroup là đừng để tin tức xấu của tập đoàn và bản thân lãnh đạo tập đoàn xuất hiện trên truyền thông. Rủi mà xuất hiện thì phải có giải pháp dập tắt ngay khi nó chớm nở. Đấy là quan niệm xuyên suốt mà ông Vượng không bao giờ lơ là.
Hiện nay ông Vượng không ngần ngại nuôi một lực lượng chống tin tức bất lợi cho Vin trên mạng xã hội. Đội ngũ này mạng xã hội gọi là “bò Vin”, tuy bị gọi là “bò” nhưng lực lượng này rất có chất lượng, sẽ dùng những quy định của facebook hoặc youtube để đánh sập hoặc “khóa mõm” ai mà họ cho là có thể gây ra thông tin bất lợi cho Vin. Ngoài ra, ông Vượng hiện nay có mối quan hệ rất tốt với Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, có thông tin nào trên báo bất lợi cho Vin thì ông “trùm ngành báo Việt Nam” này cho gỡ ngay.
Thực ra tham vọng làm chủ truyền thông của ông Vượng đã được xây dựng theo cách khác chủ động hơn. Có ý kiến cho rằng, việc nuôi một lực lượng được gọi là “bò Vin” và có kết thân với người đứng đầu ngành tuyên giáo chỉ là phương án hai sau khi phương án một đã thất bại. Vậy phương án một là gì?
Phương án một là lập ra công ty truyền thông cho em trai điều khiển, đó chính là công ty AVG mà ông Phạm Nhật Vũ đứng làm chủ. Tuy nhiên, tại quốc gia Cộng sản, việc tư nhân lập công ty truyền thông là điều cấm kỵ. Dù ông Vượng đứng trung gian để em trai và người đứng đầu Bộ Thông tin Truyền Thông bắt tay nhưng Trung ương Đảng vẫn phá. Thà huy sinh vài ông Bộ trưởng để quét sạch truyền thông tư nhân bảo vệ chế độ chứ không thể vì cứu mấy ông Bộ trưởng mà mất chế độ. Đó là lý do Phạm Nhật Vũ phải vào tù mặc dù đã cột được 2 Bộ trưởng dính chùm.
Nhiều người nói, nếu ông Vũ làm ăn ngành khác thì ông Vũ sẽ không sao, đằng này làm công ty truyền thông để phục vụ anh trai nên bị phá cho tan và ông Phạm Nhật Vũ phải vào tù.
Đấy là những gì mà một nhà phân tích giấu tên cho hay. Ý kiến đấy rất có lý.
Phạm Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Có 2 nhân vật chỉ có thể bị vờn mà không được “thịt”, Vượng Vin là một, còn lại là ai?
>>> “Tiến sĩ giấy” Nguyễn Hòa Bình bị quật
Ổ tội phạm trong Bộ Công an ở đâu? Liệu có liên quan gì đến ông Tô mà ông phải ém?