Link Video: https://youtu.be/mpmYab0Es4o
Có thể nói rằng, việc bị cho đi Nhật dự đám tang cố Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là một dấu hiệu cho thấy, ông Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc như là một Chủ tịch thất sủng thực sự. Ông đi nước ngoài mà Bộ Chính Trị lại tước bỏ mất đặc quyền đặc lợi dành cho một nguyên thủ quốc gia.
Dù là chỉ mang tính biểu tượng, nhưng ông Chủ tịch nước Nguyễn không thể bị coi thường đến như vậy. Ông là bộ mặt quốc gia, ông có quyền được hưởng những quy chế dành cho nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa. Có lẽ bao lâu nay, người Cộng Sản không hề biết đối xử quân tử với người dưới ngựa nên mọi thái độ của họ đều bị người dân phát hiện.
Vợ ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trần Thị Nguyệt Thu đã dính đến 2 vụ án nóng nhất hiện nay, đó là vụ Việt Á và vụ Chuyến bay giải cứu. Nếu ông Chủ tịch có tội thì cần trừng phạt nghiêm minh chứ không phải bằng thái độ coi thường như vậy.
Có người đánh giá rằng, với việc bị tước hết đặc quyền cho nguyên thủ quốc gia, sau chuyến đi Nhật trở về thì số phận của ông Chủ tịch nước lành ít dữ nhiều. Với sai phạm như núi Thái Sơn của vợ, liệu rằng ông Chủ tịch Phúc có thể trụ quan Hội nghị Trung ương 6 hay không? Liệu rằng ông về nước sẽ bị lên thớt hay thoát nạn?
Ngày 15 Tháng Chín, tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Hà Nội), ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đưa ra một nhận định: xử “một vụ án thôi mà cảnh tỉnh cả một lĩnh vực, cả một vùng”. Hiện nay ông Tô Lâm đã bắt khá nhiều, ông đã từng bắt Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tô Anh Dũng như là lời răn đe cho chiếc ghế Phó bí thư thường trực Phạm Bình Minh. Như vậy, ông Tô Lâm đã gián tiếp thừa nhận ông bắt người là vì mục đích chính trị. Bắt người không hẳn là làm sạch bộ máy nhà nước như là Đảng Cộng Sản rêu rao mà bắt người để áp lực cho ai đó phải câm họng, phải mất chức hoặc để tạo chỗ trống cho phe ta trám vào.
Thực ra công cụ điều tra đã là “cảnh tỉnh cả một lĩnh vực, cả một vùng” chứ không phải bắt người. Hình thức điều tra, dùng hồ sơ điều tra để ngã giá chính trị thì đó là thủ đoạn quen thuộc của quan chức nhà nước Cộng Sản không thể nào ông Tô Lâm không biết.
Như thoibao.de đã phân tích, đối với nhân vật trong Tứ Trụ không thể có chuyện bắt bớ mà thay vào đó là điều tra rồi dùng hồ sơ điều tra đấy thay đổi cuộc chơi. Và hiện nay, ông Tô Lâm đã có những cuộc điều tra nhắm vào bà Trần Thị Nguyệt Thu phu nhân ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Vì thế, đấy mới là công cụ để đưa ông Chủ tịch nước “lên thớt”.
Có người đánh giá rằng, việc ông Chủ tịch nước đi Nhật về xong là sẽ lên thớt vào hội nghị Trung ương 6 săp tới là gần như chắc chắn. Với thớt đã được chờ sẵn, tuy nhiên, câu hỏi mà người ta đặt ra là liệu rằng, họ có “trảm” được sự nghiệp ông Chủ tịch Phúc hay không mà thôi.
Với những gì mà ông Tổng bí thư và ông Tô Lâm đang có trong tay, ông Chủ tịch Phúc đang có một keh khá hẹp để lách qua liệu ông có lách được hay không? Ông Chủ tịch nước cần liên minh với ông Thủ tướng, vì nói cho cùng, cả ông Thủ tướng và ông Chủ tịch nước đều là kẻ thất thế trước ông Tổng. Vả lại, ông Tổng đã liên minh để đốt lò mà ông Chủ tịch và ông Thủ tướng không liên minh thì đại sự khó thành.
Số phận của ông Chủ tịch nước ra sao thì còn phải chờ, tuy nhiên, đã còn nước còn tát, không thể nào đầu hàng với số phận. Ông Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc còn có con trai là Nguyễn Xuân Hiếu, Hiếu rất cần quyền lực người cha dẫn dắt trên con đường chính trị. Vậy nên, ông Phúc cần phải chiến và giữ, nếu ông chịu thua, e Nguyễn Xuân Hiếu sẽ thấy bơ vơ. Nói chung, cả gia đình ông Phúc đang chờ kết quả chiến đấu của ông, về nếu chiến thắng, người trong gia đình cần phải được chấn chỉnh là vợ ông, bà Trần Thị Nghiệt Thu.
Phạm Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Không hạ thì sẽ bị hạ, Hai Nhật đang bị công dữ dội. Ông Tổng quyết hạ cánh miền Nam
>>> Lò Trọng táp lửa vào nhà Phạm Bình Minh. Còn cửa hậu nào cho ngài Phó Thủ tướng?
Nguyễn Văn Thể học Chu Ngọc Anh hốt hụi chót trước khi vào lò?