Link Video: https://youtu.be/j5kFt-sOkJg
Những năm gần đây, chương trình Táo quân cuối năm thường bị chê là nhạt, là vô duyên. Năm nay cũng vậy, chương trình Táo quân cũng bị chê, nhiều ý kiến còn đề nghị nên chấm dứt mục này hằng năm.
Phản ứng lại với những lời phê bình đó, Xuân Bắc, một diễn viên trong ê kíp Táo quân, đã lên mạng chửi bới khán giả bằng những lời lẽ hằn học, trịch thượng, thông quan một “câu chuyện ngụ ngôn” mà diễn viên này tự “sáng tác”.
Thái độ của nghệ sỹ này đã gây nên một cơn bão trên mạng xã hội và cả báo chí. Ngày 25/1, Tuổi Trẻ Online cho biết , có hàng ngàn ý kiến của bạn đọc phản hồi cho họ, phản ứng gay gắt trước những lời lẽ kiểu chợ búa của Xuân Bắc. Nhiều người cho rằng, Xuân Bắc đã nhầm lẫn trong cách nhìn về mối quan hệ giữa nghệ sỹ và khán giả.
Tuổi Trẻ Online dẫn lời Nguyên Ngôn cho rằng, bài đăng trên cho thấy Xuân Bắc đã nhầm lẫn giữa hai vấn đề cốt lõi: Sáng tạo nghệ thuật và tiếp nhận nghệ thuật. Việc đặt khán giả (người tiếp nhận) là “con” trong quan hệ với “mẹ” (người sáng tạo) quả thực không ổn kể cả mặt lý luận và đạo nghĩa.
Một bạn đọc khác của Tuổi Trẻ Online, Hoang Huu Loc, cho rằng, cách Xuân Bắc so sánh, ví von trong câu chuyện nói trên là một sự đánh tráo khái niệm. Quan hệ giữa nghệ sĩ và công chúng – khán giả không phải là quan hệ mẹ – con. Thậm chí là ngược lại: Công chúng – khán giả là đối tượng phục vụ của nghệ sĩ; công chúng là người “nuôi sống” nghệ sĩ, giúp họ thành danh, thành đạt… Vì vậy, công chúng – khán giả có quyền phê phán, kể cả chê trách, nếu người được mình nuôi sống lại làm ra sản phẩm hoặc có thái độ ứng xử không đáp ứng được mong đợi của họ… Ai mới thực sự là kẻ “ăn cháo đá bát“?
Bạn đọc TuanBui viết: “Nếu nghệ sĩ thấy khó quá thì có thể đổi nghề khác, nhưng nghề nào cũng sẽ có khen chê thôi. Nghề nào cũng cần tôn trọng và đặc biệt chính họ phải có sự tôn trọng nhất định với tất cả các khách hàng của họ. Đó cũng là cách họ tỏ ra tôn trọng chính nghề của họ“.
Trang Tiếng Dân ngày 25/1/2023 đăng một bài của tác giả Đỗ Duy Ngọc với tựa đề “Thằng hề láo”.
Tác giả viết: “Thái độ vô học này đã khiến nhiều người thất vọng và giận dữ. Cái láo và mất dạy của tên diễn viên này đã lên đến đỉnh. Người diễn viên sống nhờ khán giả, phải biết trân trọng và tri ân. Những lời góp ý với mục đích xây dựng, người diễn viên phải có thái độ cầu thị, lịch sự và xử sự có văn hoá. Làm người nghệ sĩ phải biết chấp nhận lời khen lẫn chê. Không nên vì tự ái mà tuôn ra những lời lẽ khó chấp nhận. Hãy lấy những lời khen chê để làm động lực, học hỏi để tiếp tục lao động nghệ thuật tốt hơn, cống hiến cho khán giả nhiều tác phẩm có giá trị hơn.”
“Chỉ có những kẻ tự cao, tự đại cho mình là trung tâm, là cái rốn của vũ trụ, là đỉnh cao mới mở miệng chửi rủa khán giả bằng ngôn ngữ vỉa hè như thế mà tưởng là thâm thuý. Có chút danh tiếng đã ngộ nhận, ảo tưởng mình là bố người ta, kiêu căng, phách lối, lên mặt dạy đời khi anh chỉ là thằng hề rẻ tiền, tài năng chưa hẳn hơn ai.”
“Cái lối thoá mạ người phê bình như thế này không nên xuất phát từ nghệ sĩ. Chỉ có thứ vô học, vô giáo dục, xem thường người khác, mất dạy mới viết những lời láo toét, trịch thượng như thế này”.
Rồi tác giả kết luận: “Ở đâu ra cái thứ gọi là nghệ sĩ như thế này hở trời? Được cưng chiều quá, được tung hô quá nên cứ tưởng mình là vĩ đại, buông những lời khó mà lọt tai và nói lên nhân cách đốn mạt của nó.”
Việt Nam đang ở vào thời kỳ cùng mạt, mọi thứ đều mạt và mọi giá trị đều bị đảo lộn. Văn hóa, truyền thống tốt đẹp và các giá trị đạo đức đều suy tàn, người ta sẵn sàng cấu xé nhau, sẵn sàng mạt sát nhau chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt. Sự suy đồi văn hóa này lan đến cả những người được gọi là “người của công chúng”.
Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Rộ tin đồn người cha “hoàn hảo”: Vừa ăn thịt bò dát vàng vừa nuôi con gái rượu du học London
>>> Chưa xin phép Nguyễn Hồng Diên sao Phan Văn Mãi dám “chém”?
>>> Ông già tiếm quyền, đạp lên luật pháp chém đồng chí. Toàn Đảng “câm như hến”
Những ảnh hưởng từ công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam đối với môi trường kinh doanh