Link Video: https://youtu.be/52fm0g2A6YA
Báo chí trong nước đưa tin, ngày 27/12, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 393/TB-VPCP, về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
Nội dung Thống báo nêu: “Kết quả chống khai thác IUU sau 5 năm bị EC cảnh cáo “Thẻ vàng” đã có sự tiến bộ, được phía EC ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nếu không khắc phục sớm thì không những không gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng”, mà nguy cơ còn diễn biến phức tạp”.
Được biết, chống khai thác IUU là chống việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. IUU có hiệu lực từ năm 2010, do được Ủy ban châu Âu (EC) ban hành tại Quy định số 1005/20081. Mục tiêu của IUU nhằm ngăn chặn, loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác bất hợp pháp vào thị trường châu Âu.
Trong Thông báo của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng khai thác cá bất hợp pháp trên vùng biển nước ngoài, trước ngày 31/3/2023. Ông Chính yêu cầu các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn phải nhất quán tư tưởng, quan điểm trong việc thực thi IUU, vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, vừa đồng hành chia sẻ, hỗ trợ bà con ngư dân, để cùng tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC. Tuy nhiên, Thông báo này không hề đề cập đến việc, vì sao ngư dân Việt Nam lại phải đi đến những vùng biển nước ngoài để đánh bắt “trộm” hải sản.
Thực chất, việc ngư dân Việt Nam phải đi đánh bắt “trộm” hải sản ở những vùng biển nước ngoài, là do biển Việt Nam đã cạn kiệt hải sản. Nếu đánh bắt ở Việt Nam thì sẽ không thể bù được chi phí mà ngư dân bỏ ra đầu tư. Một chủ tàu cho hay, nếu đánh “trộm” cá ở Indonesia thì khoảng 10 chuyến là họ có thể lấy lại vốn đầu tư đóng tàu, tầm mười mấy tỷ.
Những năm qua, do căng thẳng ở Biển Đông với Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, vừa tìm kiếm nguồn lợi hải sản, vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng có vẻ kế hoạch này không thành công đối với ngư dân miền Nam. Một ngư dân cho biết, họ không đi đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa vì không có cá vùng biển cạn, mà chỉ có cá vùng biển sâu, không phù hợp với thói quen đánh bắt của ngư dân miền Nam. Vì vậy, có hỗ trợ 100 triệu một chuyến họ cũng không đi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng, việc gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” không chỉ để đối phó với EC mà còn vì mục tiêu phát triển thủy sản Việt Nam bền vững. Tuy nhiên, làm sao có thể phát triển bền vững khi mà ngư trường truyền thống đã bị cào nát, bị khai thác theo kiểu tận diệt và bị các nhà máy xả thải làm chết hết tôm cá.
Đài VOA tiếng Việt từng đưa tin, Việt Nam bị Ủy ban châu Âu phạt “Thẻ vàng” vào tháng 10/2017 và cảnh báo có thể cấm nhập thủy sản từ Việt Nam, nếu chính quyền Hà Nội không “làm nhiều hơn” để giải quyết dứt điểm tình trạng IUU.
Hình thức cảnh cáo “thẻ vàng” là một trong các bước quy định trong bộ quy tắc áp dụng cho quy trình giải quyết tình trạng đánh bắt thủy hải sản lậu. “Thẻ vàng” không đi kèm các biện pháp trừng phạt, để cho quốc gia bị cảnh cáo có thời gian khắc phục tình hình.
“Thẻ xanh” sẽ được ban hành nếu vấn đề được giải quyết, còn “Thẻ đỏ” sẽ kèm theo những biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm thương mại đối với sản phẩm thủy hải sản của quốc gia đó.
Với thói quen xử lý các vấn đề từ ngọn mà không quan tâm đến gốc rễ, và đề cao quan điểm tư tưởng chính trị, lấy tư tưởng làm chủ đạo và biện pháp duy ý chí, Thông báo lần này của Thủ tướng Chính phủ cũng thể hiện đúng thói quen đó. Với cách làm việc như vậy, khó có thể hy vọng Chính phủ có thể thành công để gỡ bỏ “Thẻ vàng”.
Nguyễn Trí – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tô Lâm cùng Nguyễn Văn Nên làm việc với Công an TP. HCM, Sài Gòn sắp “bùm” vụ gì?
>>> “Ngày phán xét” đã lên lịch, 2 thanh củi gộc chờ ngày đốn
Việt Nam tự tin công bố mức tăng trưởng GDP năm 2022 là 8,02% bất chấp suy thoái