Link Video: https://youtu.be/VGmj4xRs58U
Bộ Công an là Bộ tranh giành ảnh hưởng khá gay gắt. Bởi bộ này vừa nhiều quyền vừa nhiều tiền. Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị. Bộ này cùng với Bộ Quốc phòng là nơi tranh chấp quyền lực phe cánh ở Tứ Trụ. Hiện nay, Bộ Công an chỉ thuộc Chính phủ trên danh nghĩa, về thực chất thì nó thuộc về Tổng Bí thư. Đấy là yếu tố quyết định sức mạnh của Bộ Công an.
Trước đây, khi mà ông Nguyễn Tấn Dũng củng cố thế lực của ông trước Nông Đức Mạnh, cũng nhờ vào Bộ Công an. Ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm Thiếu tướng Thứ trưởng Bộ Công an, nhưng điều đó không có nghĩa là ông Dũng mạnh lên nhờ gốc công an của ông. Ông Dũng mạnh lên là nhờ ông Lê Hồng Anh, một người gốc Kiên Giang làm Bộ trưởng Bộ Công an. Nhờ đó mà ông Dũng lấn lướt Tổng Bí thư trong thời gian dài.
Thời ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư, ông Trọng tìm mọi cách chiếm quyền điều khiển Bộ Công an, với việc kéo Lê Hồng Anh về Ban Bí thư để khóa chặt ông này. Tuy nhiên, người kế nhiệm ông Lê Hồng Anh là Trần Đại Quang thì lại “cứng đầu”, không chịu nghe Nguyễn Tấn Dũng và cũng không chịu vâng lời ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trần Đại Quang muốn một mình xây dựng thế lực, không đầu quân ai hết.
Năm 2011, ông Trần Đại Quang lúc đó là Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không mang lại sức mạnh gì cho ông Nguyễn Phú Trọng. Khiến ông Trọng năm lần bảy lượt tìm cách truất phế Nguyễn Tấn Dũng mà không xong. Tuy nhiên, với bản chất đa mưu, ông Trọng tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài và đến cuối năm 2015, ông Trọng đã lấy lại sức mạnh mà không cần đến Trần Đại Quang.
Thực ra ông Trọng không chỉ tìm sức mạnh từ các chuyến đi Trung Quốc, mà ông còn bắt tay với Tô Lâm khi Tô Lâm là Thứ trưởng Bộ Công an. Nuôi Tô Lâm để Tô Lâm loại nhóm lợi ích Ninh Bình trong Bộ Công an. Đấy là dụng ý của ông Nguyễn Phú Trọng và ông đã thành công.
Như vậy, người xây dựng sức mạnh cho nhóm lợi ích Ninh Bình tại Bộ Công an là ông Trần Đại Quang. Ông Quang là mẫu tướng võ biền nhưng tham vọng chính trị rất cao. Ông muốn vào Tứ Trụ, rút em trai về Bộ Công an thay thế. Nhưng ông Trần Đại Quang đã quá vội khi ông không chịu ngồi thêm một nhiệm kỳ nữa để Trần Quốc Tỏ đủ lông đủ cánh, mà ông lại vội vàng tranh vào Tứ Trụ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng đã vận động cả trong lẫn ngoài nước và đánh bại được Trần Đại Quang, đẩy ông sang ghế hữu danh vô thực để dễ bề ra tay. Đó là đưa ông Quang vào ghế Chủ tịch nước.
Tại Bộ Công an, thế lực Ninh Bình mà ông Trần Đại Quang xây dựng dựa trên Trần Quốc Tỏ giờ cũng là Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an. Một vị trí rất gần với ghế Bộ trưởng. Thực tế, Trần Quốc Tỏ là con người khó mà theo phe Nguyễn Phú Trọng. Tuy Trần Quốc Tỏ rất khéo, không tỏ ra lấn lướt hay hữu ích mà chỉ tỏ ra vâng lời. Vâng lời cả với Tô Lâm và cả ông Trọng. Theo đánh giá của một bạn giấu tên trong Bộ Công an cho biết, Trần Quốc Tỏ đang ẩn mình chờ thời. Chưa dám cương với ai, tuy nhiên, cả ông Tổng và ông Tô cũng ngại kết nạp người này vào nhóm.
Có tin cho rằng, ông Tô Lâm không muốn nhận ghế Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc để lại là có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là cần phải ở lại để “chèn họng” Trần Quốc Tỏ, bởi Tỏ lên làm Bộ trưởng thì thế lực Ninh Bình lại làm chủ Bộ Công an, và lúc đó, cán cân quyền lực giữa các phe phái trên chính trường sẽ thay đổi.
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, cánh Ninh Bình rất mạnh ở các địa phương miền Bắc. Ông Trần Đại Quang mạnh lên không phải được bên trên che chở mà được bên dưới đẩy ông lên. Có nhiều doanh nghiệp và thế lực chính trị đã vận động các địa phương rất mạnh. Có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm đang không muốn thế lực Ninh Bình hồi sinh.
Nguyễn Trí – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bão quần sau lưng, Phạm Minh Chính “chém gió” trước mặt
>>> Xuân Bắc phản đòn dư luận. “Cáo già” ra tay hạ thủ “dưới gầm bàn”?
>>> “Phân nhiệm” rạch ròi, “khúc ruột ngàn dặm” lo đô la, Đảng lo đấu đá!
Cộng sản luôn làm ngược lại những gì họ đã ký kết