Trung Quốc gây sức ép, Nga có nhượng bộ trên Biển Đông?

Lin Video: https://youtu.be/pqn5o11Aqxc

Ngày 8/4, BBC Tiếng Việt có bài “Trung Quốc gây sức ép với Nga, có thể tạo xung đột cao “chưa từng có” trên Biển Đông” của tác giả Bùi Thư.

Bài báo dẫn lời một số chuyên gia cho biết, Trung Quốc gây sức ép lên Nga về quan hệ với Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

Cụ thể, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu từ Hà Nội nói với BBC rằng, cho đến năm 2017, đã có ít nhất ba lần Trung Quốc hỏi Nga về các dự án khai thác dầu và khí mà Nga làm với Việt Nam. Và sự leo thang căng thẳng năm 2019 ở gần bãi Tư Chính vừa là gây sức ép lên Nga lẫn Việt Nam.

Ông Hợp nhấn mạnh với BBC rằng, trong vòng khoảng một tháng trở lại đây, theo nguồn AMTI (Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á – một tổ chức thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS bên Mỹ) và các nguồn khác, trong đó có các nguồn từ Chính phủ Việt Nam, thì các tàu hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần tiến gần, có lúc rất gần các điểm khai thác khí đốt do Zarubezhneft điều hành.

Đây là một bước leo thang mới, tạo rủi ro xung đột cao chưa từng có của Trung Quốc“, vì chưa bao giờ, tàu hải cảnh Trung Quốc đến gần khu vực khai thác khí đốt do Zarubezhneft điều hành ở gần bãi Tư Chính như thế.

Từ ngày 5 đến ngày 7/4, Phó Thủ tướng Nga Chernyshenko đến Việt Nam để đồng chủ trì Khóa họp lần thứ 24 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Nga, về hợp tác kinh tế – thương mại và khoa học – kỹ thuật. Trong đó có các dự án hợp tác khai thác dầu khí cùng với Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Trong chuyến đi này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nga D. Chernyshenko khẳng định, Chính phủ Liên bang Nga coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của mình tại khu vực.

BBC dẫn lời Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho rằng, có một khả năng thực tế là Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng các dự án khai thác dầu khí theo kế hoạch có từ trước, và kế hoạch mới.

Chỉ cần quan sát các vụ tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần khu khai thác, đã thấy rõ, phía Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và đẩy các tàu đó ra xa, với các thao tác chuyên nghiệp, phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Hình: Bài trên BBC

Theo ông Hợp, quan hệ hai nước Việt – Nga sẽ không giảm mức độ hữu nghị và hợp tác, mặc dù Việt Nam đang tìm các nguồn cung cấp vũ khí khác.

Giáo sư Carl Thayer từ Úc nói với BBC rằng, trước cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã chống lại sức ép của Trung Quốc để giới hạn các hoạt động khai thác dầu của Rosneft trong vùng gần Bãi Tư Chính.

Tuy nhiên, áp lực từ Trung Quốc đã khiến Rosneft rút lui. Những quyền lợi của Rosneft đã được Zarubezhneft tiếp nhận. Hiện nay, còn phải chờ xem các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này có dẫn đến việc Nga ngừng hoạt động hay không.

Tiến sĩ Hợp thì khẳng định, về vấn đề chủ quyền biển đảo, Việt Nam chưa từng nhượng bộ Trung Quốc. Ông lấy ví dụ việc Việt Nam nêu đích danh tàu Hải dương địa chất 4 của Trung Quốc, cũng như điều tàu kiểm ngư để giám sát, rượt đuổi và chặn đầu tàu Trung Quốc. BBC cho hay.

Giáo sư Carl Thayer cho BBC biết, “Zarubezhneft đang hoạt động tại lô Tuna ở vùng biển của Indonesia, muốn xây dựng một đường ống dẫn dầu đến Việt Nam. Khi mà Việt Nam và Indonesia hiện đã đạt được thỏa thuận về ranh giới biển của họ, Trung Quốc có khả năng sẽ hành động để khẳng định quyền chủ quyền của mình”.

Ông Hợp dự đoán, trong trường hợp dự án đường ống dẫn dầu đến Việt Nam chính thức được công bố và khởi động, Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách đẩy mạnh chiến thuật vùng xám nhằm ngăn cản dự án của Nga, Indonesia, Việt Nam.

Khi đó có rủi ro xung đột sẽ cao hơn nữa và nếu không quản trị tốt, trong trường hợp xấu nhất, có thể xảy ra đụng độ bằng vũ khí sát thương.”

Ý Nhi – thoibao.de

>>> Luật pháp Trung Quốc nương tay với những kẻ buôn người khiến dân chúng phẫn nộ

>>> Đảng phải đi một đường ngoằn nghèo về ngoại giao trong cục diện phân cực mới của thế giới

>>> Cơ quan giám sát cho thuê hàng không đưa ra cảnh báo về Việt Nam sau tranh chấp máy bay

>>> Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ảm đạm, liệu chính quyền có thể tìm ra giải pháp để vực dậy?

Việt Nam tuân lệnh Nga đàn áp kiều dân Nga