Giáo sư người Pháp: Việt Nam được lợi khi Mỹ và Philippines tăng cường hợp tác quân sự

Link Video: https://youtu.be/8EwGuoFTSAQ

Giáo sư Laurent Gédéon, giảng viên Trường Sư phạm Lyon Pháp, trong bài phỏng vấn với báo RFI ngày 27/3, cho biết rằng, Việt Nam được lợi khi Mỹ và Philippines tăng cường hợp tác quân sự.

Bài báo đưa ra bối cảnh các quốc gia trong khu vực như Việt Nam và Philippines, đang đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự và công nghệ của mình ở khu vực biển này.

Hiện nay, Philippines đã thắt chặt hợp tác quân sự với Mỹ, và một cuộc tập trận lớn mang tên Balikatan sẽ diễn ra vào tháng 4, chỉ cách phía nam Đài Loan 300 km. Mỹ và Philippines cũng đã đồng ý tiếp tục thực hiện các tuần tra chung ở Biển Đông, trong khi quân đội Mỹ được phép sử dụng 9 căn cứ của Philippines, kể từ tháng 2/2023.

Giáo sư Laurent Gédéon được RFI dẫn lời, nói rằng, những hoạt động này sẽ không làm giảm sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, cũng như giữa Bắc Kinh và Manila.

Ông Gédéon cho rằng, cuộc tập trận lớn sắp tới nhằm kiểm tra khả năng tương tác giữa lực lượng quân sự của Mỹ và Philippines, đưa ra những kịch bản khủng hoảng trực diện, với các giả thuyết về phòng thủ và tấn công.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc lo lắng về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc có thể phản đối thông qua các thông cáo chính thức, gây sức ép ngoại giao, ban hành các biện pháp nhắm vào Philippines, tăng cường tuần tra trên không ở các vùng sát với khu vực tập trận, hoặc quấy rối ngư dân Philippines, cấm họ vào các ngư trường đánh bắt…

Cũng theo Giáo sư Laurent Gédéon, Việt Nam sẽ được lợi từ cuộc tập trận Balikatan, vì bốn lý do quan trọng sau đây. Đầu tiên, Việt Nam có thể phân tích cách Hoa Kỳ tương tác với đồng minh.

Thứ hai, Việt Nam có thể phân tích khía cạnh quân sự của cuộc tập trận, mang lại bài học quân sự và chiến lược quý giá cho sĩ quan Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam có thể phân tích cách Trung Quốc đáp trả cuộc tập trận này, cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ lằn ranh đỏ của mình.

Thứ tư, Việt Nam có thể phân tích năng lực và điểm yếu của quân đội trong giả thuyết một cuộc xung đột cường độ cao.

Hình: Bài trên RFI

Đối với vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, Giáo sư Laurent Gédéon cho rằng, lập trường của Mỹ là bảo vệ tự do lưu thông trên Biển Đông, và Mỹ cũng không chính thức đưa ra quan điểm về tính chính đáng trong các yêu sách chủ quyền của các nước liên quan, đối với các thực thể ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông Gédéon cũng nhận định rằng, việc Mỹ và Philippines gần kề nhau có thể khiến Việt Nam lo ngại, bởi vì Hà Nội và Manila có những bất đồng cơ bản về chiến lược.

Philippines là đồng minh chính thức của Mỹ, thông qua nhiều thỏa thuận được ký từ những năm 1950. Trong khi đó, Việt Nam không có bất kỳ thỏa thuận quân sự nào với Mỹ, dù hai nước đã có sự tiếp cận gần nhau trong hai thập kỷ gần đây. Ngoài ra, Hà Nội cũng có xu hướng kìm hãm quá trình này, dù Washington liên tục đề nghị.

Về mối quan hệ quân sự và ngoại giao giữa các quốc gia Đông Nam Á, khi mà các quốc gia này tăng cường hợp tác với các nước lớn khác như Mỹ, Úc, Nhật, nhưng lại thiếu sự hợp tác chung trong khu vực Asean, trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông.

Theo ông Gédéon, mối quan hệ giữa Việt Nam và Philippines có một số mơ hồ, nhưng hai nước đều nhận thức được sự nguy hiểm từ Trung Quốc và có ý định hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm trao đổi phái đoàn cấp cao, hợp tác hàng hải, đào tạo, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm chuyên môn, cũng như ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là ở ASEAN. Tuy nhiên, hai nước vẫn duy trì sự mập mờ về tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, và cho rằng, phải giải quyết vấn đề với Trung Quốc trước đã, sau đó mới giải quyết được bất đồng giữa hai nước.

Ông Gédéon cũng cho rằng nhiều, nước Đông Nam Á khác không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, trong đó có những nước thân Bắc Kinh như Campuchia. Trung Quốc đang tận dụng những lục đục trong Asean để thúc đẩy lợi ích của họ.

Ông Gédéon cũng nhấn mạnh, vấn đề đặt ra trong vùng hiện nay là, Hoa Kỳ có khả năng sẽ đưa ra một chương trình ngoại giao và chiến lược mới. Nếu chiến lược đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng Mỹ – Trung, những quốc gia thân với Washington nhất sẽ được lợi lớn.

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ai sẽ là “thần dân” của “Đức Vua Đàm” nếu “Đức vua hụt” xưng đế thành công?

>>> Sau những năm gặp đại họa, Thủ tướng Chính hoảng hồn lo bịt lỗ thủng

>>> VinFast và Novaland cột chung một tảng đá. Ai chìm ai nổi?

>>> Siêu dự án của Nguyễn Thanh Nghị chưa hình thành, tiêu cực đã nhú lên

VinGroup tìm kiếm đối tác khác trong khi chờ đợi phản hồi từ UBS