Việt Nam Cộng Hòa thắng hay thua?

Link Video: https://youtu.be/ai17oKhil5o

Ngày 30/4, RFA Tiếng Việt có bài “Giáo sư Vũ Tường: Việt Nam Cộng Hòa chỉ thua về quân sự nhưng “thắng hầu hết” các lĩnh vực khác”.

Giáo sư Vũ Tường hiện là Chủ nhiệm khoa Khoa học Chính trị, Đại học Oregon, ông từng thỉnh giảng tại Đại học Princeton và Đại học Quốc gia Singapore, đồng thời giảng dạy tại Trường sau đại học Hải quân ở Monterey, California.

RFA dẫn lời Giáo sư Vũ Tường, cho biết:

“Có thể thất bại về mặt quân sự, nhưng rõ ràng Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng phe Cộng Sản Bắc Việt trên hầu hết các mặt trận khác, và thất bại về mặt quân sự cuối cùng đó mặc dù vậy, chỉ là một thất bại trên mặt quân sự mà thôi.” 

Và di sản của Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại cho đến ngày nay và vẫn đang phát triển, mặc dù sau bao nhiêu năm bị đàn áp.”

Theo Giáo sư Vũ Tường, cách nhìn cũ là Việt Nam Cộng Hòa đã thua và dẫn tới mất nước. Còn cách nhìn mới, không chỉ tập trung vào quân sự mà tập trung cả vào những khía cạnh khác, “thì rõ ràng là Việt Nam Cộng Hòa không thua, mà còn thắng nữa.”

Xét về từng mặt, Giáo sư Vũ Tường cho biết:

“Về chính trị, Hiến pháp 1967 [Hiến pháp của VNCH] là Hiến pháp dân chủ, tự do nhất của Việt Nam từ trước đến nay, hơn cả Hiến pháp 1946 [là Hiến pháp của Chính phủ Liên hiệp do ông Hồ Chí Minh đứng đầu].

Giáo sư Tường cho rằng, Hiến pháp 1967 là kết quả của một quá trình đấu tranh, từ thời chống Pháp, đến Đệ Nhất Cộng Hòa, các phong trào tôn giáo và phong trào sinh viên… “Bản Hiến pháp đó để lại một văn bản mà chúng ta cần nghiên cứu để hiểu thêm”, “nếu Việt Nam muốn hướng đến dân chủ” thì “có thể học hỏi từ những thành công hay thất bại của Hiến pháp đó”.

“Mặc dù ngày nay nó không còn được thích hợp lắm, do quy mô kinh tế của Việt Nam đã phát triển lớn hơn nhiều và thời đại kinh tế cũng thay đổi, nhưng cũng vẫn còn có những bài học về kinh tế có giá trị, như là quản lý khu vực tư, về quản lý những cơ sở kinh doanh của người Hoa, về quản lý đất đai v.v…

Nó là những bài học còn rất giá trị với Việt Nam hôm nay, chúng ta thấy ở Việt Nam ngày nay có những vụ xung đột, như là vụ xung đột đẫm máu ở Đồng Tâm chẳng hạn, cái đó có thể tránh được, nếu như chế độ quản lý ruộng đất tốt đẹp hơn, đó là về kinh tế và quản lý xã hội.”

Hình: Bài trên RFA

Với một số lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, nghệ thuật v.v…, Giáo sư Tường cho rằng:

“Chính sách tự do cho văn, nghệ sỹ được tự do sáng tác, đặc biệt dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, và được tự do tiếp cận và du nhập các trường phái tư tưởng văn hóa, nghệ thuật từ nước ngoài. 

Kể cả tôn giáo v.v…, kể cả những xu hướng mà chính quyền không ưa thích, nhưng vẫn được thoải mái tiếp nhận và sáng tạo, nhờ đó mới phát huy được văn học, nghệ thuật của nước nhà, còn nhiều khía cạnh khác nữa mà có thể nói đến.”

Về pháp luật, theo Giáo sư Tường:

“Hệ thống tòa án ở miền Nam Việt Nam tương đối độc lập với chính quyền và có khả năng đưa ra những phán quyết ngược lại với chính quyền. Ví dụ như vụ chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bắt ông Trần Ngọc Châu chẳng hạn, đã bị Tòa án Tối cao của miền Nam Cộng Hòa phủ quyết v.v… Nó cho thấy đã có nhiều kinh nghiệm thực tế trong xây dựng nhà nước pháp quyền, mà thực ra hồi đó người ta gọi là pháp trị, tức là quyền cai trị của pháp luật trên cả nhà nước.” 

RFA cho biết thêm, ông Trần Ngọc Châu là Tổng thư ký Hạ viện Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn 1968 – 1969 và là một người tích cực chỉ trích Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Châu bị bắt vào năm 1970 vì “những hoạt động có lợi ích cho Cộng sản”. Ông bị kết án 10 năm tù giam, sau đó Tối cao Pháp viện miền Nam phán quyết rằng phiên tòa đã vi hiến và hủy bỏ bản án của ông.

Bản án của ông Châu cho thấy, ngành tư pháp của Việt Nam Cộng Hòa không phụ thuộc vào chính quyền.

Ý Nhi – thoibao.de

>>> Trần Sỹ Thanh “trong veo” như sông Tô Lịch. Hà Nội vẽ dự án ngàn tỷ đánh chén!

>>> Bị đối thủ “phà hơi nóng vào gáy”, Nguyễn Thanh Nghị đang lòi “tử huyệt”!

>>> Xưng vua, dính hàng cấm, trục lợi từ thiện. Bát nháo showbiz Việt

>>> Zing News xát muối vào “vết thương” Tô Bộ trưởng. Sao Tô Đại tướng không ra tay?

Cuba đã đi đến giai đoạn cuối của mô hình chính trị Xã hội Chủ nghĩa