Việt Nam bị chỉ trích vì không tôn trọng cam kết trong EVFTA

Link Viđeo: https://youtu.be/3q_K-5p7hak

Ngày 6/4, RFA có bài “Đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thăm Việt Nam, chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ” của tác giả Ỷ Lan.

Bài viết cho biết, từ ngày 4 đến ngày 6/4, một phái đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Phân ban Nhân quyền viếng thăm Việt Nam, do Dân biểu người Đức Udo Bullmann, Trưởng ban Nhân quyền dẫn đầu.

Mục tiêu chuyến viếng thăm là điều tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và đánh giá tác động đến nhân quyền của Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam (EVFTA), đã có hiệu lực gần ba năm qua, từ ngày 1 tháng 8 năm 2020.

RFA cho biết, chuyến thăm kết thúc vào chiều ngày 6/4, Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đã mở cuộc họp báo ở Hà Nội để nói lên “sự quan ngại sâu sắc trước tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ” tại Việt Nam.

Họ chỉ trích những vi phạm nhân quyền trên các lĩnh vực xã hội và chính trị, “đặc biệt là không gian tự do của xã hội dân sự bị thu hẹp, các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động xã hội dân sự bị sách nhiễu, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, đặc biệt là ngôn luận trực tuyến, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị hạn chế”.

Phóng viên Ỷ Lan của RFA đã có cuộc phỏng vấn với Dân biểu Quốc hội Châu Âu Nacho Sanchez Amor đến từ Tây Ban Nha.

Ông Nacho Sanchez Amor cho biết, nhiệm vụ của Phái đoàn không liên quan trực tiếp đến các vấn đề chính trị, mà liên quan rất nhiều đến thương mại. Trong Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có một chương dành riêng cho các điều kiện dân chủ. Phái đoàn đến Việt Nam để xem xét tình trạng cải thiện như thế nào, và đánh giá những cam kết của chính quyền Việt Nam khi ký kết Hiệp định EVFTA được tôn trọng đến mức nào?

Ông Nacho Sanchez Amor cảm nhận, Việt Nam đang có những tiến bộ kinh tế rất đáng kể. Nhưng xét về khía cạnh nhân quyền, tình hình trước và sau khi EVFTA được ký kết hoàn toàn giống nhau không có tiến bộ, không có cải thiện về nhân quyền, không có tự do ngôn luận.

Các tổ chức phi chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành các hoạt động của họ. Vì vậy, mặc dù Phái đoàn xét thấy các khía cạnh thương mại của hiệp định đang hoạt động tương đối tốt, nhưng họ rất, rất thất vọng vì không có tiến triển nào liên quan đến việc tôn trọng nhân quyền và cải cách dân chủ. Họ không thấy bất kỳ sự cởi mở hay thiện chí nào của chính quyền Việt Nam trong việc tôn trọng những điều mà Việt Nam đã cam kết khi ký kết EVFTA.

Hình: Bài trên RFA

Trong chuyến thăm, Phái đoàn cũng đã tiếp xúc với một số nhà hoạt động xã hội dân sự của Việt Nam, nhưng ông Nacho Sanchez Amor không tiết lộ tên tuổi của họ.

Về phía chính quyền, Phái đoàn đã gặp Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao và nhiều viên chức trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Quốc hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Nhân quyền và Bộ Công an. Phái đoàn cũng đã gặp gỡ giới ngoại giao tại Hà Nội, cũng như các phóng viên báo chí quốc tế, không phải để phỏng vấn mà để hiểu thêm về tình hình trong nước.

Ông Nacho Sanchez Amor cho biết, Phái đoàn đã đích thân đệ trình danh sách các tù nhân lương tâm cho tất cả các cơ quan có thẩm quyền liên quan, và yêu cầu phải trả tự do cho họ. Rất tiếc Phái đoàn không được phép thăm tù nhân lương tâm trong tù.

Ông Nacho Sanchez Amor cũng cho rằng, chuyến đi đã giúp các Dân biểu có hình ảnh chính xác hơn. Việt Nam có thiện chí giải quyết vấn đề lao động trẻ em và nạn buôn người. Nhưng với tình hình nhân quyền nói chung, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, không gian thu hẹp của xã hội dân sự, thì rõ ràng chính quyền không có thiện chí để thúc đẩy cải cách chính trị. Đây là lý do khiến Phái đoàn rất thất vọng. Bởi vì những cải cách về chính trị và nhân quyền là một phần không thể thiếu của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam mà cả hai bên đều cam kết.

Ông Nacho Sanchez Amor cho biết, sau chuyến đi, Phái đoàn sẽ nói với Quốc Hội Châu Âu rằng, Việt Nam hứa rõ ràng sẽ thực hiện các cải cách về dân chủ được nêu trong Hiệp định Thương mại EVFTA. Nhưng sau khi Hiệp định được ký kết, Việt Nam chẳng thực hiện sự cải cách chính trị nào, thậm chí không có sự cởi mở nhỏ nhất liên quan đến các hoạt động của xã hội dân sự. Đây là điều thật đáng thất vọng và nên là bài học cho Quốc Hội Châu Âu, nơi có quyền bật đèn xanh cuối cùng để thông qua các hiệp định thương mại. EU cần phải thực thi thiết lập những cơ chế thực thi để đảm bảo đôi bên phải thực hiện đầy đủ những cam kết nêu trong các hiệp định thương mại.

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Thủ tướng Chính “cưỡi lưng cọp”, Tổng Trọng tọa sơn quan hổ… thịt?

>>> Tưởng “chị đại” Phương Hằng ngã ngựa, “vua Đàm” và “nữ hoàng từ thiện” đòi 88 tỷ!

>>> Hải Phòng, Lê Văn Thành xây, nhóm Tây Ninh phá. Lê Tiến Châu đốt tiền hoang phí!

>>> Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng từ hầm tránh rốc-két trồi lên. An toàn rồi chăng?

Đúng sai chuyện thu phí vào phố cổ Hội An