Link Video: https://youtu.be/kL9Gm69kVGo
Người ta nói, nhìn sâu sau là biết sức khỏe chính trị của người bảo kê. Bởi những doanh nghiệp được bảo kê được thế lực chính trị chông đỡ, nếu thế lực yếu đi thì doanh nghiệp làm sao chịu nổi với những công kích của thế lực chính trị khác.
Như Thoibao.de đã đưa tin, tập đoàn Tân Tạo của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm. Tập đoàn Tân tạo được hình thành từ rất sớm, gắn với những tên tuổi lẫy lừng Miền Nam một thời như ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Minh Triết, cả hai đều là Cựu Chủ tịch nước.
Thời ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch nước từ năm 1996 đến năm 2000. Trong một nhiệm kỳ của ông ở ghế quyền lực nhất của Thành phố lớn nhất nước, Tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến rất mạnh, gần như không ai địch nổi. Tiếp theo là thời ông Nguyễn Minh Triết kế nhiệm ông Trương Tấn Sang, tập đoàn Tân Tạo cũng phát triển rực rỡ.
Ông Nguyễn Minh Triết làm Bí thư Tành Ủy TP HCM được 1 nhiệm kỳ rồi ra Trung ương. Như vậy trong 2 nhiệm kỳ ứng với 2 đời Bí thư, chị em Đặng Thị Hoàng Yến – Đặng Thành Tâm đã đưa Tân Tạo lên đỉnh, là doanh nghiệp lớn vào hàng nhất nhì Sài Gòn lúc đó.
Thời ông Lê Thanh Hải lên thay ông Nguyễn Minh Triết nắm ghế Bí thư Thành Ủy TP HCM thì Tân Tạo không còn mạnh vô đối như xưa mà có phần giảm sút. Sài Gòn lúc này là sân sau của gia Tộc Lê Trương đỡ đầu, đó là tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm mưa làm gió.
Cả ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Min h Triết ra Trung ương nhưng hai ông này không thể nắm được chức vụ quyền lực trong tứ trụ mà là nắm chức vụ hữu danh vô thực, đó là chức Chủ Tịch nước. Tuy Tân Tạo 10 năm sau thời 2 ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Minh Triết làm bí thư không còn quá hùng mạnh nhưng thế lực vẫn còn mạnh lắm vì dựa vào uy của Chủ tịch nước. Ông Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang cũng mất hết 10 năm giữ ghế Chủ tịch nước.
Ông Nguyễn Minh Triết thì không phải là người ông Nguyễn Tấn Dũng quan tâm vì nước sông không phạm nước giếng, tuy nhiên với Trương Tấn Sang thì khác, ông Nguyễn Tấn Dũng không ưa ông Trương Tấn Sang vì ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng là một cặp bắt tay chống ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó. Đó là lý do Nguyễn Tấn Dũng quyết ngăn chặn con đường làm ăn của bà Đặng Thị Hoàng Yến ở dự án Nhiệt điện Kiên Lương.
Việc bà Đặng Thị Hoàng Yến bị ông Nguyễn Tấn Dũng đì sát ván trong khi đó hai người chống lưng bà không làm gì được mặc dù là lúc ông Nguyễn Minh Triết và cả ông Trương Tấn Sang còn tại vị Chủ tịch nước. Điều đó cho thấy, độ “cứng” của hai ông Chủ tịch không bằng độ “cứng” của ông Thủ tướng.
Bất lực trước chiêu trò ông Nguyễn Tấn Dũng, bà Yến phải chạy sang Mỹ để lánh nạn và bỏ tiền sử dụng truyền thông từ bên ngoài phối hợp cánh truyền thông bên trong của ông Sang để tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Đến năm 2016 cuộc chiến giữa ông Sang và ông Dũng ( còn gọi là cuộc chiến Ba Tư ) chấm dứt khi cả hai ông về hưu. Quyền lực chính trị sau đó thuộc hết về tay ông Nguyễn Phú Trọng.
Từ năm 2016, khi mà cả 2 ông cựu Chủ tịch nước đề về hưu thì xem như độ “cứng” cũng hết, cả hai như “xìu” hẳng để tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến không biết bám vào đâu. Ở phía ngược lại, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng về hưu cũng còn rất cứng, ông xây dựng sự nghiệp cho Nguyễn Thanh Nghị và con trai út Nguyễn Minh Triết của ông. Nhiều người đánh giá, trong các quan chức về hưu thì Nguyễn Tấn Dũng là cứng cựa nhất. Với thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng đang hồi sinh qua sự bắt tay với đương kim thủ tướng Phạm Minh Chính, thì xem như thế lực ông Thủ tướng về hưu vốn đã cứng nay còn cứng hơn.
Dựa vào 2 ông cựu Chủ Tịch nước đã “xìu” lâu ngày, Tập Đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàn Yến đang đi vào giai đoạn cuối của nó. 2 ông cựu chủ tịch nước gì có cố gắng mấy cũng không làm được gì để giúp bà Đặng Thị Hoàn Yến hồi phục lại Tân Tạo. Hết thời rồi.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Đào Hồng Lan tiếp tục “quần tơi tả” ông Chính. Ông Thủ khá mệt với bà Quyền Bộ trưởng!
>>> Ông 3-Dũng đang hy sinh con nhỏ củng cố trưởng nam. Còn sức còn chiến?
>>> Rút tiền không được, trốn thoát không xong, thòng lọng đang đến gần Vượng Vin?
Ông Tổng tự “đoàng” vào chân, Chính – Phúc có dám xung phong?