Link Video: https://youtu.be/Xz3dtg_I61Q
Ngày 24 tháng 11 vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách, ông Phạm Minh Chính đã đá xoáy vào vấn đề gai góc nhất hiện nay của Bộ Tài chính. Ông Chính khẳng định “Vấn đề trái phiếu doanh nghiệp không thể không xử lý”.
Ông Chính nói rằng “Vừa qua có xử lý một số hành vi, việc làm không đúng pháp luật liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, tổ chức tín dụng yếu kém; bởi vấn đề này không thể không xử lý, càng để lâu càng ảnh hưởng…”
Chỉ đạo cấp bộ là nhiệm vụ và quyền hạn của ông Thủ tướng. Sẽ không làm người ta chú ý nếu trước đó ông Nguyễn Thanh Nghị – Bộ trưởng Bộ Xây dựng không nói về vấn đề này. Từ giữa tháng 7, ông Nguyễn Thanh Nghị bất ngờ đá lộn sân. Dường như ông Nghị quên rằng, ông là Bộ trưởng Bộ Xây dựng, chứ không phải là Phó Thủ tướng. Ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ mới là người có nhiệm vụ quản lý Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc ông Phạm Minh Chính lên tiếng hùa theo tiếng nói của ông Nguyễn Thanh Nghị cho thấy, đây không hẳn là vấn đề ngẫu nhiên. Là người quản lý hết tất cả các bộ trưởng, nếu ông Phạm Minh Chính không bật đèn xanh thì ông Nguyễn Thanh Nghị không thể can thiệp vào vấn đề của bộ khác.
Hiện nay vấn đề thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang là vấn đề rối như canh hẹ. Khui 2 doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì cả hai đều dính tội lừa đảo. Điều này cho thấy, vấn đề huy động vốn trên thị trường trái phiếu đang là vết loét của nền kinh tế nói chung và của Bộ Tài chính nói riêng. Những yếu kém của Bộ Tài chính thì đã rõ, vấn đề là, có ai dám đào sâu hơn hay không? Nếu đào sâu thì chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính của ông Hồ Đức Phớc có thể sẽ bị lung lay.
Việc ông Phạm Minh Chính ưu ái ông Nguyễn Thanh Nghị là không cần phải bàn cãi nữa. Với việc ông Chính cho lập Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra các dự án bất động sản, là một minh chứng rõ nét. Điều đáng nói là, trong nhóm này có chuyên gia về tài chính ngân hàng phụ tá cho ông Nguyễn Thanh Nghị. Điều này cho thấy, nếu dự án có vấn đề liên quan đến tài chính, rất có thể ông Nguyễn Thanh Nghị cho xử lý luôn.
Quan hệ giữa ông Thủ tướng Phạm Minh Chính và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bao lâu nay không ai còn xa lạ gì nữa. Hầu hết các ngày trọng đại của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng đều có mặt ông Phạm Minh Chính, dù cho ông Chính ở bất kỳ cương vị nào.
Trước đây, ông Phạm Minh Chính còn là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông qua lại với ông Nguyễn Tấn Dũng âm thầm hơn. Giờ là người đứng đầu Chính phủ – một chân trụ mạnh thứ nhì trong Tứ Trụ, thì ông Chính đã công khai hơn, và thậm chí công khai nâng đỡ Nguyễn Thanh Nghị.
Ông Hồ Đức Phớc là thành viên Chính phủ, tuy nhiên ông Phớc không phải là người trong nhóm lợi ích Phạm Minh Chính – Nguyễn Tấn Dũng, mà ông Phớc thuộc nhóm lợi ích Nghệ An. Tuy là ngồi ở Chính phủ nhưng ông Hồ Đức Phớc gần gũi với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hơn. Cho nên khó có sự hòa hợp giữa ông Phạm Minh Chính và ông Hồ Đức Phớc.
Thị trường trái phiếu đã hình thành từ năm 1997, thực sự đến năm 2016 mới bùng nổ. Lỗ hổng trên thị trường trái phiếu bắt đầu từ nhiều đời Bộ trưởng Bộ Tài chính trước đây, trong đó có ông Vương Đình Huệ, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ này. Và trong nhiệm kỳ 2016-2021, ông Vương Đình Huệ chính là Phó Thủ tướng Chính Phủ nắm Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Cho nên, lỗ hổng trong thị trường trái phiếu không thể thiếu phần trách nhiệm của ông Vương Đình Huệ.
Không biết ông Phạm Minh Chính và ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ xoáy sâu như thế nào vào vết loét này? Có lẽ cũng không dễ, vì ông Hồ Đức Phớc không phải là ông Bộ trưởng yếu thế.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nhóm lãnh đạo Đồng Nai đang bị dí vào rọ? Lê Hoàng Quân cẩn thận củi lửa!
>>> Lễ xuất khẩu xe ô tô điện VinFast – hoành tráng và nguy cơ
>>> Liên minh Chính Nghị ngày càng hiện rõ. Nguyễn Thanh Nghị nhắm vào ghế nào?
PR quá đà, ván cờ VinFast có cứu được VinGroup