Link Video: https://youtu.be/Q71XVZKss3A
Ông Trần Lưu Quang là ai mà tiến thân rất nhanh, không những ông Quang tiến nhanh mà trên con đường ông đi qua luôn có đồng hương Tây Ninh chuyển đến hoặc thế chỗ. Đấy là câu hỏi không dễ gì có câu trả lời trong ngày một ngày hai.
Ngày 16/1, ông Phạm Minh Chính phân công phân nhiệm cho Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là đảm nhiệm các chức vụ do ông Phạm Bình Minh để lại, và chịu trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc. Ngoài ra ông Trần Lưu Quang cũng đảm nhiệm phần trách nhiệm thay cho ông Lê Văn Thành mà trước đây ông Phạm Bình Minh đã gánh.
Như vậy thì đã rõ, ông Trần Lưu Quang đang ngồi vào ghế Phó Thủ tướng Thường trực của ông Phạm Bình Minh để lại. Việc ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị chỉ là vấn đề thời gian. Ông Trần Lưu Quang đã tiến thân theo một lộ trình sắp đặt sẵn mà không hề có thành tích đáng chú ý nào trong quá trình công tác. Một Nguyễn Tấn Dũng thứ hai đang hiện dần.
Ngày 27/2/2019, bất ngờ Bộ Chính trị quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trần Lưu Quang lúc đó đang là Bí thư tỉnh Tây Ninh về TP. HCM giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ HCM, thay ông Tất Thành Cang. Lúc này dư luận mới biết đến ông Trần Lưu Quang, chứ trước đây ông Quang rất mờ nhạt.
Khi ông Trần Lưu Quang đang là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM thì một người Tây Ninh khác cũng đến nắm chức lãnh đạo cao nhất thành phố này, đó là ông Nguyễn Văn Nên.
Ngồi ghế Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM chỉ có 2 năm 66 ngày, chưa được nửa nhiệm kỳ và cũng chẳng tạo được thành tích gì, thì ngày 4/5/2021, Bộ Chính trị lại phân công ông Trần Lưu Quang giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng thay cho ông Lê Văn Thành được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ngồi ghế Bí thư Thành ủy Hải Phòng chỉ có 1 năm 248 ngày, cũng chưa lập được thành tích gì, thì ngày 5/1/2023, ông Trần Lưu Quang được Bộ Chính trị phân công làm Phó Thủ tướng. Điều đáng nói là, khi ông Trần Lưu Quang ra Hà Nội, ông kịp đưa một đồng hương Tây Ninh khác thế vào vị trí cũ của ông, đó là một ông quê quán ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Điều làm nhiều người thắc mắc là, chỉ trong vòng 1 năm 248 ngày, làm sao ông Trần Lưu Quang đè được ông Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, dân gốc Hải Phòng, không ngoi lên được? Được biết, ông Đỗ Mạnh Hiến là cấp phó thời ông Lê Văn Thành làm Bí thư Thành ủy. Phải có thế lực ngầm nào đó khống chế, nắm thóp thế lực tại Hải Phòng thì thế lực Tây Ninh mới Bắc tiến thành công như vậy. Có thể nói, từ khi Trần Lưu Quang ra Hải Phòng thì thế lực Hải Phòng đã thất thủ từ đó, và bị đè không “ngoi lên được”.
Hầu hết những người miền Nam Bắc tiến đều là dạng cơ cấu lên cao. Bà cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng Bắc tiến làm Bí thư Hải Dương từ năm 2002 đến 2006, sau đó leo vào Tứ Trụ với chức Chủ tịch Quốc hội, chức cao nhất dành cho một phụ nữ trong chế độ Cộng sản cho đến nay.
Ông Trần Lưu Quang đang là thế lực đang lên, nếu với đà này, khả năng ông Trần Lưu Quang chiếm ghế Thủ tướng của ông Phạm Minh Chính là điều hoàn toàn có thể. Chỉ cần được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, thì ông Phạm Minh Chính cũng phải dè chừng.
Lê Tiến Châu là một ẩn số, là người miền Nam Bắc tiến, nắm ghế Bí thư một thành phố trực thuộc Trung ương, thì mối quan hệ ngầm của ông này không phải là đơn giản. Phải có áp lực nào đấy kiểm soát nhóm lãnh đạo địa phương tại Hải Phòng thì ông Châu mới có đất diễn. Và cũng có khả năng, đây chỉ là một nơi để ông Lê Tiến Châu “quá cảnh”, để leo lên cao như ông Trần Lưu Quang đã làm.
Lưu Ly – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Lời đồn như “tiên tri”, Nguyễn Xuân Phúc chính thức bị bãi chức!
>>> Cuối năm Dần, Đầu Nghiêng ngã sấp, Quảng Nam khóc
>>>> Phúc thụt Lâm trám. Gay cấn! Tô Lâm lại đang sợ “dớp” Trần Đại Quang
Ngổn ngang Bộ Công an, nếu Tô Lâm ra đi, thế lực Trần Đại Quang có cơ hội trỗi dậy